7. Cấu trúc dự kiến của luận văn
2.2.3. Hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tá
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, tốc độ phát triển về công nghiệp tăng cao, nhu cầu về hạ tầng phát triển do đó Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng đặc biệt quan tâm đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị. Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ việc thu hồi đất để xây dựng mở rộng hạ tầng, phát triển các khu dân cư, phát triển kinh tế, và nhiều tiện ích chung cho xã hội do đó có sự đồng thuận cao trong công tác giao đất cho nhà nước để thực
hiện. Bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường do Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương phát triển nên giá đất không ổn định liên tục tăng cao, nguồn quỹ đất để tái định cư cho người dân thu hẹp, công tác quy hoạch quỹ đất để bố trí nguồn tái định cư còn gặp nhiều khó khăn, việc hổ trợ người dân khi bị giải tỏa còn chưa hiệu quả bởi đa phần người dân có đất bị thu hồi trước đây sống bằng sản xuất nông nghiệp, nay chuyển công việc làm vào các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp còn gặp nhiều lúng túng.
Theo cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật đất đai hện hành về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện nay đang áp dụng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều quy định pháp luật chưa được hướng dẫn áp dụng cụ thể. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật còn mang tính bao quát chung, trong khi đó nguồn gốc từng trường hợp sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi là rất khác nhau dẫn tới việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn thiếu thống nhất và chưa thỏa đáng. Điều này được minh chứng thông qua một số vụ việc cụ thể trong quá trình chính quyền quận Bình Thạnh thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đơn cử là vụ việc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh tiến hành thu hồi đất để thực hiện Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa. Theo đó, ngày 29/11/2011, Uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh ban hành Quyết định số 12548/QĐ-UBND về việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng toàn bộ căn nhà và đất của gia đình bà Đoàn Thị Nhành tại số 17/176 Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh để thực hiện Dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa, đoạn 1.4 tại phường 27 (dự án) với đơn giá đền bù hỗ trợ bằng 30% đơn giá đất ở. Việc không tính giá đất bồi thường 100% giá đất ở được Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh giải thích do căn cứ vào việc đất đai có đăng ký kê khai theo Chỉ thị số 299/TTg để áp dụng tỉ lệ % giá đất được đền bù. Tuy nhiên theo nhiều hộ gia đình tại đây, chính quyền địa phương trước đó không hề có thông báo để các chủ thể này tiến hành kê khai. Do đó, trên cùng một địa bàn nhưng việc áp dụng giá đất tính bồi thường khác nhau do Ủy ban nhân dân quận thực hiện đã không nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương.
Về vấn đề này, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng cho các hộ dân trên địa bàn phường 27 quận Bình Thạnh thực hiện theo Phương án bồi thường số 118/PABT-UBND ngày 1/4/2011 đã được Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh phê duyệt tại Quyết định 5516/QĐ-UBND ngày 19/4/2011. Cụ thể, việc xác định các loại đất, thời điểm sử dụng đất, thời điểm thay đổi mục đích sử dụng đất, thời điểm tạo lập nhà, công trình để làm căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ về đất, Uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh dựa vào bản đồ 299; bản đồ địa chính chính quy đo vẽ năm 2002… Do đó, những trường hợp được bồi thường 100% đơn giá đất ở là những trường hợp có nguồn gốc đất do cá nhân đăng ký sử dụng đất theo Chỉ thị 299/TTg, chuyển mục đích làm nhà ở trước ngày 15/10/1993 hoặc từ sau ngày 25/10/1993 đến trước ngày 22/4/2002 và sử dụng liên tục đến thời điểm bị thu hồi, áp dụng theo Điều 8 và Điều 15 của Phương án bồi thường. Các trường hợp được hỗ trợ 20 - 30% đơn giá đất ở là những trường hợp có nguồn gốc lấn chiếm, lấn chiếm kênh, sông, rạch theo bản đồ 299 và bản đồ địa chính chính quy phường 27 làm nhà ở từ trước ngày 15/10/1993.
Tuy nhiên, theo Văn bản số 3660/STP-VB ngày 19/9/2013 của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị với Uỷ ban nhân dân Thành phố về áp dụng bồi thường, hỗ trợ đối với các trường hợp hộ dân sử dụng đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp, đất khai hóa do Uỷ ban nhân dân cấp xã, tập đoàn, hợp tác xã đăng ký theo Chỉ thị 299, thì: “Đối với các hộ dân sử dụng đất ổn định, lâu dài tới thời điểm bị thu hồi đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp, đất hoang hóa từ trước khi triển khai Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980, nhưng người dân không tiến hành đăng ký mà Uỷ ban nhân dân cấp xã, tập đoàn, hợp tác xã đứng ra đăng ký (hoặc không có đối tượng đăng ký sử dụng đất) sau đó vẫn được người dân sử dụng cho đến khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất thì đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và khoản 1 Điều 44 và khoản 1 Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ”. Căn cứ theo văn bản này thì các trường hợp nhà dân ở dự án có nguồn gốc tạo lập trước ngày 15/10/1993, có tờ khai nhà đất năm 1999, sử dụng ổn định trong thời gian dài có đủ điều kiện để được hưởng chế độ bồi thường theo quy
định. Chính bởi không nhận được sự đồng thuận của người dân nên cho tới nay, vẫn còn 22 hộ dân thuộc dự án chưa di dời giải tỏa mặt bằng vì không chấp thuận giá đền bù đất của Uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh. Trong số đó có nhiều hộ dân đã khởi kiện hành chính đến Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh đối với quyết định thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh.
Bên cạnh đó, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh còn gặp những khó khăn nhất định. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn Thành phố hiện có 441 dự án thu hồi đất. Trong đó, dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước là 417 dự án, 24 dự án còn lại do tổ chức sử dụng đất ứng vốn để chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong số này, hiện mới chỉ có 107 dự án hoàn thành bàn giao mặt bằng, 310 dự án đang triển khai và 24 dự án chậm triển khai và quá hạn theo luật định18. Những hạn chế này tập trung chủ yếu ở một số hạn chế cụ thể sau:
Thứ nhất, việc giải quyết những trường hợp đất người dân sử dụng mà cơ quan xác minh nguồn gốc tại địa phương xác định là đất có nguồn gốc do hợp tác xã tạm khoán
Trong quá trình quản lí do lịch sử để lại, quận Bình Thạnh gặp không ít những trường hợp trước đây người dân được Hợp tác xã giao khoán, ngoài việc được giao khoán theo quy định còn được chính quyền địa phương, Hợp tác xã tạm khoán trên những phần đất dôi dư của Hợp tác xã, những phần đất hoang hóa mà Nhà nước chưa quản lí và sử dụng…và hiện nay hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bình Thạnh đang gặp khó khăn, vướng mắc khi xử lí đối với những trường hợp tạm khoán này do các quy định về bồi thường không có điều khoản áp dụng cụ thể.
Liên quan đến vấn đề trên, Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh đã có văn bản xin ý kiến giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản trả lời của bất kì cơ quan chuyên môn nào. Do đó, Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh chưa có cơ sở áp dụng
18 http://vkskh.gov.vn/nhung-bat-cap-trong-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-trinh-tu-thu-tuc-thu-hoi-dat-vi-muc- dich-quoc-phong-an_1426_381_2_a.html
bồi thường cho những trường hợp tạm khoán nêu trên có đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định pháp luật hay không.
Để giải quyết vấn đề trên, quan điểm của quận Bình Thạnh nhận định trường hợp được tạm khoán, người dân có quá trình sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp và trong quá trình sử dụng không bị cơ quan quản lí Nhà nước thu hồi và khi Hợp tác xã giải thể cũng không có xử lí thu hồi đối với số diện tích tạm khoán nêu trên nên cũng được xem xét như trường hợp đủ điều kiện để bồi thường. Tuy nhiên, việc chưa có quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này sẽ dẫn tới quá trình hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất trên thực tế.
Thứ hai, về hoạt động của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án trên địa bàn quận Bình Thạnh
Điều 68 Luật Đất đai năm 2013 quy định tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng gồm Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ chức phát triển quỹ đất. Tuy nhiên Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể thành viên thành phần của các thành viên trong Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư, không quy định nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng và cơ chế phối hợp của Hội đồng với các cơ quan, tổ chức khác trong quá trình giải phóng mặt bằng. Nói cách khác, xuất phát từ những thiếu sót trong quy định của pháp luật thực định về vấn đề này nên mặc dù Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản hướng dẫn nhưng vẫn mang tính chung chung và không có sự thống nhất. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị pháp lý và hoạt động của hội đồng bồi thường, trong khi đây là chủ thể vô cùng quan trọng trong của quá trình thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng.
Thứ ba, trình tự thủ tục thu hồi đất không quy phương pháp ghi nhận hiện trạng khu đất bị thu hồi tại thời điểm thông báo thu hồi đất dẫn tới việc xác định giá trị của tài nguyên đất bị thu hồi trên địa bàn quận Bình Thạnh không thống nhất, thiếu minh bạch
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai năm 2013, các tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì không được bồi thường nên việc ghi nhận hiện trạng khu đất bị thu hồi tại thời điểm thông báo thu hồi đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi thường tài sản gắn liền với đất. Trong thực tiễn, nhiều vụ tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Bình Thạnh có sự tranh chấp không thống nhất được tài sản gắn liền với đất giữa người đang sử dụng đất bị thu hồi với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các loại cây trồng và những tài sản mà việc tạo lập không không cần khai báo. Nguyên nhân là do người đang sử dụng đất bị thu hồi cố tình tạo lập tài sản đón đầu việc bồi thường nhằm mục đích nâng giá trị đất và tài sản trên đất khi bị nhà nước thu hồi đất. Mặt khác đây cũng là một kẻ hở để những cán bộ thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng nâng khống số lượng cây trồng, vật nuôi hoặc tạo điều kiện tiếp tay cho người sử dụng đất bị thu hồi tạo dựng tài sản gắn liền với khu đất bị thu hồi.
Thứ tư, việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc trong hoạt động thu hồi đất trên địa bàn quận Bình Thạnh còn chưa được thực hiện chặt chẽ, thiếu hiệu quả
Để đảm bảo việc bồi thường, hỗ trợ được chính xác, nhanh chóng và công bằng thì việc Kiểm đếm là một khâu vô cùng quan trọng. Sự chính xác, trung thực và nhanh chóng của công tác kiểm đếm là tiền đề để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ thoả đáng. Điều 70 Luật Đất đai năm 2013 quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với những người sử dụng đất không hợp tác với hội đồng bồi thường giải toả để tiến hành kiểm đếm. Tuy nhiên ngoài quy định này không có một văn bản nào hướng dẫn thi hành trong khi công tác cưỡng chế thi hành quyết định kiểm đếm bắt buộc cũng không kém phần phức tạp so với việc cưỡng chế thh hồi đất. Khoản 3 điều 70 quy định “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế” như vậy chủ thể thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc chưa được quy định rõ ràng trong luật, thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng không xác định rõ chủ thể thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm là ai. Trong khi đó việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải
thành lập Ban thực hiện cưỡng chế theo thành phần được quy định cụ thể tại Khoản 3 điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Về trình tự thủ tục thực hiện Quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc quy định tại Khoản 4 điều 70 Luật Đất đai 2013 cũng chưa cụ thể và chặt chẽ, chỉ quy định Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế đã vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế mà họ không chấp hành thì thi hành quyết định cưỡng chế mà không quy định thời gian bao lâu sau khi đã vận động, thuyết phục, đối thoại để người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành. Quy trình tiến hành tại buổi cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm như thế nào, phương án cưỡng chế, nhiệm vụ của các thành viên tham gia cưỡng chế, biên bản cưỡng chế, …. và nhiều vấn đề khác chưa được quy định cụ thể dẫn đến việc áp dụng quy định này trong quá trình thực hiện hoạt động thu hồi đất trên địa bàn quận Bình Thạnh được thực hiện thiếu thống nhất và chưa hiệu quả. Cụ thể, thực trạng ở mỗi dự án khác nhau, từ đó việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khác nhau, cá biệt có những dự án tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc thiếu kinh nghiệm nên khi tiến hành kiểm đếm bắt buộc không có đủ thành phần tham dự, người có tài sản không được mời cùng tham gia kiểm đếm, vì vậy không phát hiện và phản ánh đầy đủ thực trạng tài sản gắn liền với đất, đặc biệt là những khu đất có nhiều ngôi mộ nhưng khi kiểm đếm do không có chủ sử dụng đất cùng tham gia kiểm đếm nên không biết để ghi nhận dẫn đến kết quả kiểm đếm không chính xác gây khó khăn trong việc xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ trên địa bàn Quận.
Thứ năm, việc tiếp cận thông tin trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Bình Thạnh còn chưa được bảo đảm thực