Tổng trữ lượng và TNT dự tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 khoảng 48,88 tỷ tấn gồm khoảng 2,26 tỷ tấn trữ lượng và 46,62 tỷ tấn tài nguyên, trong đó có 0,34 tỷ tấn than bùn. Trữ lượng và TNT huy động vào quy hoạch khoảng 3,05 tỷ tấn gồm khoảng 1,22 tỷ tấn trữ lượng và 1,83 tỷ tấn tài nguyên, trong đó có 0,06 tỷ tấn than bùn. (Phụ lục 02)
Than đá phân bố trong hệ tầng Hòn Gai thuộc địa hào Hòn Gai. Trên lãnh thổ Quảng Ninh địa hào chứa than kéo dài khoảng 250 km từ Đông Triều qua ng Bí, Hạ Long, Cẩm Phả đến đảo Cái Bầu, Vạn Mực, nơi rộng nhất (Yên Tử-Tràng Bạch) rộng 15 km, trung bình khoảng 8-10 km, hẹp nhất ở đảo Cái Bầu với gần 2-3 km.
Trong diện tích của tỉnh hiện đã đăng ký được 33 mỏ và điểm quặng than đá có qui mơ rất khác nhau. Theo kết quả thăm dị có được cho đến thời điểm hiện tại và theo quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 thì trữ lượng các mỏ than của bể than Đông bắc là 3.940,2 triệu tấn; tài nguyên là 4.886,7 triệu tấn; tổng trữ lượng và tài nguyên là 8.826,9 triệu tấn.
Bảng 2.1. Trữ lượng các mỏ than ở Quảng Ninh Đơn vị: Ngàn tấn Tổng trữ lượng Trữ lượng khai thác lộ thiên Trữ lượng khai thác lò bằng Trữ lượng khai thác giếng đứng Trữ lượng đã thăm dò 3523640 215476 470356 2837808 Trữ lượng mỏ đang khai thác 1422362 192442 150793 1097127 Trữ lượng các mở chuẩn bị khai thác 333563 12410 113746 207407
(Nguồn: Báo cáo trữ lượng các mỏ than ở Quảng Ninh của Tổng hội Địa chất Việt Nam năm 2015)
Hình thức khai thác than chủ yếu hiện nay tại các mỏ dưới hình thức khai thác lộ thiên và khai thác hầm lị. Trong đó khai thác lộ thiên chiếm khoảng 60 – 70 % tổng sản lượng khai thác tồn ngành. Tại tỉnh Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn với công suất khai thác khoảng 2 triệu tấn than nguyên khai/ năm (mỏ Hà Tu, mỏ Núi Béo, mỏ Cọc Sáu, mỏ Cao Sơn, mỏ Đèo Nai), 15 mỏ lộ thiên vừa và các công trường khai thác lộ thiên do các công ty khai thác quản lý với công suất năm từ 100.000 – 700.000 tấn than nguyên khai. Khai thác hầm lị đang có khoảng 80 mỏ than đang hoạt động, trong đó 8 mỏ có trữ lượng lớn, cơng nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, sản lượng vào khoảng 900 – 1300 nghìn tấn/năm. Hiện Quảng Ninh có 2 mỏ lớn đang khai thác hầm lị là mỏ Mơng Dương và mỏ Hà Lầm. Hình thức khai thác
hầm lò tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu an toàn khi ngày càng phải khai thác sâu hơn dưới lòng đất.
Trên cơ sở thực hiện năm 2017, dự báo thị trường, năng lực sản xuất và tồn kho, Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam xây dựng kế hoạch năm 2018 với sản lượng tiêu thụ than là 36 triệu tấn, trong đó than cung cấp cho sản xuất điện là 26,5 triệu tấn. Than tiêu thụ 11 tháng trong năm 2018 của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đạt 37,39 triệu tấn, bằng 103,9 % kế hoạch (đạt 95,9 % kế hoạch điều chỉnh) và bằng 117 % so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: thực hiện cung cấp than cho các Nhà máy nhiệt điện trong 11 tháng năm 2018 của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đạt 26,9 triệu tấn, vượt kế hoạch cả năm (103%) và bằng 126% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo đó, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong năm 2018 đã sản xuất than nguyên khai đạt 36,95 triệu tấn. Than thương phẩm đạt 35,96 triệu tấn (đạt 107% kế hoạch). Than tiêu thụ đạt 40,5 triệu tấn, tăng 4,5 triệu tấn so với kế hoạch; tăng 5,5 triệu tấn so với thực hiện 2017. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt 38,7 triệu tấn, xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn. Trong năm 2018, nhiều cơng trình trọng điểm có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia được triển khai. Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã khởi công dự án khai thác than lộ thiên Bắc Bàng Danh - Cơng ty than Hà Tu; dự án hầm lị mỏ Khe Chàm III (công suất 2,5 triệu tấn/năm).
Bên cạnh đó, hoạt động các đơn vị than “ thổ phỉ” hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển than trái phép diễn ra khá phức tạp, vẫn là vấn đề khó khăn đối với công tác quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh. Một thực tế là tới nay vẫn chưa có số lượng thống kê chính thức về những đơn vị này, đồng thời việc quản lý của chính quyền tỉnh cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động của những đơn vị than “ thổ phỉ”, bởi sau khi các cơ
quan chức năng tiến hành cưỡng chế đóng cửa đơn vị này, thì các đơn vị khác lại hoạt động theo chiều hướng phức tạp và manh động hơn. Bởi vậy, đây vẫn là một vấn đề lớn trong quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh.