Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên than

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 81 - 86)

dụng tài nguyên than

Thứ nhất, về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Tình trạng vi phạm các chính sách về quản lý, bảo vệ TNT của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, doạng nghiệp hay cá nhân vẫn tồn tại và khó kiểm sốt. Do đó, chính quyền tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, một cách tồn diện, cơng bằng, khách quan, làm tốt hơn các công tác giải quyết khiêu nại, tố cáo trong lĩnh vực TNT nhằm củng cố niềm tin của nhân dân, đồng thời mang tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

Công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, thường xuyên, ngoài kiểm tra định kỳ, cần đan xen những đợt kiểm tra đột xuất. chính quyền tỉnh cùng các cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường trong tỉnh phối hợp cùng Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, thường

xuyên phối hợp cử cán bộ đi thực tế, trực tiếp kiểm tra các hoạt động liên quan đến khai thác, chế biến, sử dụng, vận chuyển TNT của các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh. Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất để nắm rõ các hoạt động khai thác, sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó phát hiện kịp thời những vấn đề có thể nảy sinh, giải quyết kịp thời những hoạt động khai thác, chế biến vi phạm pháp luật, các hình thức “than thổ phỉ”, phi pháp trên địa bàn tỉnh. Ưu điểm của biện pháp thanh tra, kiểm tra thường xuyên là để nắm bắt tình hình, biện pháp thanh tra, kiểm tra đột xuất sẽ góp phần tăng cường sự quản lý nghiêm minh của chính quyền Nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp sản xuất, phát hiện ra những hành vi vi phạm mà các tổ chức, doanh nghiệp cố tình che giấu. Hơn hết, việc thanh tra, kiểm tra và giám sát đột xuất ngoài tác động lên tâm lý của các tổ chức, doanh nghiệp còn tác động cơ bản đến những cán bộ trong việc tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng TNT vào điều kiện thực thế, cụ thể tại địa phương; nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của những cán bộ quản lý trong viện tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động khai thác, sản xuất.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong việc thẩm định, kiểm tra, đánh giá định kì về việc khai thác, chế biến sử dụng và bảo vệ TNT khoáng sản chưa khai thác. Chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng cần kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với đơn vị, công ty khai thác, chế biến và vận chuyển than vi phạm quy định pháp luật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cuộc sống của người dân xung quanh. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật gây ơ nhiễm mơi trường để có thể hành động kịp thời nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hoạt động vi phạm pháp luật về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ TNT

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Để thực hiện được tốt cơng việc này thì đội ngũ cán bộ làm cơng tác thanh tra, kiểm tra giám sát phải thực sự là những người có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, có bản lĩnh, làm việc một cách nghiêm minh và chặt chẽ để có thể phát hiện một cách kịp thời, ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh.

Thứ hai, về tăng cường công tác xử lý khiếu nại, tố cáo.

Ngồi việc làm tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra, chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng cần đặc biệt quan tâm tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu xử lý tốt công tác này, sẽ đạt được hiệu quả cao trông công tác quản lý đối với TNT, đồng thời cũng xây dựng được niềm tin của nhân dân đối với công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh.

Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ninh cần khuyến khích nhân dân có ý thức trong việc bảo vệ nguồn TNT, đồng thời đấu tranh khiếu nại những trường hợp vi phạm những chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng, chế biến, vận chuyển và bảo vệ TNT khống sản với cơ quan có thẩm quyền. Cơng tác giám sát, khiếu nại, tố cáo cần được quan tâm hơn nữa, Mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức đoàn thể cũng cần làm tốt vai trị giám sát của mình, khơng chỉ giám sát hoạt động của các cơ quan chính quyền chức năng trong việc xử lý vi phạm mà cịn giám sát hoạt đơng của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khai thác, chế biến, vận chuyển, sử dụng và bảo vệ TNT trên địa bàn.

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý khiếu nại, tố cáo, hoạt động xử lý vi phạm cũng cần được cấp chính quyền tỉnh quan tâm, cần xử lý nghiêm khác các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ TNT của các cấp ủy Đảng và cơ quan nhà nước. Cần có những chế tài rõ ràng, chặt chẽ và nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm, đặc biệt với những trường hợp cố tình vi phạm, hay tái phạm nhiều lần, thì cần có chế tài đặc biệt,

mang tính chất răn đe, làm gương cho những trường hợp khác. Ngoài ra, bên cạnh xử lý vi phạm, chính quyền cũng cần chú ý đến công tác khen thưởng, khuyến khích những tấm gương điển hình trong quản lý và bảo vệ TNT khoáng sản, lấy đó làm những tấm gương cần nhân rộng trong quần chúng nhân dân.

Về công tác khen thưởng - kỷ luật, cần áp dụng đối với cả những cán bộ tham gia quản lý, bảo vệ TNT. Cần có những tổng kết, báo cáo định kỳ về kết quả đã đạt được trong việc quản lý TNT, rút kinh nghiệm và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong cơng tác quản lý TNT, bên cạnh đó, đối với những cán bộ, tập thể, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm trong hoạt động quản lý của mình, cần có hình thức kiển trách hay kỷ luật theo mức độ sai phạm. Điều này không những nâng cao tinh thần trách nhiệm của tập thể, cá nhân các cán bộ quản lý, mà còn làm tăng uy tín, sự tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cũng như sự quản lý UBND tỉnh.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý TNT ở cấp tỉnh cùng đánh giá về kết quả đạt được, tồn tại trong hoạt động quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh, khóa luận đã đưa ra một số dự báo và phương hướng tăng cường hiệu quả quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Trong đó, chú trọng đến một số giải pháp cơ bản như: Tăng cường nhận thức của các chủ thể về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNT; Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNT; Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, đồng thời nâng cao năng lực trình độ của chủ thể quản lý TNT; Đảm bảo hiệu quả phối kết hợp trong quản lý giữa các chủ thế quản lý TNT; Quan tâm đầu tư nguồn lực phục vụ quản lý đối với TNT; Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNT của các chủ thể.

KẾT LUẬN

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về TNT, trong đó, Quảng Ninh là tỉnh có trữ lượng than lớn, chất lượng cao của cả nước. Mặc dù có nhiều lợi thế về chất lượng cũng như trữ lượng than, nhưng do công tác quản lý đối với TNT chưa thực sự hiệu quả, các mỏ khai thác nhỏ nằm phân tán không được quản lý thống nhất, đồng bộ cũng như khai thác bằng cơng nghệ lạc hậu dẫn đến tình trạng thất thốt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng, nhất là việc đã gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn than trong tương lai.

Trên cơ sở xác định tính cấp thiết của đề tài “Quản lý tài nguyên than ở

tỉnh Quảng Ninh hiện nay”, khóa luận đã tập trung nghiên cứu những nội dung

cơ bản nhất về lý luận cũng như thực tiễn quản lý TNT tại địa phương này.

Khóa luận đã hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận trong quản lý tài nguyên, quản lý TNT ở cấp tỉnh, trong đó tập trung vào các vấn đề cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phương pháp, điều kiện đảm bảo quản lý TNT ở cấp tỉnh; đồng thời, khóa luận đã đánh giá cơ bản về hiệu quả hoạt động quản lý TNT tại tỉnh Quảng Ninh trogn thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản mang tính thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Thơng qua kết quả của khóa luận, tác giả mong muốn rằng khóa luận sẽ đóng góp vào kho tàng lý luận chung về quản lý tài nguyên, quản lý TNT khoáng sản cũng như mang ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động quản lý TNT tại một địa phương cụ thể như tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)