7. Cấu trúc dự kiến của luận văn
1.3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài luận văn đã có liên quan đến một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này dưới khía cạnh lý luận và thực tiễn và được thể hiện ở những góc độ nhất định với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố như sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất – thực trạng và hướng hoàn thiện” TS. Nguyễn
Thị Nga (Chủ nhiệm đề tài), Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013. Đề tài đã nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Quá trình phát triển pháp luật đất
đai Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến (Chủ nhiệm đề
tài), Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017. Đề tài đã nghiên cứu quá trình phát triển hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam trong hơn 70 năm (từ năm 1945 – nay). Đánh giá thực trạng pháp luật đất đai Việt Nam từ năm 1945 đến nay về chế định sở hữu
đất đai, quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam trong thời gian tới
1.3.2. Sách
- Sách “Luật Đất đai – Quy định về giá đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, Nhà xuất bản
Lao Động, 2017.
- Sách “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở
Việt Nam” của Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), Nhà xuất bản Tư pháp, 2013.
- Sách “Hệ thống văn bản quy định về giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất”, Nhà xuất bản Tư pháp, 2012.
- Sách “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở
Việt Nam”, Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), Nhà xuất bản Tư pháp, 2013.
1.3.3. Luận án, luận văn.
- Nguyễn Thị Thanh (2011), Luận văn thạc sỹ “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với chuyển đổi mục đích sử dụng về đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Thành phố Hà Nội”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn nghiên cứu các chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và vấn đề thu hồi đất.
- Trần Cao Hải Yến (2014), Luận văn “Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay”,
Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.- Nguyễn Thị Tuyết Anh (2014), Luận văn thạc sỹ tài chính kinh
tế: “Nghiên cứu phương pháp định giá đất đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự
án nhà ở đô thị Việt Nam”, Học viện tài chính. Luận văn đã nghiên cứu phương pháp định giá đất nói chung và các phương pháp định giá đất trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng nhà ở đô thị. Nghiên cứu một số phương pháp phổ biến trong định giá đất, cơ sở cho việc định giá thu hồi đất và một số kinh nghiệm của các nước về vấn đề định giá đất. Đề tài nghiên cứu thực trạng
giá đất đền bù giải tỏa mặt bằng cho các dự án xây dựng nhà ở nước ta, nghiên cứu các chính sách, quy định của nước ta trong thời gian gần đây về các phương pháp định giá đất và chính sách đối với việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng. Nghiên cứu trường hợp giải tỏa cho dự án nhà Thủ Thiêm minh họa cho thực trạng về vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ở nước ta. Đề tài cũng đưa ra các kiến nghị về cơ chế và phương pháp đền bù giải tỏa mặt bằng cho các dự án xây dựng nhà ở đô thị. Bên cạnh đó, đánh giá về chính sách giải phóng mặt bằng.
- Trần Đức Phương (2015), Luận án kinh tế chính trị “Tái định cư ở thành phố Hà Nội: Nghiên cứu sự tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân”,
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về tái định cư và tác động của tái định cư đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng vai trò quản lý của Nhà nước đối với vấn đề tái định cư và đảm bảo đời sống của người dân thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống các văn bản pháp lý về đất đai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển. Luận án đã chỉ ra định hướng phát triển đô thị của thành phố Hà Nội trong tương lai, xác định mục tiêu phát triển, nhu cầu về tái định cư và đề xuất các quan điểm giải quyết vấn đề tái định cư và đảm bảo ổn định bền vững đời sống kinh tế, xã hội của người dân tái định cư. Luận án cũng đề xuất 7 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm ổn định bền vững đời sống kinh tế, xã hội của người dân trong quá trình tái định cư.
- Lý Ngọc Phương Thảo (2016), Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh”, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này trên địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó chủ động đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này.
1.3.4. Các bài đăng trên tạp chí
- Tác giả Lê Văn Lợi (2013), “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục”.
Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6 năm 2013. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích thực tế những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp như: Nông dân mất tư liệu sản xuất, cuộc sống bấp bênh; tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài; tình trạng hụt hẫng về văn hóa, lối sống của một bộ phận dân cư khi phải trở thành thị dân một cách “bất đắc dĩ”; tệ nạn xã hội gia tăng. Ô nhiễm môi trường sống.... Từ đó tác giả đề xuất những đổi mới căn bản về thể chế quản lý đất đai, nhất là quy trình, cách thức thu hồi, phân chia lợi ích và kèm theo đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp về an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống của người dân.
- Phan Trung Hiền- Châu Hoàng Thân, tham luận “Trình tự thủ tục thu hồi đât - góc nhìn quy định pháp luật và ý kiến chuyên gia, kỷ yếu Hội thảo lấy chuyên gia”
thuộc Dự án “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện quy trình hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” ngày 18/10/2017, Đại học Cần Thơ.
- PGS.TS Phan Trung Hiền, “Quyền được tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – nhìn từ thực tiễn Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23 tháng 12/2019. Tác giả chỉ ra rằng, thu hồi đất ở Việt Nam là một quá trình dịch chuyển quyền sử dụng đất bắt buộc từ người sử dụng sang Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương. Trong trường hợp thu hồi đất mà không do lỗi của người sử dụng đất, điển hình là trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng cộng, thì vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được đặt ra. Để bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các bên: Nhà nước, chủ đầu tư và người dân có đất bị thu hồi, bảo đảm tính dân chủ, thực thi quyền giám sát của người dân có đất bị thu hồi, việc tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là rất quan trọng. Từ đó, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề quyền tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhìn nhận từ thực tiễn của Thành phố Cần Thơ; từ đó đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về vấn đề này.
Qua nghiên cứu các công trình khoa học trên, có thể nhận thấy có công trình, bài báo nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp luật về công tác hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này thông qua việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật tại địa bàn cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Với vị trí là một trong những trung tâm phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, việc nghiên cứu về vấn đề này là thực sự quan trọng và cấp thiết nhằm tạo ra quỹ “đất sạch” trên địa bàn quận để thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế xã hội một cách ổn định và hiệu quả.
Thực hiện chính sách pháp luật về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không còn là vấn đề mới, ở nhiều nước trên thế giới, chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: chính trị học, quản lý công, những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…, do vậy đây là đề tài có tính thời sự và cũng không kém phần phức tạp. Với ý nghĩa đó, luận văn đã có những đóng góp nhất định với những kết quả nghiên cứu của mình, cụ thể
- Tiếp tục phân tích, bình luận góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Đưa ra các đánh giá về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Đưa ra những thay đổi của Luật Đất đai năm 2013 về hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này trên thực tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất. Đặc điểm của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất bao giờ cũng gắn với một sự kiện pháp lý là Nhà nước ra quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp bị thu hồi đất ở, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trực tiếp bị xâm hại. Họ không chỉ mất quyền sử dụng đất ở mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở. Đời sống của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Để giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định đời sống thì Nhà nước phải thực hiện việc bồi thường. Hơn nữa, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ.
Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và một số vấn đề lý luận về pháp luật liên quan tới nội dung này. Đồng thời, thông qua quá trình nghiên cứu hệ thống pháp luật của một số quốc gia trong khu vực về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tác giả đã chủ động đề xuất một số giải pháp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này.
Chương 2:THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỔ TRỢ TÁI, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Bình Thạnh và sự tác động đến quá trình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 2056 ha và dân số 410.000 người, 21 dân tộc, đa số là người Kinh. Quận được thành lập từ tháng 6 năm 1976 trên cơ sở hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây, vùng đất giàu truyền thống cách mạng của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định9.
Với vị trí là cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, giáp với nội đô, cùng với sức phát triển của mình, Bình Thạnh sớm được biết đến với tư thế là trung tâm tỉnh lỵ Gia Định cũ. Điều đó không chỉ được thể hiện bởi những công trình kinh tế văn hoá được mở mang mà còn là nơi nhân dân Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây đã thể hiện tinh thần yêu nước, cách mạng, đoàn kết, dũng cảm, kiên cường qua các thời kỳ lịch sử, trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Nếu Cầu Sơn, Bình Hòa, Lăng Ông, Bà Chiểu, Thị Nghè là sự minh chứng cho một thời khai phá vẻ vang của thế kỷ 18, 19 thì mặt trận Thị Nghè, Cầu bông, trận đánh Đồng Ông Cộ…gắn liền với những chiến công oanh liệt của Bình Thạnh trong thế kỷ 20 hào hùng. Hiện nay, quận Bình Thạnh là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và 13, nơi có Bến xe Miền Đông; là cửa ngõ con con đường sắt Bắc - Nam vào Thành phố. Quận Bình Thạnh nằm ngay hướng phía đông của Thành phố, hướng bắc giáp Quận 12, phía nam giáp Quận 1, phía tây giáp quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp, phía đông giáp sông Thành phố Sài Gòn (bên kia sông là quận Thủ Đức và quận 2). Cùng với sông Sài Thành, các kênh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... Đã tạo thành một hệ thống đường thủy phân phối lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các xung quanh vị trí trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các bản địa khác.
Ngay từ những ngày đầu, sau khi thống nhất đất nước, quận Bình Thạnh đã tiếp quản hơn 1.900 cơ sở kinh tế, với một số cơ sở khá nổi bật như: Sakymen (nay là Công ty dệt chăn Bình Lợi), Sagomen (nay là Công ty may Bình Minh), Công ty Vissan, gạch bông Ðức Tân, Công ty sứ Thiên Thanh,... Đây là những cơ sở quan