Nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kh

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh TP. HCM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 35 - 48)

7. Cấu trúc dự kiến của luận văn

1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kh

không chỉ dựa trên những thiệt hại vật chất thực tế mà người có đất bị thu hồi phải gánh chịu khi Nhà nước thu hồi đất mà còn phải tính đến những tổn hại phi vật chất ở thời điểm thu hồi và trong tương lai mà các chủ thể này phải đối mặt. Bởi lẽ, đối tượng bị thu hồi đất có điều kiện sống và công việc để mưu sinh mang tính đặc thù riêng, khác với các chủ thể sử dụng đất khác, đất bị thu hồi chính là nơi ở chính để người dân sinh sống mà không gì thay thế được.

Thứ ba, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

phải giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa lợi ích “công” của Nhà nước, của xã hội và lợi ích “tư” của người sử dụng đất khi đất bị thu hồi. Điều này thể hiện khi thu hồi đất để sử dụng cho mục đích chung thì Nhà nước phải chú trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi, dựa trên cơ sở quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản được pháp luật bảo hộ.

1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nước thu hồi đất

1.2.3.1. Nguyên tắc bồi thường về đất, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Thứ nhất, nguyên tắc bồi thường về đất

Một là, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được

bồi thường theo quy định của pháp luật thì được bồi thường.

Hai là, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích

sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Ba là, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm tuân thủ khách

quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định pháp luật

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho tất cả các chủ thể sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi. Để được bồi

thường, họ cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Chẳng hạn như họ có quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

Về nguyên tắc thực hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, người có đất bị thu hồi sẽ được giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Vấn đề này được ghi nhận tại Luật Đất đai năm 2003 và được kế thừa trong Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua, việc triển khai thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo quy định, Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng. Quy định này nếu áp dụng trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp thì có ít tính khả thi. Bởi thực tế cho thấy những năm qua diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là rất lớn, việc bồi thường bằng chính đất nông nghiệp là điều không thể thực hiện được. Vì vậy, nhiều địa phương đã lựa chọn phương thức bồi thường bằng tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm thu hồi đất. Vì vậy theo tác giả, cần xác định rõ việc thực hiện nguyên tắc này chỉ được thực hiện với địa phương nào còn quỹ đất sạch để bồi thường; hoặc xác định nguyên tắc này chỉ có thể được áp dụng giớ hạn đối với một số chủ thể. Trong một số trường hợp nhất định nên có sự phân loại và quy định rõ ràng để bảo đảm tính khả thi trong việc thực hiện.

Trường hợp không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất. Xét về mặt lí thuyết, nguyên tắc này là hợp lý bởi việc bồi thường phải dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế tại thời điểm thu hồi đất. Tuy nhiên trên thực tế, người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường ngay tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà phải sau một thời gian nhất định, từ 2 – 3 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi đất người dân mới đồng ý nhận tiền. Trong khi đó, giá đất trên thị trường luôn biến động theo xu hướng tăng lên. Giá đất trên thị trường tăng cao so với giá bồi thường

là điều thiệt thòi đối với người sử dụng đất. Mặt khác, việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang làm đất đô thị sẽ thu được lợi nhuận chênh lệch là rất lớn. Chính sự khác biệt giữa giá đất mà người dân được bồi thường với giá đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi là rất lớn. Bởi vậy tác giả cho rằng nên quy định vấn đề này theo hướng xác định giá bồi thường phải được tính theo thời điểm trả tiền bồi thường trên thực tế. Mặt khác, khi thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư, Nhà nước cần dự liệu được lợ ích thu được để thực hiện bồi thường cho người dân một cách công bằng và hợp lí. Đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội mà hiệu quả sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất sau thu hồi có giá trị chênh lệch lớn so với giá đất sử dụng vào mục đích nong nghiệp tại thời điểm thu hồi thì Nhà nước cần xem xét vấn đề giải quyết sự chênh lệch này một cách hợp lý cho người bị thu hồi đất. Có như vậy, việc thu hồi đất mới diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt được sự đồng thuận của người dân.

Thứ hai, nguyên tắc hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013, “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật”. Do tính phức tạp của việc xác định điều kiện được bồi thường, giá đất để tính tiền bồi thường cũng như sự đa dạng của đối tượng được bồi thường khi thu hồi đất nên chỉ riêng hoạt động bồi thường chưa thể giải quyết triệt để những vaansd dề liên quan đến quyền lợi của người bị thu hồi. Để bảo đảm công bằng, hợp lí quyền lợi của người sử dụng đát cần có giải pháp đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Hoạt đông hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có cùng mục đích với bồi thường là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất do việc thu hồi đất gây ra. Tuy nhiên, khác với bồi thường thiệt hại, hỗ trợ không phải là trách nhiệm trả lựi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất (khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013) với ý nghĩa là nghĩa vụ mà Nhà nước bắt buộc phải thực hiện trên cơ sở nguyên lý chung của quan hệ tài sản mà là trách nhiệm được xác lập

trên cơ sở thiện chí, thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước để hỗ trợ cho chính sách bồi thường và đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với chính sách bồi thường.

Thứ ba, về nguyên tắc tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Vấn đề tái định cư thực chất không phải là chính sách độc lập với hoạt động bồi thường, hỗ trợ. Tái định cư có thể là vấn đề thuộc chính sách bồi thường trong trường hợp Nhà nước bồi thường bằng đất ở để người bị thu hồi đất tái định cư hoặc có thể là bộ phận của chính sách hỗ trợ trong trường hợp Nhà nước không thể bồi thường thiệt hại bằng đất hoặc đối tượng tái định cư không thuộc đối tượng được bồi thường thiệt hại về đát.

1.2.3.2. Về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là một trong những chính sách đất đai của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng bị thu hồi đất đều được bồi thường, hỗ trợ mà chỉ những đối tượng nếu có những yếu tố đáp ứng yêu cầu hợp pháp theo quy định của pháp luật mới được bồi thường, hỗ trợ, bao gồm: Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị nhà nước thu hồi đất (gọi chung là người bị thu hồi đất). Các điều kiện cụ thể về đối tượng được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được quy định cụ thể tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013.

Đặt trong tình hình thực tế sử dụng đất ở nước ta hiện nay việc mở rộng đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là rất cần thiết; Nhà nước đã thực hiện việc công bằng xã hội, công bằng pháp luật về quyền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất là cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hơn nữa, việc mở rộng đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất pháp luật đã thể hiện sự công bằng, bình đẳng không có sự phân biệt đối xử đối với các chủ thể sử dụng đất trong việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất; Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành còn quy định việc người bị thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì tài sản đó phải là tài sản hợp pháp của người bị thu hồi đất. Quy định này nhằm bảo hộ một trong

những quyền năng cơ bản của người sử dụng đất được ghi nhận trong Điều 166 Luật Đất đai năm 2013, đó là: Người sử dụng đất được quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

1.2.3.3.Về điều kiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Thứ nhất, về điều kiện bồi thường. Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013, điều kiện để được bồi thường về đất được áp dụng khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong đó, bổ sung việc bồi thường đối với các trường hợp sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa người sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với người được giao đất có thu tiền sử dụng đất (có cùng nghĩa vụ tài chính như nhau); bổ sung bồi thường đối với trường hợp cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật mà chưa được cấp

Thứ hai, về điều kiện hỗ trợ. Đối với những trường hợp hộ gia đình, cá nhân

sử dụng đất không đủ điều kiện bồi thường về đất thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, lý do không đủ điều kiện, thời điểm đất đó được đưa vào sử dụng để xem xét hỗ trợ: hỗ trợ về đất đối vớ trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp lauajt đất đai trước ngày 01/07/2004 mà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại khoản 7 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ – CP.

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 84 Luật Đất đai năm 2013, việc xác định đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm keiems việc làm là hộ gia đình, cá nhân với điều kiện nêu trên chủ yếu nhằm áp dụng chính sách hỗ trợ kịp thời, đúng người, đúng đối tượng. Ngoài ra theo Điều 83 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 47/2014/NĐ – CP Chính phủ còn quy định các hình thức hỗ trợ khác như hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước, hỗ trợ tái định cư…

Thứ ba, về điều kiện tái định cư. Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ –CP, hỗ trợ tái định cư được áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Nếu trong trường hợp họ được bồi thường bằng nhà hoặc bằng đất ở thì vấn đề hỗ trợ chỉ đặt ra khi số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu. Khi đó họ sẽ được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường (bằng tiền) về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đinh và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định mức hỗ trợ phù hợp. Ngoài các hỗ trợ trên, theo quy định tại Điều 25 Nghị định 47/204/NĐ – CP còn cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có đất bị thu hồi. Việc cho phép địa phương áp dụng biện pháp hỗ trợ khác cho phù hợp với điều kiện thực tiễn là cần thiết. Tuy nhiê, Nghị định này chưa quy định rõ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh à Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ áp dụng cho từng trường hợp cụ thể thông qua những quyết định cá biệt hay phải thông qua những quy định mang tính quy phạm dùng để áp dụng chung. Nếu việc quyết định các biện pháp hỗ trợ này được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể mang tính cá biệt sẽ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh linh hoạt hơn trong giải quyết tình huống nhưng lại có thể dẫn đến sự áp dung tùy tiện, thiếu nhất quán và làm gia tăng tình trạng khiếu nại, khiếu kiện. Do vậy sẽ hợp lí hơn nếu việc áp dụng vấn đề này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật áp dụng chung trong phạm vi địa phương.

1.2.3.4. Về trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 69 Luật Đất đai năm 2013 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh TP. HCM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)