Cơ sở của việc quy địnhvề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh TP. HCM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 29 - 32)

7. Cấu trúc dự kiến của luận văn

1.1.3. Cơ sở của việc quy địnhvề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

nước thu hồi đất

1.1.3.1. Cơ sở lý luận

Như trên đã phân tích, bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất (khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013). Đặc điểm của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất bao giờ cũng gắn với một sự kiện pháp lý là Nhà nước ra quyết định thu hồi đất. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thiết lập dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật quy định và bảo vệ. Điều 12 Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tài sản của công dân Việt Nam. Điều này được tiếp tục khẳng định tại khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013, Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nói cách khác, quyền sở hữu về tài sản hợp pháp – trong đó có đất đai của mọi cá nhân và tổ chức đều đã được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Trên tinh thần đó, Luật Đất đai năm 2013 đã cụ thể hóa chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong đó đặc biệt là quy định về quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai (Điều 4 Luật Đất đai năm 2013). Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Vì vậy, khi Nhà nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước lấy lại đất đã giao thông qua việc thu hồi đất. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)

Trong trường hợp bị thu hồi đất ở, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trực tiếp bị xâm hại. Họ không chỉ mất quyền sử dụng đất ở mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở. Đời sống của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Để giúp họ vượt qua

khó khăn, ổn định đời sống thì Nhà nước phải thực hiện việc bồi thường. Hơn nữa, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Bên cạnh đó, xét về bản chất, Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước theo đuổi sứ mệnh cao cả là phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự phồn vinh của nhân dân. Đặt trong bối cảnh đó, khi Nhà nước thu hồi đất ở của người dân để sử dụng vào bất kì mục đích gì (cho dù sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế) mà họ phải di chuyển chỗ ở thì Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường và thực hiện việc tái định cư nhằm làm cho người có đất bị thu hồi sớm ổn định cuộc sống.

Xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Hơn nữa với bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, các chủ thể trong xã hội bao gồm Nhà nước, công dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội…đều bình đẳng trước pháp luật. Do đó, việc Nhà nước thu hồi đất tất yếu sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có quyền sử dụng đất. Do đó, khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất sẽ phải bảo đảm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các chủ thể có đất bị thu hồi nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt4. Do đó, khi Nhà nước thu hồi đất ở của người sử dụng đất để sử dụng vào bất kể mục đích gì mà làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có bổn phận và nghĩa vụ bồi thường.

1.1.3.2. Cơ sở thực tiễn

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

4 Xem Điều 105, Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong điều kiện đã và đang chiu nhiều thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, chúng ta phải biết phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết của dân tộc và khơi dậy lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo của mỗi người dân. Đây là nguồn đóng góp to lớn vào sự nghiệp chấn hưng đất nước. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi Nhà nước biết tôn trọng và bảo hộ những quyền lợi chính đáng của người dân. Đây cũng là một trong những lí do dẫn đến việc ra đời chế định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Chế định này được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, Nhà nước tiến hành giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất ổn định, lâu dài.

Nhìn lại thành tựu hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, có thể thấy, những thành tựu này là kết quả của quá trình đổi mới tư duy mà quan trọng là đổi mới tư duy về sở hữu tài sản5. Để giải phóng mọi năng lực sản xuất của người lao động, từ đó tạo ra một động lực mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt lựa chọn và thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế trong nông nghiệp làm yếu tố đột phá cho toàn bộ quá trình cải cách kinh tế với việc từng bước xác lập địa vị làm chủ của hộ gia đình, cá nhân đối với đất đai thông qua việc giao đất cho họ sử dụng ổn định, lâu dài và mở rộng các quyền cho người sử dụng đất. Nói cách khác, kể từ đây quyền sử dụng đất đã tách khỏi quyền sở hữu đất đai được chủ sở hữu đất đai chuyển giao cho người sử dụng đất thực hiện và trở thành một loại quyền về tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất. Cụ thể: quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, còn quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của người sử dụng đất.

Có thể nói, với việc pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền của người sử dụng đất thì dường như người sử dụng đất ở Việt Nam là người “sở hữu” một loại quyền về tài sản – đó là “quyền sử dụng đất”. Bởi lẽ, người sử dụng đất được pháp luật trao cho các quyền năng liên quan đến quyền sử dụng đất: quyền chuyển nhượng, quyền

5 http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/Van-kien-Dang-Nha-nuoc/2011/3511/CHIEN- LUOC-PHAT-TRIEN-KINH-TEXA-HOI-20112020.aspx

chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Mặt khác, cần nhìn nhận rằng, đất đai vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất và là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Đó là tư liệu đầu vào không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của con người. Hơn nữa, đây là loại tài sản bị hạn chế về nguồn cung nên việc phân phối, sử dụng phải thực sự hợp lý mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu của đời sống xã hội. Nhà nước Việt Nam tuy là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước, nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà chuyển giao từng thửa đất nhất định cho người sử dụng đất phù hợp để trực tiếp sử dụng. Việc chuyển giao này được thực hiện thông qua các hình thức phân phối đất đai cụ thể được pháp luật quy định. Ở mỗi giai đoạn kinh tế - xã hội, Nhà nước có thể thực hiện những điều chỉnh nhất định về mục đích sử dụng, về chủ thể sử dụng đất, về hình thức sử dụng đất... để đảm bảo cho đất đai được sử dụng có hiệu quả cao nhất, nhằm phục vụ lợi ích chung cho xã hội. Trong đó, thu hồi đất là một giai đoạn quan trọng của tiến trình điều phối đất đai. Là một quốc gia đang phát triển, việc chuyển dịch đất đai từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ mục đích này sang mục đích khác rất thường xuyên xảy ra. Do đó, thu hồi đất là hoạt động hỗ trợ đắc lực nhất cho Nhà nước để thực hiện quá trình này. Cùng với sự thừa nhận của pháp luật về quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản của người sử dụng đất, bởi vậy khi Nhà nước thu hồi đất sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh TP. HCM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)