Tăng cường nhận thức của các chủ thể về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên than

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 71 - 73)

thác, sử dụng tài nguyên than

Cần phải xác định rõ, công tác tuyên truyền, giáo dục để tăng cường nhận thức của các chủ thể về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNT là nhiệm vụ hàng đầu, cần được tiến hành thường xuyên. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong công tác chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, gáo dục ý thức người dân, xây dựng phong trào bảo vệ nguồn TNT quý

giá, đồng thời đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động TNT, khoáng sản, bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm do hoạt động TNT khoáng sản gây ra. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong tuyên truyền, giáo dục, vận động gia đình, nhân dân nâng cao ý thức cũng như tích cực tham gia bảo vệ TNT khống sản.

Để hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức các chủ thể đạt được hiệu quả, cần thiết phải đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền giáo dục vận động các chủ thể nâng cao nhận thức, tham gia bảo vệ TNT khoáng sản, đồng thời đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về TNT.

Về nội dung tuyên truyền, cần tuyên truyền, giáo dục để các chủ thể nắm rõ được về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về quản lý TNT khoáng sản, đặc biệt là nội dung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Bảo vệ khoáng sản năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014,… cùng các quy định của địa phương trong quản lý TNT; tuyên truyền để các chủ thể nhận thức rõ về những hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động TNT khoáng sản, đồng thời lên án, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về TNT khoáng sản của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đang làm thất thốt về kinh tế, gây ơ nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của nhân dân trên địa bàn,…; cần nhân rộng những tấm gương người tốt việc tốt, những sáng kiến, hành động tốt trong bảo vệ TNT, bảo vệ môi trường sống, hạn chế ô nhiễm do hoạt động than khoáng sản gây ra được các cấp, các ngành biểu dương, khen ngợi…

Về hình thức tuyên truyền, cần được thay đổi theo hướng hiện đại, đi tới thực chất, phù hợp với từng đối tượng. Tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt, hội họp của các tổ chức chính trị - xã hội; thơng qua hệ thống giáo dục các cấp tại địa phương, để tuyên truyền, giáo dục nhận thức của quần chúng; sử dụng hiệu quả lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên để tuyên truyền, giáo dục quần chúng theo từng chuyên đề, từng vấn đề cụ thể có sự lơi cuốn, hấp dẫn,

thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân; thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp quần chúng nhân dân để thực hiện tọa đàm, trao đổi, giải đáp khúc mắc của nhân dân trong quản lý, bảo vệ TNT trên địa bàn.

Bên cạnh việc đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TNT thì cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật về TNT cũng cần phải tập trung tuyên truyền, phổ biến về những vấn đề mang tính cấp bách, sát với tình hình thực tế của địa phương về việc sử dụng, khai thác TNT, nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng loại đối tượng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để cho mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đều có thể hiểu và nâng cao được ý thức cũng như trách nhiệm trong việc bảo vệ TNT. Cần kết hợp giữa hình thức tuyên truyền giáo dục rộng rãi với hình thức tuyên truyền giáo dục cá biệt, bằng những lời lẽ đơn giản và sinh động; kết hợp giải quyết hài hịa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)