Sự cần thiết phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh TP. HCM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc dự kiến của luận văn

1.1.2. Sự cần thiết phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồ

đất

Như trên đã phân tích, khi Nhà nước thu hồi đất sẽ làm chấm dứt các quan hệ pháp luật đất đai đã được xác lập về quyền sử dụng đất đai trước đó. Việc Nhà nước thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan như: lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của Nhà nước, của các hội; lợi ích của người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân…) Do vậy trên thực tế, việc giải quyết hậu quả của việc thu hồi đất – mà thực chất là bảo đảm dung hòa và cân bằng về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ pháp luật đất đai thường gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Do đó, việc giải quyết và bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là thực sự cần thiết. Cụ thể

1.1.2.1. Về phương diện chính trị

Là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân3, vấn đề đất đai ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Các chính sách, pháp luật về đất đai có ảnh hưởng đặc biệt đối với vấn đề bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nói cách khác, nếu chủ trương, chính sách và quy định về pháp luật đất đai đúng đắn, khả thi, phù hợp với mong mỏi và ý chí của nhân dân, bảo đảm quá trình thực thi nghiêm túc, minh bạch, hiệu quả thì sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định của chế độ chính trị. Ngược lại, nếu những tranh chấp về đất đai phát sinh trên quy mô lớn và mức độ nghiêm trọng thì sẽ làm gia tăng nguy cơ gây bất ổn về tình hình chính trị.

Một trong những vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người dân đó chính là vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bởi đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất. Cụ thể, khi đất bị thu hồi, quyền sử dụng đất của họ đã được xác lập trước đó sẽ không còn nữa. Họ không chỉ bị tịch thu quyền sử dụng đất mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở; từ đó gây nên những xáo trộn không nhỏ tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do đó, người bị thu hồi đất thường phản ứng rất

gay gắt, quyết liệt thông qua việc khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài nếu không được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất một cách thỏa đáng. Bởi vậy, các khiếu kiện về đất đai nói chung và khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về an ninh chính trị và dễ dẫn tới những “điểm nóng” về sự bất ổn. Nói cách khác, giải quyết tốt và bảo đảm thực hiện minh bạch, hiệu quả vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là cơ sở quan trọng để bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.1.2.2. Về phương diện kinh tế xã hội

Thực tiễn cho thấy, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Các dự án chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra có nguyên nhân là do công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đạt được sự đồng thuận từ phía người bị thu hồi đất. Xét dưới góc độ kinh tế, việc các dự án chậm trễ trong việc triển khai tiến độ xây dựng và hoàn thiện dự án trên thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của chủ đầu tư trong khi vẫn phải chi trả các chi phí duy trì thường xuyên. Cùng với đó người lao động không có việc làm sẽ bị mất đi các khoản thu nhập thực tế. Bởi vậy, việc bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc triển khai xây dựng và thực hiện dự án đúng tiến độ, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp nói riêng, địa phương và cả nước nói chung trong tiến trình bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu phát triển.

Về phía người sử dụng đất, việc thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ góp phần tạo sự đồng thuận lớn trong việc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai; từ đó giúp họ chủ động ổn định cuộc sống sau khi đất bị thu hồi. Qua đó sẽ góp phần củng cố niềm tin của người bị thu hồi đất vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời loại trừ cơ hội để các thế lực phản động, thù địch lợi dụng xuyên tạc, tuyên truyền, kích động người dân khiếu kiện, đối đầu với chính quyền nhằm gây mất ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới

tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh TP. HCM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)