Phương pháp quản lý tài nguyên than ở cấp tỉnh

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 30 - 34)

Phương pháp quản lý được hiểu như là phương thức hay tổng thể các thủ thuật, các phương sách, các quy trình chuẩn bị và thơng qua, tổ chức và giám sát thực hiện các quyết định quản lý.

Quản lý TNT ở cấp tỉnh được thực hiện dựa trên những phương pháp cơ bản như sau:

Một là, phương pháp giáo dục thuyết phục

Đây là quá trình mà chủ thể quản lý cấp tỉnh tác động tới đối tượng quản lý nhằm thay đổi nhận thức, tư duy và tình cảm của đối tượng. Giúp cho đối tượng có được nhận thức, tư duy một cách chủ động, tích cực để từ đó tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động bảo vệ TNT.

Phương pháp này được thực hiện thông qua các hoạt động như tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; thông qua các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng như báo, đài, mạng Internet và cịn thơng qua đội ngũ cán bộ làm cơng tác tuyên truyền.

Để có thể thực hiện phương pháp này một cách có hiệu quả thì các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực quản lý TNT cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động trong tuyên truyền, giáo dục bằng cách tổ chức các buổi mít tinh, các cuộc thi vẽ tranh cổ động nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ TNT, đồng thời, cần tích cực có sự kết hợp, hợp tác với các đơn vị báo chí, truyền thanh, truyền hình nhằm nâng cao chất lượng cũng như tuyên truyền tới đông đảo đối tượng. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyên phải là những người có phẩm chất, trình độ, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc. Có như thế thì hoạt động tun truyền, giáo dục cho người dân mới thực sự đạt được hiệu quả.

Hai là, phương pháp kinh tế

Sử dụng phương pháp kinh tế trong quản lý TNT ở cấp tỉnh có nghĩa là chủ thể quản lý cấp tỉnh tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích vật chất, làm cho đối tượng quản lý tự giác chấp hành đúng các quy định, quy tắc quản lý. Chủ thể quản lý sử dụng các lợi ích vật chất để kích thích đối tượng thực hiện những hoạt động nhằm khai thác, chế biến, sử dụng, vận chuyển và bảo vệ TNT cũng như bảo vệ môi trường, biến các hoạt động của đối tượng từ bị động sang chủ động, đưa ra các ý kiến, các giải pháp sáng tạo để bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm TNT.

Biện pháp kinh tế tạo ra động lực cho con người tham gia một cách tích cực hơn vào việc bảo vệ TNT nói riêng và bảo vệ tài ngun mơi trường nói chung. Đồng thời biện pháp kinh tế cịn có tác dụng rất quan trọng đối với việc thành lập ra các quỹ bảo vệ môi trường, tổ chức khen thưởng cho những cá nhân hay tổ chức tham gia tích cực và có các sáng kiến hay, sáng tạo trong lĩnh vực bảo vệ TNT nói riêng và bảo vệ mơi trường nói chung và cũng có các hình thức kỷ luật, xử phạt những cá nhân, tổ chức có hành vi khai thác trái phép, lãng phí trong sử dụng, gây ơ nhiễm mơi trường trong hhi khai thác để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất và sinh hoạt của những người dân sống xung quanh.

Ba là, phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính trong quản lý quản lý TNT ở cấp tỉnh có nghĩa là chủ thể quản lý cấp tỉnh tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính bắt buộc nhằm hướng các hành vi xã hội đạt tới các mục tiêu quản lý đề ra. Thông qua các quyết định, thông tư, chỉ thị và các văn bản quy phạm pháp luật khác về TNT của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn sẽ giúp cho nhà quản lý giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề phát sinh trong q trình quản lý. Vai trị của phương pháp hành chính trong hoạt động quản lý là vơ cùng quan trọng, nó xác lập trật tự, kỷ cương làm việc trong hành chính nhà nước, khâu nối các phương pháp quản lý khác như phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyết phục. Mặt khác nhà quản lý cũng phải sử dụng phương pháp hành chính một cách linh hoạt, mềm dẻo và đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, phải phù hợp với pháp luật hiện hành, với cơ chế hiện hành của Nhà nước.

Trong quản lý TNT ở cấp tỉnh, việc chủ thể quản lý sử dụng một hay nhiều phương pháp quản lý còn tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định, trong đó chú trọng phương pháp giáo dục, thuyết phục, thực hiện phương pháp này thường xuyên, liên tục và nghiêm túc. Phương pháp kinh tế là biện

pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý. Phương pháp hành chính là phương pháp rất quan trọng và cần thiết, nhưng phải được sử dụng một cách đúng đắn và hiệu quả. Có như vậy thì chúng ta mới có thể nâng cao được chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động quản lý TNT ở cấp tỉnh.

Bốn là, phương pháp cưỡng chế

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể. Biểu hiện của phương pháp cưỡng chế là buộc cá nhân, tổ chức phải chấp hành các quyết định đơn phương của chủ thể quản lý. Cụ thể là buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định về mặt tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân.

Có bốn loại cưỡng chế như sau: Cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế kỷ luật và cưỡng chế hành chính. Cưỡng chế hình sự: là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tội. Cưỡng chế dân sự: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm dân sự, gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể hoặc công dân. Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với những cán bộ cơng chức có hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước. Cưỡng chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phịng ngừa các vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)