Khái niệm pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh TP. HCM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 32 - 35)

7. Cấu trúc dự kiến của luận văn

1.2.1. Khái niệm pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

trọng của tiến trình điều phối đất đai. Là một quốc gia đang phát triển, việc chuyển dịch đất đai từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ mục đích này sang mục đích khác rất thường xuyên xảy ra. Do đó, thu hồi đất là hoạt động hỗ trợ đắc lực nhất cho Nhà nước để thực hiện quá trình này. Cùng với sự thừa nhận của pháp luật về quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản của người sử dụng đất, bởi vậy khi Nhà nước thu hồi đất sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất.

1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Nhà nước thu hồi đất

1.2.1. Khái niệm pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hồi đất

Pháp luật ra đời để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đa dạng nhằm định hướng các quan hệ này theo một trật tự thống nhất, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và các bên tham gia quan hệ này vì lợi ích chung của toàn xã hội. Pháp luật

được xem là một trong những phương thức hiệu quả để thực hiện chức năng quản lí nhà nước. Trong lĩnh vực đất đai, cùng với quá trình thu hồi đất là hàng loạt các quy phạm pháp luật được ban hành quy định về nguyên tắc, điều kiện, nội dung và phương thức bồi thường, trình tự, thủ tục cũng như việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một bộ phận của pháp luật đất đai nói chung. Đây là ngành luật chuyên ngành, bao gồm các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ đầu tư và của người bị thu hồi đất.

Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thể hiện thông qua việc Nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào hành vi xử sự của các chủ thể trong quan hệ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng:

Thứ nhất, đối với những hành vi xử sự của các chủ thể phù hợp với quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, như hành vi thu hồi đất đúng thẩm quyền, thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất…thì pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện khuyến khích để phát triển. Thứ hai, đối với những hành xi xử sự của các chủ thể trái hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất không đúng thẩm quyền, áp dụng giá đất bồi thường không đúng quy định pháp luật…thì pháp luật xử lí, can thiệp và tiến tới loại bỏ dần khỏi đời sống xã hội. Qua đó, việc tuân thủ pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được xác lập và thực hiện nhất quán, triệt để.

Cùng với đó, tác động của cơ chế điều chỉnh pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thể hiện trên hai phương diện: (i) Phương diện tích cực: nếu nội dung các quy định pháp luật về vấn đề này phù hợp với thực tiễn khách quan, đáp ứng với các yêu cầu phát triển của đất nước thì sẽ điều chỉnh, hướng dẫn hành vi xử sự của các chủ thể tuân thủ đúng pháp luật, qua đó góp phần

vào sự ổn định của đời sống chính trị và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và cả nước; (ii) Phương diện tiêu cực: nếu nội dung các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất lạc hậu, thiếu khả thi, không phù hợp với thực tiễn khách quan tất yếu sẽ trở thành rào cản trong quá trình thực hiện điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể trong quan hệ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất với tư cách là một chế định đặc thù trong quản lí nhà nước về đất đai với một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chịu sự ảnh hưởng và chi phối bởi hình thức sở hữu toàn dân về đất đai. Điều này được thể hiện ở hai nội dung sau:

Một là, Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu đối với đất đai nên Nhà nước có quyền phân bổ và điều chỉnh đất đai cho các mục tiêu kinh tế, xã hội. Trên cơ sở đó, Nhà nước có quyền thu hồi đất của người này để chuyển giao cho người khác. Vì vậy, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định quyền của Nhà nước trong việc ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp cần thiết do nhu cầu của Nhà nước và xã hội ngay cả khi người sử dụng đất đang khai thác và sử dụng giá trị của tài nguyên đất đó.

Hai là, Nhà nước với vai trò là chủ sở hữu đại diện duy nhất đối với đất đai

nên để tránh sự lạm quyền, độc quyền, tùy tiện trong thu hồi và bồi thường khi thu hồi đất; đồng thời thể hiện vai trò của Nhà nước là “đại diện” cho toàn thể nhân dân lao động. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải quy định rõ ràng và chặt chẽ về căn cứ thu hồi đất, các nguyên tắc, điều kiện bồi thường, nội dung bồi thường và trình tự thủ tục thực hiện việc bồi thường, chế tài xử lí đối với hành vi vi phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Từ thực tiễn thi hành tại quận Bình Thạnh TP. HCM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)