3.1. Dự báo và phương hướng tăng cường quản lý tài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
3.1.1. Dự báo về nguồn tài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới gian tới
Một là, về quy hoạch phát triển ngành than
Quy hoạch chung xây dựng vùng than Hòn Gai đến năm 2030 để đáp ứng nhu cầu than trong nước, đáp ứng nhu cầu về công tác quản lý hoạt động khai thác, đổ thải, phát triển hạ tầng của các đơn vị khai thác than trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 và các quy hoạch, chiến lược trên địa bàn.
Bảng 3.1. Dự kiến sản lượng khai thác vùng than Hòn Gai tới năm 2030.
STT Danh mục Sản lượng khai thác/năm (1000 tấn) 2016 2020 2025 2030
I Tập đồn Cơng nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam 8 880 10 800 11 550 9 300
- Lộ thiên 4 555 4 450 3 300 - Hầm lò 4 325 6 350 8 250 9 300 II Tổng công ty Đông Bắc 500 500 - Lộ thiên 500 500 III Tổng cộng (I+II) 9 380 11 300 11 550 9 300 - Lộ thiên 5055 4950 - Hầm lò 4325 6 350 8 250 9 300
Theo Quy hoạch 403, Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh) do Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin lập tháng 12/2015 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2017. Theo đó, các dự án đầu tư mỏ than: Giai đoạn đến năm 2020 sẽ đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất 10 dự án mỏ (Cẩm Phả: 4 dự án, Hịn Gai: 4 dự án, ng Bí: 1 dự án, Nội Địa: 1 dự án); Đầu tư xây dựng mới 41 dự án mỏ (Cẩm Phả: 17 dự án, Hịn Gai: 7 dự án, ng Bí: 17 dự án). Giai đoạn 2021 - 2030. Bể than Đông Bắc: Đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất 9 dự án (Cẩm Phả: 7 dự án, ng Bí: 2 dự án, Nội Địa: 1 dự án). Đầu tư xây dựng mới 30 dự án mỏ (Cẩm Phả: 4 dự án, Hịn Gai: 6 dự án, ng Bí: 19 dự án, Nội Địa: 1 dự án).
Hai là, về vốn đầu tư phát triển ngành than
Theo tính tốn, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 269.003 tỷ đồng (bình quân 17.934 tỷ đồng/năm).
Trong đó, vốn thăm dị than là 6.964 tỷ đồng (bình quân 696 tỷ đồng/năm); cho đầu tư các dự án mỏ than là 198.561 tỷ đồng (bình quân 13.237 tỷ đồng/năm) và vốn đầu tư các dự án hạ tầng phục vụ phát triển ngành than là 30.105 tỷ đồng (bình quân 2.007 tỷ đồng/năm).
Trong giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 96.566 tỷ đồng (bình quân 19.313 tỷ đồng/năm). Trong đó, đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 89.026 tỷ đồng; cịn cho đầu tư duy trì sản xuất là 7.540 tỷ đồng.
Còn trong giai đoạn 2021 - 2030, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 172.437 tỷ đồng (bình qn 17.244 tỷ đồng/năm). Trong đó, đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 146.880 tỷ đồng và đầu tư duy trì sản xuất là 25.557 tỷ đồng.
Ba là, về thăm dò than
Đến hết năm 2020, hồn thành cơng tác thăm dị đến mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2025. Phấn đấu đến năm
2020 nâng cấp khoảng 1,0 tỷ tấn tài nguyên từ cấp 333, 334a và 334b lên cấp trữ lượng và tài nguyên tin cậy (cấp 222 và 332). Phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản cơng tác thăm dị đến đáy tầng than đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy để huy động vào thiết kế khai thác trong giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn sau 2030. Phấn đấu đến năm 2030 nâng cấp phần tài nguyên còn lại từ cấp 333, 334a và 334b lên cấp 222 và 332.
Dự kiến giai đoạn đến năm 2020 sẽ đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển than: Vàng Danh 2 công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm; Khe Thần công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm; Trung tâm chế biến và Kho than tập trung vùng Hịn Gai cơng suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm (xây dựng mới modul 1 công suất 2,5 triệu tấn/năm tại Phường Hà Khánh và duy trì nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng đến hết năm 2018; sau năm 2018 di chuyển nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng về vị trí Trung tâm chế biến và Kho than tập trung đã xây dựng để lắp đặt thành modul 2 công suất 2,5 triệu tấn/năm); Khe Chàm công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm; Lép Mỹ công suất khoảng 4,0 triệu tấn/năm.