A. Hệ thống phanh chính
3.6 Cơ cấu phanh bánh xe sau
Hình 3.19: Cơ cấu phanh bánh sau
1. Cụm ống 2. Lò xo hồi vị 3. Chốt hãm
4. Đai ốc 5. Gioăng 6. Cụm guốc phanh
7. Xy lanh bánh xe 8. Vỏ xy lanh bánh xe 9. Đĩa đỡ phanh
Chú ý: Công việc tháo, lắp và sửa chữa giống như phần phanh bánh xe trước. 3.7 Xy lanh bánh xe sau
101
Hình 3.20: Xy lanh bánh xe sau
1. Lò xo hãm 2. Bu lông điều chỉnh 3. Đai ốc điều chỉnh
4. Vỏ chụp 5. Piston 6. Cuppen
7. Cuppen 8. Piston 9. Vít xả gió
10. Thân xy lanh 11. Vòng đệm
Chú ý: Tháo, kiểm tra và vệ sinh các bộ phận của xy lanh theo thứ tự các chi tiết trên hình.
3.8 Xả gió hệ thống phanh
a) Đảm bảo rằng dầu phanh trong bình dầu đang ở mức H hoặc cao hơn.
Chú ý: Dầu sẽ giảm khi xả gió. Thực hiện việc xả gió đồng thời với việc đổ dầu vào bình dầu.
102
b) Xiết chặt các bu lông kiểm tra phía trước và phía sau của xy lanh an toàn để dầu không xì ra từ bộ trợ lực phanh.
c) Tháo rời nắp che bụi và gắn một ống nhựa trong suốt vào đầu ốc xả gió trên ngàm phanh. Đặt đầu còn lại của ống vào một bình chứa sạch, đổ vào bình một ít dầu
thủy lực, vừa đủ để làm ngập đầu ống. Ống cần phải đủ dài để có thể cuộn thành một vòng nằm ở ngay bên trên ốc xả, tránh bọt khí bị kéo ngược trở lại ngàm phanh.
d) [1]Nhấn phanh từ từ và nhồi nhiều lần đến khi thấy cứng tay thì giữ chặt lại. Mở ốc xả gió ra khoảng 1/2 vòng, dầu và bọt khí bị ép ra sẽ nhìn rõ trong ống nhựa lắp trên đầu ốc xả. Lúc này đạp phanh từ từ ép theo đến gần hết tầm thì vặn ốc xả chặt lại.
e) Lặp lại bước c, d nhiều lần cho đến khi thấy dầu thoát ra ở đầu ống không còn chút bọt khí nào cả.
f) Thực hiện xả gió tại van relay, xy lanh bánh xe trước, xy lanh bánh xe sau và xy lanh trợ lực phanh theo như bước c, d. [1]Khi khe hở giữa guốc phanh và trống phanh là 0.2mm thì hành trình của bàn đạp phanh khi đạp hết cỡ là 65mm trở lên.
g) [1]Nếu hành trình bàn đạp phanh không nằm trong khoảng giá trị danh định thì tiến hành xả gió lại tại các vị trí theo thứ tự sau:
Van relay.
Xy lanh bánh xe trước. Xy lanh trợ lực phanh. Xy lanh bánh xe sau.
h) Vẫn duy trì lực nhấn ở chân phanh, xiết chặt ốc xả, sau đó thêm dầu vào bình chứa của xy lanh chính cho đến vạch H. Lắp màng chặn và nắp đậy, xiết vít giữ.
103
i) [1]Thử lại tình trạng hoạt động của phanh, nếu còn cảm giác đàn hồi, có nghĩa là bọt khí còn tồn tại, phải xả lại lần nữa. Sau khi hoàn tất công việc, kiểm tra lại sự rò rỉ của đường ống dẫn và xiết chặt tất cả vít hoặc giắc nối.
4. Hư hỏng và cách khắc phục
Bảng 3.9: Hư hỏng và cách khắc phục hệ thống phanh chính [1]
Triệu chứng Nguyên nhân có thể xảy ra Cách khắc phục
Phanh hoạt động kém
Thiếu dầu phanh.
Lọt khí trong đường ống. Rò rỉ trên đường ống dầu. Các xy lanh bị rò rỉ.
Khe hở má phanh quá lớn. Má phanh mòn.
Có dầu hoặc mỡ giữa má phanh và trống phanh.
Xy lanh trợ lực chuyển động kém hoặc rò rỉ khí do các vòng cao su hỏng.
Kiểm tra và thêm dầu. Xả gió.
Kiểm tra và sửa chữa. Kiểm tra và thay thế. Điều chỉnh.
Thay thế.
Làm sạch hoặc thay thế má phanh.
Thay các bộ phận hỏng hoặc bôi trơn xy lanh. Hành trình bàn đạp phanh quá lớn Hành trình tự do bàn đạp quá lớn. Cuppen xy lanh chính hỏng. Điều chỉnh.
Sửa xy lanh hoặc thay.
Khi phanh xe lệch sang một bên
Dính dầu mỡ ở má phanh. Trống phanh xiết không chặt. Lốp xe không đều.
Lò xo hồi vị guốc phanh hỏng. Tấm đỡ phanh bị biến dạng.
Làm sạch hoặc thay má. Xiết lại trống phanh. Chỉnh lại áp suất lốp. Thay lò xo mới. Thay thế.
Tất cả phanh bị nặng
Khe hở guốc phanh quá nhỏ.
Không có khe hở ở bàn đạp phanh, hành trình hồi vị của bàn đạp kém
Điều chỉnh.
Kiểm tra và điều chỉnh hoặc bôi trơn.
104
Van relay trợ lực phanh hỏng. Kiểm tra và sửa chữa.
Một phanh bị nặng
Khe hở guốc phanh quá nhỏ. Lắp ráp guốc phanh không đúng. Xy lanh bánh xe bị hỏng.
Điều chỉnh. Điều chỉnh.
Kiểm tra piston, cuppen và thay thế.
Phanh kêu Má phanh mòn quá mức. Bề mặt má phanh cứng.
Xước hoặc mòn bề mặt bên trong trống phanh.
Má phanh không tiếp xúc chặt với guốc.
Thay má phanh. Thay má phanh.
Sửa chữa hoặc thay thế.
Thay má phanh. Hoạt động phanh
kém hoặc nặng bàn đạp phanh
Chân không không có.
Chân không không được giữ đúng cách.
Kiểm tra các khớp nối hoặc bơm chân không. Kiểm tra các khớp nối, các van, bình chứa chân không và sửa chữa nếu phát hiện hư hỏng.
Bàn đạp bị đẩy lại khi đạp phanh
Dầu phanh ở phía xy lanh bánh xe chảy ngược về phía xy lanh chính của xy lanh thủy lực của trợ lực phanh.
Thay thế piston thủy lực hoặc các cuppen.
105
B. Phanh đỗ xe 1. Giới thiệu chung 1. Giới thiệu chung
Hình 3.21: Phanh đỗ xe trên xe Hyundai HD120
Phanh đỗ xe trên xe Hyundai HD120 là phanh đỗ xe sử dụng kiểu điều khiển dây cáp và cơ cấu phanh tang trống ở trục đầu ra hộp số.[1]
Khi cần đẩy phanh đỗ được kéo lên, dây điều khiển kéo vào cần cam và cam quay. Khiến cho guốc và má phanh giãn ra. Guốc phanh giãn ra ép má phanh vào trống phanh tạo ma sát lên bề mặt trống phanh, bó cứng chuyển động giữa trục các đăng và trống phanh.
Nếu cần đẩy phanh đỗ được nhả ra, lò xo hồi vị sẽ kéo cần cam trở về vị trí ban đầu. Guốc phanh và má phanh tách ra khỏi bề mặt trống phanh bằng lực của lò xo hồi vị, sự bó cứng giữa trống phanh và trục các đăng được giải phóng.
106
Bảng 3.10: Thông số kỹ thuật của phanh đỗ xe Hyundai HD120 [1]
Kiểu hộp số Mục
KH10
Kiểu phanh đỗ xe Phanh tang trống tác động lên trục các đăng (Trục đầu ra hộp số)
Đường kính trong của trống phanh 203.2mm
Chiều rộng và độ dày má phanh 50 x 40mm
Kiểu điều khiển Điều khiển kiểu cơ khí bằng dây cáp
2. Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính Chú ý:
Trước khi tháo phanh đỗ, cần kê chèn bánh xe trước.
Để tháo trục các đăng cần tham khảo phần trục các đăng.
Nhả phanh đỗ ra hoàn toàn trước khi tháo.
107
1. Trống phanh 2. Lò xo hồi guốc phanh 3. Lò xo hồi vít điều chỉnh 4. Cơ cấu điều chỉnh 5. Guốc và má phanh 6. Chốt hãm
7. Lò xo hồi cần đẩy cam 8. Cam 9. Cần đẩy cam
10. Chêm 11. Tấm đỡ 12. Vỏ bọc
a) Tháo
1) Tháo truyền động các đăng
Tháo trục các đăng và các đai ốc hãm (Tham khảo phần trục các đăng). 2) Tháo cần đẩy phanh đỗ và các cơ cấu dẫn động
Tháo các đòn dẫn động. Tháo cần đẩy phanh đỗ. 3) Tháo cụm phanh đỗ Tháo lò xo.
Tháo chốt hãm. Tháo cam.
Tháo guốc và má phanh.
b) Kiểm tra
Kiểm tra độ mòn của trống phanh bằng cách đo đường kính của trống phanh.
Giới hạn cần thay thế: 205mm.
Kiểm tra độ mòn của má phanh: Sử dụng thước kẹp.
Giới hạn cần thay thế: 1.4mm.
108
c) Lắp
Chú ý: Tiến hành lắp theo trình tự ngược lại khi tháo. Cần chú ý cẩn thận khi lắp các lò xo.
d) Điều chỉnh
Khe hở giữa má phanh và trống phanh
Đặt cần đẩy cam ở vị trí nhả. Xoay vít điều chỉnh bằng tuốc lơ vít thông qua lỗ điều chỉnh khe hở guốc bên trong trống phanh cho đến khi má phanh tiếp xúc chắc chắn với trống phanh thì ngưng. Khoảng hở má phanh khi đó phải nằm trong khoảng từ 0.1 đến 0.25mm.[1] Hành trình của cần đẩy phanh đỗ
Điều chỉnh hành trình đòn bẩy phanh đỗ bằng cách xoay đai ốc khóa cam sao cho số lần nhấp được tạo ra khi đòn bẩy được kéo lên hết cỡ từ vị trí nhả ra (7 đến 10 bậc).[1]
Sau khi thực hiện điều chỉnh, vận hành cần phanh đỗ hai hoặc ba lần để đảm bảo rằng hành trình được điều chỉnh chính xác, phanh đỗ hoạt động bình thường.
3. Hư hỏng và cách khắc phục
Bảng 3.11: Hư hỏng và cách khắc phục của phanh đỗ xe [1]
109 Phanh đỗ xe
không ăn
Khe hở giữa má phanh và trống không đúng hoặc hành trình cần đẩy phanh đỗ sai
Điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh, tăng dây cáp Sự ăn khớp giữa cần đẩy phanh đỗ và khung
răng kém
Điều chỉnh hoặc thay thế
Dây cáp giãn hoặc đứt Thay dây cáp
Trống phanh mòn hoặc hỏng Mài lại hoặc thay thế
Má phanh mòn không đều Thay thế
Có dầu hoặc mỡ trên má phanh và trống phanh Lam sạch dầu, mỡ Phanh đỗ nhả
không hoàn toàn
Lò xo hồi vị của cần đẩy phanh đỗ yếu đi hoặc hỏng
Thay thế
Dây cáp không di chuyển trơn tru Bôi trơn hoặc thay thế Lò xo hồi vị guốc phanh hoặc lò xo hồi vị cam
yếu
Thay thế
110
C. Hệ thống ABS (Anti-lock Brake System) 1. Giới thiệu chung 1. Giới thiệu chung
Khi xe bị phanh đột ngột trong quá trình hoạt động, hoặc phanh xe trên bề mặt đường bị trơn trượt do mưa hoặc tuyết, hiện tượng bánh xe bị bó cứng và trượt trên mặt đường dễ dàng xảy ra. Khi hiện tượng trượt xảy ra, lực phanh bị giảm và quãng đường phanh bị kéo dài. Hoặc nó có thể gây ra tai nạn vì xe bị trượt sai hướng và lúc này xe không thể điều hướng được. Vì thế ABS là một hệ thống được nghiên cứu để ngăn chặn các bánh xe bị trượt khi phanh. Từ đó duy trì sự ổn định của xe, đảm bảo kiểm soát lái và đạt được quãng đường phanh cũng như thời gian phanh tối ưu.[8]
[1]Hệ thống ABS trên xe Hyundai HD120 là hệ thống ABS dạng 4S/4M (4 cảm biến và 4 van điều tiết (Loại van điện 2 vị trí)). Để thực hiện việc ngăn chặn hiện tượng trượt xảy ra khi phanh, hệ thống ABS trên xe Hyundai HD120 gồm các bộ phận:
Các tín hiệu đầu vào bao gồm cảm biến tốc độ bánh xe, công tắc chân phanh.
Bộ vi xử lý bao gồm hộp điều khiển điện tử HECU (Hydraulic Electronic Control Unit).
Các bộ chấp hành đầu ra bao gồm các van điện từ điều khiển dòng dầu phanh vào/ra xy lanh bánh xe, bơm dầu phanh, đèn báo phanh và giắc chuẩn đoán.
[8]Hệ thống ABS ngăn chặn hiện tượng trượt xảy ra khi phanh bằng cách điều khiển hệ thống phanh nhấp nhả với tốc độ cao. [1]Cụ thể khi đang di chuyển mà xe phanh lại, cảm biến tốc độ bánh xe sẽ truyền thông tin trạng thái xe đến bộ vi xử lý, HECU sẽ phân tích và kết luận xem bánh xe có bị bó cứng, nếu bánh xe đang bị bó cứng và hiện tượng trượt xảy ra nó sẽ kích hoạt mở van điện từ xả áp suất dầu phanh của xy lanh bánh xe về hệ thống bơm, và bánh xe thực hiện việc quay bình thường. Khi bánh xe đã quay trở lại thì hộp điều khiển điện tử tiếp tục kích hoạt mô tơ bơm hoạt động để luân hồi dầu phanh về lại bình chứa, đồng thời mở van điện từ cung cấp dầu có áp suất vào hệ thống phanh để phanh bánh xe trở lại. Quá trình phanh - nhả - phanh - nhả này diễn ra liên tục với tốc độ rất nhanh tạo nên sự trơn
111
tru, giúp cho bánh xe vừa thực hiện chức năng phanh mà vẫn có thể quay không bị bó cứng, hiện tượng trượt lết sẽ không xảy ra và xe sẽ rất ổn định khi phanh. [8]Ngoài ra, nhờ có sự tính toán và điều khiển của hệ thống điện tử mà xe sẽ có quãng đường phanh và thời gian phanh ngắn cũng như tối ưu nhất.
2. Chuẩn đoán lỗi và sự cố 2.1 Chuẩn đoán 2.1 Chuẩn đoán
Có 2 cách chuẩn đoán hệ thống ABS trên xe Hyundai HD120: Chuẩn đoán bằng mã nhấp nháy của đèn báo
ABS: Nối đầu giắc 6 chân ở phía dưới của bảng điều khiển vào công tắc chuẩn đoán mã nhấp nháy. Chuẩn đoán các lỗi bằng cách vận hành nút công tắc mã nhấp nháy theo chỉ định. Khi không có công tắc mã chuẩn đoán nhấp nháy, chạm đầu dây số 4 và số 9 của giắc chuẩn đoán 16 chân ở dưới bảng điều khiển với nhau như hình để tiến hành chuẩn đoán.[1]
Chuẩn đoán bằng máy chuẩn đoán: Chuẩn đoán hư hỏng hệ thống bằng cách nối đầu giắc chuẩn đoán 16 chân ở dưới bảng điều khiển vào giắc nối của máy chuẩn đoán và tiến hành chuẩn đoán bằng máy theo các chỉ dẫn. Các lỗi sẽ hiển thị rõ ràng trên màn hình của máy (Nếu có).[1]
112
2.2 Vận hành mã nháy chuẩn đoán
Nhấn công tắc mã nháy chuẩn đoán trong một giây và nhả ra để chẩn đoán. Một trong những trạng thái sau đây có thể là trường hợp mà mã nháy chẩn đoán:
Bảng 3.12: Ý nghĩa các trường hợp đèn cảnh báo ABS nhấp nháy [1]
Triệu chứng Nguyên nhân Cách khắc phục
Đèn báo ABS không sáng khi động cơ khởi động.
Bóng đèn bị lỏng hoặc cháy. Kiểm tra bóng có bị cháy?
Kiểm tra bóng có bị lỏng nguồn? Điện áp ắc quy không đúng
chuẩn (Điện áp phải nằm trong khoảng 22-32V).
Kiểm tra dây điện nối ECU với ắc quy.
Đo điện áp. Mã nháy chuẩn đoán sai (Đèn báo
ABS sáng mà không nháy sau khi vận hành mã nháy chuẩn đoán).
Thời gian vận hành công tắc không đúng. Chuẩn đoán nhấn công tắc 1 giây, xóa lỗi nhấn công tắc 3 giây.
Nhấn công tắc như chỉ định.
Dây nối sai. Kiển tra lại dây nối. Đèn cảnh báo không chớp nhanh
8 lần sau khi nhấn công tắc mã nhấp nháy tối thiểu 3 giây.
Lỗi vẫn còn. Tìm lỗi và sửa lỗi.
2.3 Quy trình chuẩn đoán
Bảng 3.13: Quy trình chuẩn đoán bằng mã nháy chuẩn đoán [1]
Mô tả Thao tác Đèn cảnh báo nhấp nháy Xử lý sự cố
Chuẩn đoán Bước 1
Bật công tắc khởi động 1. Bình thường nếu đèn cảnh báo bật và tắt sau một lúc. Bình thường (Không cần xử lý).
2. Khi đèn cảnh báo không bật, dây bị lỗi hoặc cầu chì
113 bị nổ. 3. Nếu đèn sáng luôn thì có thể là một trong các nguyên nhân sau: a) Lỗi. b) Lỗi cảm biến tốc độ bánh xe trước khi động cơ tắt. c) Xe không được chạy sau khi xử lý sự cố ECU.
d) Đầu nối ECU bung ra.
a) Tiến hành bước 2. b) Tiến hành bước 2.
c) Nó rất bình thường nếu đèn cảnh báo tắt sau khi lái xe với 7km/h (Không cần xử lý sự cố).
d) Nối lại. Bước 2
Nối mát cọc số 4 của giắc chuẩn đoán trong 0,5-3,0 giây hoặc nối nó với cọc số 9 (Hoặc nhấn công tắc mã nháy)
Đèn cảnh báo nhấp nháy với mã nhấp nháy 2 chữ số.
Đánh giá xem đó là lỗi thực hay lỗi ghi nhớ.
Trong trường hợp lỗi thực: - Lặp lại chu kỳ mã nhấp nháy.
Trong trường hợp lỗi ghi nhớ:
- Đèn dừng nhấp nháy sau khi phát lỗi ghi nhớ (Đèn chỉ sáng một lần). Bước 3 Kiểm tra mã nhấp nháy bằng cách đếm số lần nhấp nháy Bộ thứ nhất nháy từ 1 đến 8 lần sau 1.5 giây. Bộ thứ hai nháy 1 dến 6 lần. Lặp lại bộ thứ nhất sau 4 giây. Đọc mã lỗi và tìm ra vị trí lỗi.
114 Tắt khóa điện và
sửa lỗi
Trường hợp lỗi tạm thời.
bước 1,2 và 3 cho đến khi