Đo và điều chỉnh Độ chụm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình tháo, kiểm tra, lắp ráp và sửa chữa hệ thống truyền lực và hệ thống điều khiển trên xe tải 5 tấn hyundai HD120 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 49)

1) Đặt bánh xe trước ở vị trí thẳng phía trước. Tạo một dấu ở phía trước của mỗi lốp, ở giữa chiều rộng và chiều cao của lốp.

2) Điều chỉnh độ cao các đầu kim của thiết bị đo độ chụm sao cho cùng chiều cao với các dấu đã đánh trên lốp bên trái và bên phải, đo khoảng cách giữa 2 điểm đánh dấu.

3) Đẩy xe chậm rãi về phía sau cho đến khi các dấu ở mặt trước quay ra mặt sau với cùng độ cao đã được đo bằng thiết bị đo độ chụm, đo khoảng cách giữa các dấu ở phía sau.

4) Hiệu của kết quả đo giữa khoảng cách các dấu phía sau và khoảng cách các dấu phía trước là độ chụm. (Độ chụm = B – A).[1]

41

5) Để điều chỉnh độ chụm, nới lỏng bu lông kẹp phải và trái của thanh lái. Để bánh xe hướng thẳng về trước, kéo nhẹ thanh lái về trước và sau để các khớp cầu lái ăn khớp hoàn toàn với các chỏm cầu tương ứng. Sau đó dùng cờ lê ống xoay thanh lái để điều chỉnh độ chụm. Sau khi điều chỉnh, xiết các bu lông kẹp của thanh lái trở lại với lực xiết quy định.[1]

Độ chụm tiêu chuẩn: 1~3mm. 2.4.2.2 Đo góc Camber

1) Đặt bánh xe ở vị trí thẳng phía trước, gỡ nắp chụp moay-ơ bánh xe ra và gắn thước đo góc camber, caster và kingpin vào đầu nối moay-ơ sau khi đã lau sạch mỡ ở đầu nối.

2) Chỉnh thước cân bằng bằng sao cho bọt khí của ống thuỷ cân thước nằm ở giữa. Sau đó đọc giá trị chính giữa bọt khí trên thang đo camber ta có góc camber. Đo tương tự với các bánh xe khác.

Góc camber tiêu chuẩn: 1° 30'. 2.4.2.3 Đo góc Caster và góc Kingpin

1) Chuẩn bị các tấm đỡ có cùng chiều cao với thước đo bán kính quay vòng. Chỉnh thước đo bán kính quay vòng ở chế độ khoá vị trí thang đo 0° và đặt thước ở phía trước bánh xe trước cùng các tấm đỡ ở phía trước các bánh xe sau.

42

2) Tiến xe từ từ về trước cho đến khi tâm của lốp trước trái và phải nằm trùng với tâm của bàn xoay thước đo bán kính quay vòng và các bánh sau cũng nằm hoàn toàn trên các tấm đỡ. Phanh đỗ xe lại. 3) Mở khoá đồng ho đo bán kính quay vòng và tiến hành tháo nắp chụp moay-ơ bánh xe, lau sạch mỡ trên đầu nối và gắn thước đo góc camber, caster, kingpin vào đầu nối moay-ơ bánh xe muốn đo.

4) Giữ bàn đạp phanh được đạp liên tục bằng dụng cụ chuyên dùng. Từ từ quay vô lăng cho đến khi thang đo của thước đo bán kính quay vòng đạt 20° về phía bên trái nếu đang đo bánh trước trái và 20° về phía bên phải nếu đang đo bánh trước phải.[1]

5) Sau đó, xoay các núm điều chỉnh trên thước đo góc camber, caster, kinhpin để đưa các bọt khí trên thang đo caster và kingpin về vạch 0°.

Chú ý: Có 2 thang đo góc kingpin cho bánh trái và phải, cẩn thận không nhầm lẫn khi điều chỉnh bọt khí về vạch 0°.[1]

6) Từ từ xoay vô lăng theo hướng ngược lại sao cho thước đo bán kính quay vòng rời vị trí đang điều chỉnh thước đo camber, caster, kingpin về 0° và đạt giá trị 20° theo phía ngược lại. Sau đó, ta đọc giá trị trung tâm các bọt khí trên thang đo caster và kingpin để có được góc caster và kingpin.[1]

43

2.5 Cầu sau

2.5.1 Giới thiệu chung

Cầu sau là bộ phận giảm tốc cuối cùng của hệ thống truyền lực bao gồm các bánh răng giảm tốc của bộ truyền lực chính và các bánh răng của bộ vi sai. Cầu sau giúp cho tỉ số truyền của hệ thống truyền lực tăng lên. Cầu sau còn giúp truyền dòng công suất dọc từ động cơ đến các bánh xe theo phương vuông góc.

Ngoài ra, cầu sau có chức năng phân phối mô- men tới các bánh xe do cầu sau chứa bộ vi sai, cho phép chúng quay với tốc độ khác nhau giúp cho xe quay vòng hay đi trên đường không bằng phẳng được dễ dàng hơn và không bị trượt.[3]

Bảng 2.10: Thông số kỹ thuật cầu sau xe Hyundai HD120 [1]

Mẫu xe

Mục Hyundai HD120

Loại cầu Bánh răng côn Hypoid

Loại giảm tốc Giảm tốc đơn

Tỷ số truyền 4.111

Dung tích dầu 6.5lít

44

2.5.2 Dụng cụ chuyên dùng

Bảng 2.11: Dụng cụ chuyên dùng cần để sửa chữa cầu sau [1]

Tên dụng cụ Hình Công dụng

Bộ cảo bánh răng ổ bi Tháo các bánh răng dẫn động và cảo các ổ bi

Bộ cảo moay-ơ bánh xe Tháo moay-ơ bánh xe

Khóa ống Tháo hoặc lắp đai ốc khoá moay-ơ

bánh xe

Đục Tháo phốt dầu và ổ bi

2.5.3 Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính 2.5.3.1 Moay-ơ bánh xe 2.5.3.1 Moay-ơ bánh xe

45

Hình 2.9: Các bộ phận của moay-ơ bánh xe và trống phanh

1. Ống dầu phanh 2. Bu lông 3. Bán trục

4. Phốt dầu ngoài 5. Ống kẹp định vị 6. Tấm khóa

7. Đai ốc khoá moay-ơ 8. Ổ bi ngoài 9. Cụm moay-ơ và tang trống 10. Phốt dầu trong 11. Bạc lót ngoài 12. Bạc lót trong

13. Đai ốc 14. Bu lông moay-ơ 15. Moay-ơ bánh xe 16. Tang trống 17. Ổ bi trong 18. Vòng hãm phốt dầu 19. Cụm phanh

a) Tháo

 Tháo đai ốc khoá moay-ơ bằng khoá ống.

46

 Tháo ổ bi trong, vòng hãm và phốt dầu bằng bộ cảo bánh răng ổ bi.

 Tháo bạc lót trong moay-ơ: Dùng đục và búa đóng đều từ bên trong để bạc lót tuột ra bên ngoài.

b) Lắp và một số chú ý khi lắp

Chú ý: Khi lắp lắp theo thứ tự ngược lại các bước khi tháo. Một số lưu ý khi lắp:

Khi lắp các bạc lót hay phốt dầu phải sử dụng dụng cụ chuyên dùng là đục bằng đồng để lắp cho chắc chắn, tra mỡ đầy đủ vào các ổ bi trước khi lắp.

Điều chỉnh tải trọng ban đầu ổ bi moay-ơ bánh xe: Xiết đai ốc khoá moay- ơ bằng khoá ống với mô-men xiết 14kg.m. Sau đó trả ngược lại ¼ vòng.[1] 2.5.3.2 Bộ truyền lực chính và bộ vi sai

a) Sau khi tháo nắp cầu sau ta thực hiện kiểm tra trước khi tháo ra các cụm chi tiết bên trong

 Đo khe hở cạnh răng bánh răng vành dậu.

Giới hạn: 0.6mm.

 Kiểm tra độ đảo bề mặt bánh răng vành dậu.

Giới hạn: 0.2mm.

 Khe hở giữa bánh răng hành tinh và bánh răng bán trục trong bộ vi sai.

Giới hạn: 0.8mm.

47

Hình 2.10: Các bộ phận của bộ giảm tốc và bộ vi sai

1. Tấm khóa 2. Nắp vòng vi bán trục 3. Tấm khóa 4. Chốt khóa 5. Đai ốc điều chỉnh 6. Ổ trượt

7. Vỏ vi sai bên phải 8. Vòng đệm chặn 9. Bánh răng hành tinh 10. Khớp chữ thập 11. Bánh răng bán trục 12. Vòng đệm chặn 13. Bánh răng vành dậu 14. Vỏ vi sai bên trái 15. Ngỗng chốt

16. Đai ốc 17. Vòng đệm 18. Bích nối

19. Vòng chắn bụi 20. Phốt dầu 21. Vòng tách dầu

22. Ổ trục ngoài 23. Vòng đệm 24. Vòng bi đỡ

25. Vòng chêm 26. Bánh răng quả dứa 27. Ổ trục trong 28. Vòng chặn 29. Ổ lót bánh răng dẫn hướng 30. Giá đỡ vi sai

 Ban đầu, khi tháo gối đỡ dùng hai bu lông hỗ trợ để tháo và kiểm tra các thông số ban đầu như trên.

48

 Dùng máy ép để có thể tháo được bánh răng quả dứa.

 Sử dụng cảo để tháo ổ lăn bên trong.

 Kiểm tra độ hở cạnh răng của bánh răng bán trục.

Giới hạn: 0.5mm.

 Kiểm tra độ đảo của vỏ cầu sau bằng khối V và đồng hồ so. Đặt cầu sau cân bằng trên 2 khối V, dùng đồng hồ so đo chiều cao tại chốt đo, sau đó xoay cầu 180° và đo lại chiều cao tại chốt đo. Sự khác biệt giữa 2 kết quả là độ đảo của vỏ cầu.

Giới hạn: 4mm.

c) Lắp và một số lưu ý khi lắp các cụm chi tiết

Chú ý: Lắp lại theo thứ tự ngược lại với các bước khi tháo. Một số lưu ý khi lắp:

Khi lắp bộ giảm tốc và bộ vi sai phải nhớ bôi chất làm kín vào các bề mặt lắp của giá đỡ vi sai.

Khi điều tải trọng ban đầu ổ bi bánh răng quả dứa phải gắn vòng tách dầu còn phốt dầu thì không gắn.

 [1]Điều chỉnh tải trọng ban đầu vòng bi bánh răng quả dứa: Gá dụng cụ đo lực tiếp tuyến vào và dùng cần xiết lực xiết đai ốc bánh răng quả dứa vào với lực xiết từ 2500-

3500kg.m để đạt được giá trị yêu cầu trên

dụng cụ đo lực tiếp tuyến theo bảng sau ứng với các chi tiết lắp ráp (vòng bi):

49

Vòng bi mới Vòng bi cũ

Lực tiếp tuyến (kg) Tải trọng ban đầu

(kg.cm) Lực tiếp tuyến (kg)

Tải trọng ban đầu (kg.cm)

3~4.5 20~30 2.4~3.6 16~24

2.5.4 Hư hỏng và cách khắc phục

Bảng 2.12: Hư hỏng và cách khắc phục của cầu sau [1]

Triệu chứng Nguyên nhân có thể xảy ra Cách khắc

phục

Rò rỉ dầu

Rò rỉ dầu từ bích nối Dầu quá đầy Hút bớt dầu Mòn hoặc hỏng phốt dầu Thay thế Rò rỉ dầu cacte cầu sau

hoặc giá đỡ vi sai

Bu lông lắp vi sai lỏng Xiết lại

Keo làm kín hỏng Bôi lại

Nứt hoặc hỏng giá đỡ vi sai Thay cụm giá đỡ Rò rỉ dầu từ bán trục Bu lông bán trục lỏng Xiết lại

Lỗ thông hơi bị tắc hoặc hỏng Thay thế

Sự cố về truyền năng lượng Trục dẫn động quay nhưng xe không di chuyển Gãy bán trục Thay thế Bán trục không liên kết

Xiết lại với mô-men quy định

Hỏng hoặc kẹt bánh răng vành dậu và bánh răng quả dứa

Thay cụm bánh răng Hỏng hoặc kẹt bánh răng hành tinh

và bánh răng bán trục Thay thế Phát ra tiếng ồn khi Khe hở của bánh răng giảm tốc quá Điều chỉnh

50 khởi động hoặc khi

sang số

lớn

Khe hở của bánh răng vi sai quá lớn Điều chỉnh Tải trọng ban đầu của bánh răng quả

dứa thấp Điều chỉnh

Đai ốc hãm bánh răng quả dứa lỏng Xiết lại đúng lực quy định Xiết bu lông vỏ vi sai và bánh răng

vành dậu không đúng lực Xiết lại Ồn từ trục các đăng Sửa chữa

trục các đăng Có tiếng ồn liên tục khi

xe chuyển động

Điều chỉnh khe hở bánh răng giảm tốc hoặc tiếp xúc bánh răng không đúng

Điều chỉnh

Ổ trượt bị kẹt, mòn hoặc hỏng Thay thế Ổ bi bên ngoài hoặc bên trong của

bánh răng quả dứa bị kẹt hoặc hỏng Thay thế Lắp ổ trượt không đúng Điều chỉnh Moay-ơ bánh xe bị kẹt, mòn hoặc quay kém Thay thế Tiếng ồn bất thường khi đang dẫn động Hỏng ổ trục moay-ơ bánh xe Thay thế Hỏng ổ trượt Thay thế

Hỏng bánh răng hành tinh hoặc bánh

răng bán trục Thay cả cụm

Hỏng bánh răng vành dậu hoặc bánh

răng quả dứa Thay cả cụm

Tiếng ồn khi đánh lái Hỏng hoặc mòn vòng đệm các bánh

51

2.6 Bánh xe

2.6.1 Giới thiệu chung

Bánh xe gồm vành bánh xe và lốp xe, là 2 bộ phận quay tích hợp với nhau và vô cùng quan trọng trên xe. Bánh xe chịu toàn bộ tải trọng của xe và là cụm chi tiết tiếp xúc trực tiếp với mặt đường giúp cho xe có thể chuyển động và điều khiển được. Sẽ là vô nghĩa nếu bánh xe không đạt tiêu chuẩn, chuyển động của xe cũng sẽ không hoàn toàn ổn định dù các hệ thống treo lái phanh có tốt như thế nào. Ngoài ra, lốp xe trong cụm chi tiết bánh xe còn được coi như một hệ thống treo khác của xe với độ cứng là Ktr và hệ số giảm chấn là Ctr, cùng với hệ thống treo chính của xe tạo ra sự êm ái và ổn định hơn khi xe chuyển động.[4]

Lốp trên xe tải Hyundai HD120 sử dụng là loại lốp có săm với bề rộng lốp và chiều cao lốp là 8.25inch, đường kính vành bánh xe sử dụng cho lốp là 16inch và là loại lốp đan bố chéo. Còn với vành bánh xe (Mâm xe) trên xe Hyundai HD120 là vành có bề rộng 6inch, đường kính 16inch, khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe (Offset) là 127mm.

Bảng 2.13: Thông số kỹ thuật vành bánh xe và lốp xe trên xe Hyundai HD120 [1]

Mẫu xe Vành bánh xe Lốp xe

Hyundai HD120 6.00 GS x 16 - 127 8.25 x 16 - 16 PR (BIAS)

2.6.2 Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính 2.6.2.1 Tháo bánh xe 2.6.2.1 Tháo bánh xe 2.6.2.1 Tháo bánh xe

a) Tháo bánh xe cầu trước

Sử dụng 2 con chèn chéo chèn cứng bánh xe cần tháo. Đặt con đội dưới cầu trước.

52

Dùng chìa khoá đầu ống và cần trợ lực tháo lỏng các đai ốc bánh xe từng chút một theo thứ tự đường chéo.

Chú ý: Nới lỏng các đai ốc bánh xe bên phải theo ngược chiều kim đồng hồ và các đai ốc bánh xe bên trái theo cùng chiều kim đồng hồ.

Kích nâng con đội nâng cầu trước lên cho đến khi lốp xe nâng khỏi mặt đất.

Tháo tất cả các đai ốc bánh xe và lấy bánh xe ra khỏi trục.

b) Tháo bánh xe cầu sau

Thực hiện tương tự như các quy trình tháo bánh xe cầu trước. Nhưng do bánh xe cầu sau là bánh đôi nên quy trình được thực hiện lặp lại thêm một lần.

Sau khi tháo các đai ốc và lấy bánh xe sau bên ngoài ra, hạ con đội cho bánh xe bên trong chạm tì lên mặt đất trở lại. Dùng khoá ống và cần trợ lực nới lỏng các đai ốc bánh xe bên trong sau đó kích nâng con đội nhấc bánh xe bên trong lên khỏi mặt đất, tháo rời các đai ốc và lấy bánh xe ra khỏi trục.

Chú ý: Khi tháo các đai ốc cẩn thận không làm hỏng ren của các bu lông moay-ơ bánh xe.

53

2.6.2.2 Tháo rời, lắp ráp lốp và vành bánh xe a) Tháo a) Tháo

Xả hoàn toàn hơi bên trong bánh xe. Dùng đòn bẩy bẩy vòng chặn bên ra tại điểm giữa vòng chặn và mép lốp, lặp lại ở một số vị trí khác trên vòng chặn. Thực hiện tương tự với mặt còn lại. Chèn đòn bẩy vào dưới vòng chặn, chèn sâu vào rãnh sau đó kéo đòn bẩy về phía tâm bánh xe. Lúc này dùng thêm một đòn bẩy khác chèn vào bẩy từ từ cho đến khi tháo được vòng chặn bên.

Chú ý: Vòng chặn có thể bật lên đột ngột.

Lấy vòng chặn ra và đẩy van khí ra khỏi mâm. Dựng bánh xe lên dùng chân ấn nhẹ vào mâm để vành lốp lộ ra. Tiếp tục dùng đòn bẩy để tháo rời mâm với lốp xe. Cuối cùng tháo săm từ trong lốp ra.

b) Lắp

Bôi bột tan vào săm, lốp và nắp đệm săm để các bộ phận không bị bám dính vào nhau. Bơm một ít khí vào săm và nhét săm vào trong lốp, tiếp đến cho nắp đệm săm vào luồn van khí qua lỗ của nắp. Lắp mâm vào lốp và tiếp đến là vòng chặn.

Chú ý: Mối hở của vòng chặn phải cách xa van khí ít nhất 150mm.[1]

54

Sau đó dùng chân giữ vòng chặn và dùng đòn bẩy ép vòng chặn vào vị trí cũ. Kiểm tra xem khoảng hở vòng chặn có nằm trong khoảng quy định không.

Khoảng hở quy định: 2~6mm.

Cuối cùng bơm hơi vào săm, để đảm bảo an toàn dùng đòn bẩy chèn ngang vòng chặn khi bơm. Kiểm tra van khí có rò rỉ hay không.

Điều chỉnh cân bằng lốp trước khi mang lắp vào xe.

2.6.2.3 Kiểm tra và sửa chữa các chi tiết a) Đo áp suất lốp a) Đo áp suất lốp

Dùng đồng hồ đo áp suất đo áp suất của lốp và điều chỉnh nếu như áp suất lốp không đúng tiêu chuẩn.

Chú ý: Kiểm tra áp suất không khí trong lốp khi lốp đang lạnh.[1]

b) Kiểm tra độ mòn của lốp

Kiểm tra 6 vị trí báo mòn được hiển thị bằng dấu D ở

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình tháo, kiểm tra, lắp ráp và sửa chữa hệ thống truyền lực và hệ thống điều khiển trên xe tải 5 tấn hyundai HD120 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)