Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 52 - 61)

2.2.1.1. Ưu điểm

Một là, về xây dựng, quy hoạch phát triển, khai thác TNT

Công tác xây dựng quy hoạch phát triển, khai thác TNT được tỉnh Quảng Ninh hết sức chú trọng. Căn cứ kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành than của cả nước, tỉnh Quảng Ninh cùng hợp tác với các đơn vị khai thác, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, đã chỉ đạo xây dựng và điều chỉnh bổ sung phù hợp về quy hoạch phát triển ngành than trên địa bàn tỉnh.

Công văn số 2417/SXD-QH, ngày 24/10/2014 do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh ban hành Về công tác triển khai lập Quy hoạch xây dựng các dự án ngành Than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh văn bản số. Theo đó, nhấn mạnh các dự án đầu tư, khai thác thuộc ngành Than phải được phê duyệt phù hợp quy hoạch ngành than của cả nước và quy hoạch của Tỉnh.

Quyết định số 4339/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiến hành khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm mục tiêu gắn hoạt động khai thác khoáng sản với đảm bảo an ninh quốc phịng, bảo tồn di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời bảo vệ các khu vực khoáng sản chưa khai thác.

Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc sắp xếp cảng, bến thủy nội địa tiêu thụ than và tuyến đường vận chuyển than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020.

Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, theo đó tỉnh đã đề ra nhiệm vụ, biện pháp khắc phục ô nhiễm do sạt lở, rửa trôi, bồi lắng từ khu vực đầu nguồn các sông suối; Tăng cường đầu tư cải tạo cảnh quan môi trường, chất lượng nước sông, suối chảy qua các khu dân cư tập trung chịu ảnh hưởng của khai thác than.

Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc lập Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 vùng than Hòn Gai đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, theo đó Quy hoạch chung xây dựng vùng than Hịn Gai đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 để đáp ứng nhu cầu than trong nước, đáp ứng nhu cầu cấp bách về công tác quản lý hoạt động khai thác, đổ thải, phát triển hạ tầng của các đơn vị khai thác than trên địa bàn thành phố Hạ Long phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 và các quy hoạch, chiến lược trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Quyết định số 3865/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, bao gồm tổng thể hoạt động quản lý, công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các địa phương của Tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp để triển khai thực hiện hiệu quả cơng tác bảo vệ khống sản chưa khai thác trên địa bàn, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, qua đó chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; kịp thời ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái

phép; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh hướng tới thực hiện đảm bảo Khoáng sản chưa khai thác, kể cả khống sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa được bảo vệ theo quy định của Luật Khoáng sản; Quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương tại khu vực có khống sản; Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trái quy định pháp luật; Xây dựng cơ chế phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản trái phép.

Nghị quyết số 119/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 07 năm 2018 về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch thăm dị, khai thác, sử dụng khống sản làm vật liệu xây dựng thơng thường và khống sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII - kỳ họp thứ 8 thơng qua, theo đó hướng tới quy hoạch sử dụng bền vững, lâu dài, tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa bảo đảm các vấn đề xã hội, bảo vệ mơi trường, hài hịa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Cùng một số văn bản quản lý của UBND tỉnh cùng các cơ quan ban hành Quy hoạch số 5354/UBND-QH2 ngày 09/9/2015, Thông báo số 201/TB-UBND ngày 19/8/2015, Quy hoạch số 4660/UBND-QH2 ngày 07/8/2015, Quy hoạch số 7355/UBND-QH2 ngày 30/11/2015, về việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch ngành than tỉnh Quảng Ninh.

Hai là, về tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TNT

Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan phục vụ quản lý TNT cơ bản được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về TNT trên địa bàn tỉnh được tổ chức thường xuyên thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, các văn bản hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự thủ tục hành chính, các quy định trong hoạt động khai thác than.

Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý tài nguyên và mơi trường (trong đó có quản lý hoạt động TNT) cho các đối tượng là cán bộ ngành Tài nguyên môi trường của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; tổ chức giao lưu, giải đáp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử chuyên ngành để giải quyết thắc mắc của các tổ chức, cá nhân về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực TNT. UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tổ chức các Hội nghị gặp gỡ, trao đổi thơng tin, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp theo chuyên đề và đối thoại trực tiếp, giải quyết kiến nghị ngay từ cơ sở để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động TNT.

Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về TNT được thường xuyên thực hiện thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, các văn bản hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự thủ tục hành chính, các quy định về bảo vệ mơi trường, an tồn trong hoạt động khai thác khoáng sản. Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý tài ngun và mơi trường (trong đó có quản lý TNT) cho các đối tượng là cán bộ của ngành tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; định kỳ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải quyết thắc mắc của các tổ chức, cá nhân về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở; UBND tỉnh đã phối hợp với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản tổ chức đợt tuyên truyền, tập huấn Luật Khoáng sản năm 2010 cho các cán bộ quản lý nhà nước cấp

tỉnh, huyện, xã và giám đốc các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn, được tổ chức thành nhiều đợt, trong đó mỗi đợt có gần 300 người tham gia.

Ngồi ra, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn, tuyên truyền về chính sách, pháp luật mối phối hợp với Ban pháp chế trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Tại các đơn vị, Tập đoàn đã thành lập các Ban Chỉ đạo phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức: Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” hàng tháng để phổ biến các văn bản pháp luật tới tồn thể cán bộ cơng nhân viên chức; Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các cán bộ công nhân viên của đơn vị; xây dựng “Chương trình bồi dưỡng pháp luật”; Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh của cơng ty; Xây dựng và duy trì hoạt động của thư viện, tủ sách pháp luật tại các khu nhà ở của cơng nhân, tại cơ quan ...

Tập đồn cũng nghiêm túc thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền Luật khống sản năm 2010. Theo đó, tại cơ quan Tập đoàn: Để triển khai thực hiện Luật khống sản năm 2010, Tập đồn đã kịp thời hướng dẫn và phổ biến các quy định của Luật khống sản dưới hình thức toạ đàm “Tìm hiểu Luật khống sản 2010”. Thành phần tọa đàm là Lãnh đạo Tập đoàn, Trưởng các Ban của Tập đồn, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơng ty con, đơn vị trực thuộc Tập đồn liên quan đến hoạt động khoáng sản. Tại các đơn vị trực thuộc: tự tổ chức triển khai cho các cán bộ, phòng nghiệp vụ liên quan; tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của đơn vị; trực tiếp giải thích các quy định pháp luật về khống sản thơng qua các buổi tiếp dân hoặc giao ban đầu giờ…

Ba là, về tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực TNT

Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về TNT được tỉnh Quảng Ninh thực hiện nghiêm túc, triệt để. Theo đó, tổng cộng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 106 đơn vị khai thác than trên địa bàn tỉnh, trong đó tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị vi phạm quy định về

môi trường và TNT với tổng số tiền phạt lên tới 1.642,8 triệu đồng. Trong đó, năm 2015, UBND tỉnh phối hợp cùng các cơ quan, đã tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính 19 đơn vị khai thác than vi phạm về môi trường với tổng số tiền là 1.079,5 triệu đồng. Năm 2017, Công an tỉnh Quảng Ninh kết hợp cùng Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tiến hành kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết than trái phép. Cụ thể đã kiểm tra hành chính 1.002 phương tiện thuỷ, 540 phương tiện cơ giới đường bộ, phát hiện xử lý hành chính 142 vụ, 156 trường hợp, phạt trên 4 tỉ đồng, tạm giữ 103 ơ tơ, 9 tàu, thu giữ gần 8 nghìn tấn than các loại.

Đối với khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động TNT: theo Điều 28 Luật Khoáng sản 2010 đã quy định rõ khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động TNT. Theo Quyết định số 491/CP-CN ngày 13/5/2002 của Chính phủ về việc vùng cấm và hạn chế hoạt động TNT tại Quảng Ninh gồm: các hồ chứa nước thuộc khu vực Đông Triều, Yên Lập, Đồng Ho, Cao Vân, Diễn Vọng, khu di tích Yên Tử, khu mỏ than Hồ Thiên, Đồng Vông, Quảng La với tổng diện tích khu vực cấm là 367 km2 và khu vực hạn chế là 196,5 km2. Ngồi ra cịn lưu ý đối các khu vực liên quan các sông, hồ, đập là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương và các khu kinh tế trọng điểm (Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hải Hà)... Đề án đã xem xét tổng thể các mỏ, điểm quặng nằm trong từng vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khống sản.

Ngồi ra, UBND tỉnh phối hợp cùng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật về khoáng sản trong hoạt động khai thác than tại các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh.

Kết luận thanh tra số: 2411/KLTT-ĐCKS, Về việc chấp hành pháp luật về khống sản trong hoạt động khai thác than tại Cơng ty TNTH MTV-Tổng cơng ty Đơng Bắc. Theo đó, vi phạm của Cơng ty trong giấy phép khai thác

khoáng sản số 2806/GP-BTNMT bao gồm: Sản lượng khai thác than nguyên khai năm 2009 là: 961.185 tấn vượt 261.185 tấn; năm 2010 là: 705.255 tấn vượt 5.255 tấn so với công suất quy định tại Giấy phép khai thác; Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2012, nhưng đến nay, việc đóng cửa mỏ vẫn chưa được thực hiện; Chưa hồn trả vốn của Nhà nước đã đầu tư cho cơng tác thăm dị than trong diện tích khu vực khai thác.

Kết luận thanh tra số: 2311/KLTT-ĐCKS, kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về khoáng sản đối với Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Trong đó kết luận Tập đoàn đã vi phạm trong ban hành Quyết định phê duyệt khối lượng thi công và dự tốn phương án thăm dị bổ sung cho các đơn vị thành viên thực hiện, trong đó có nhiều lỗ khoan sâu hơn chiều sâu được phép khai thác đã được quy định tại Giấy phép khai thác khoáng sản.

Ngồi ra, trong nội dung thanh tra về cơng tác xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, kết luận thanh tra nhận định Tập đoàn đã vi phạm trong: Thông báo điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch khai thác hàng năm cho các đơn vị thành viên quá với công suất quy định tại giấy phép khai thác dẫn đến việc một số đơn vị đã khai thác vượt quá công suất quy định tại giấy phép khai thác; Thông báo chỉ tiêu kế hoạch khai thác lộ thiên trong khi đơn vị chỉ được cấp giấy phép khai thác bằng phương pháp hầm lò dẫn đến việc một số đơn vị khai thác than lộ thiên khơng có giấy phép, vi phạm quy định của pháp luật về khoáng sản.

Bốn là, về tổng kết đánh giá rút bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động quản lý TNT

Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với sự tham dự của các cơ quan quản lý đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Theo đó, bên cạnh những kết quả đáng tự hào đã đạt được trong năm 2017, Tập đồn cùng tồn ngành Than - Khống sản

cần đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển những lĩnh vực cốt lõi, xứng đáng vị thế của một trong những Tập đoàn trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ngoài ra, cũng phải chú trọng đảm bảo an tồn trong q trình sản xuất, đầu tư, khai thác, nhất là đảm bảo an toàn trong khai thác hầm lò; bảo vệ môi trường trong khai thác, gắn bảo vệ với phục hồi môi trường sau khai thác; tăng cường trật tự kỷ cương trong khai thác, mua bán than; chăm lo đời sống việc làm người lao động; chăm lo hỗ trợ cho người dân vùng dự án…

Năm là, về sử dụng các phương pháp quản lý trong thực hiện quản lý TNT

Việc sử dụng các phương pháp quản lý trong quản lý TNT được tỉnh Quảng Ninh thực hiện đạt hiệu quả cao.

Phương pháp giáo dục, thuyết phục được tỉnh Quảng Ninh sử dụng hiệu

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)