A. Hệ thống phanh chính
3.3 Bộ trợ lực phanh
Chú ý:
Trước khi tháo lắp kiểm tra, loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt bộ trợ lực phanh và cẩn thận không để vật lạ, bụi bẩn hoặc nước xâm nhập vào bên trong bộ trợ lực.
Đánh dấu ghi nhớ trên các phần ăn khớp với nhau trước khi tiến hành tháo bộ trợ lực.
Lau hoặc rửa sạch các bộ phận tháo rời như mô tả dưới đây:
Các bộ phận cao su: Lau bằng cách sử dụng vải được làm ướt bởi dầu phanh hoặc cồn, không bao giờ nhúng các bộ phận cao su trong dung môi làm sạch. Các bộ phận kim loại: Làm sạch bằng dung dịch tẩy rửa (Trichlene hoặc chất
tẩy rửa kim loại), sau đó làm khô bằng khí nén.
Kiểm tra các bộ phận cao su một cách trực quan xem có hư hỏng, mòn hay sưng và thay thế nếu tìm thấy bất kỳ khiếm khuyết nào.
Để kiểm tra và hiệu chỉnh một cách chính xác có hệ thống, tiến hành tháo bộ trợ lực phanh theo các phần: Phần van relay và piston van relay, phần xi lanh thủy lực, phần xi lanh trợ lực và phần nắp bộ trợ lực.
87
Hình 3.14: Các bộ phận của trợ lực phanh
1. Vòng hãm 2. Nắp chụp có ống 3. Đệm
4. Lò xo van khí 5. Thân van relay 6. Lò xo màng relay
7. Màng van relay 8. Đệm 9. Đai ốc
10. Đệm 11. Đệm van khí 12. Van khí
88
16. Vòng chữ 0 17. Vòng hãm 18. Piston van relay 19. Cuppen 20. Xy lanh thuỷ lực 21. Nắp xy lanh
22. Đệm 23. Vòng hãm 24. Vòng đệm
25. Lò xo thuỷ lực 26. Van xả 27. Nút
28. Đai ốc khoá 29. Đệm 30. Chốt thẳng
31. Piston thuỷ lực 32. Cuppen 33. Chốt móc
34. Nắp bộ trợ lực 35. Lò xo hồi vị bộ trợ lực 36. Vòng hãm
37. Đệm 38. Chốt định vị 39. Cuppen
40. Đệm 41. Phốt dầu 42. Đệm
43. Đầu nối ống 44. Nút 45. Vòng chữ 0
46. Đai ốc thanh đẩy 47. Đệm 48. Tấm piston trợ lực 49. Màng chắn cao su 50. Đệm 51. Tấm piston trợ lực 52. Thanh đẩy 53. Kẹp 54. Ống 55. Xy lanh trợ lực a) Tháo 1) Cố định bộ trợ lực phanh Sử dụng dụng cụ chuyên dùng bộ cố định trợ lực phanh và gá chặt nó trên ê tô, sau đó gắn 4 bu lông móc của bộ trợ lực lên bộ cố định để cố định chắc chắn bộ trợ lực lên ê tô.
89 3) Tháo cụm van relay bằng dụng cụ chuyên dùng.
4) Tháo xy lanh thuỷ lực
Nới lỏng đai ốc khoá và tháo xy lanh trợ lực bằng cách giữ nó với dụng cụ cờ lê chuyên dùng.
5) Sau đó tháo vòng chặn van xả trên xy lanh thuỷ lực sau khi vừa tháo ra.
6) Tháo piston thuỷ lực
Để tháo piston thuỷ lực có 2 phương pháp:
Không sử dụng khí nén: Sử dụng dụng cụ chuyên dùng móc kẹp để nén lò xo hồi vị piston trợ lực lại. Sau đó, khi piston thuỷ lực trồi lên, tháo chốt thẳng và tháo piston thuỷ lực ra bằng đinh nhọn hoặc vật tương tự.
Sử dụng khí nén: Cấp khí nén vào xy lanh trợ lực qua ống vỏ xy lanh trợ lực, lúc này piston thuỷ lực sẽ trồi lên do lò xo hồi vị piston trợ lực bị khí nén nén lại. Sau đó tháo chốt thẳng và tháo piston thuỷ lực.
90 7) Tháo đai ốc cần đẩy piston trợ lực
Gá dụng cụ chuyên dùng bộ vành gá lên ê tô, sau đó căn chỉnh và gắn piston trợ lực lên bộ vành. Sử dụng tuýp chuyên dùng tháo đai ốc cần đẩy và tháo rời cụm piston trợ lực.
b) Lắp
Chú ý: Quy trình lắp thực hiện ngược lại theo quy trình tháo.
91
1) Khi lắp vòng chặn van xả trên xy lanh thuỷ lực, ta sử dụng dụng cụ chuyên dùng dụng cụ ghép vòng chặn.
2) Khi gắn các cuppen vào các piston, ta sử dụng dụng cụ chuyên dùng cụm lồng cuppen.
3) Sử dụng máy ép để gắn phốt dầu lên nắp bộ trợ lực.
Chú ý: Khi gắn phốt dầu, hướng mặt môi bịt dầu về phía xy lanh thuỷ lực.
92
4) Lắp đệm van khí và van khí vào thân van relay như hình.
Chú ý: Luôn sử dụng đệm van khí mới cho mỗi lần tháo lắp sửa chữa.
5) Khi lắp xy lanh thuỷ lực vào nắp bộ trợ lực: Xiết chặt đai ốc khoá, chắc rằng nút ở nắp xy lanh và nút ở nắp bộ trợ lực được canh chỉnh cách nhau 300.
93
c) Kiểm tra sau khi tháo lắp sửa chữa c1) Kiểm tra đơn giản trên xe
Đây là một phương pháp kiểm tra mà không sử dụng đến các công cụ đo chuyên dùng. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào đối với kết quả kiểm tra, hãy kiểm tra hiệu suất của từng cụm chi tiết bằng cách sử dụng các máy kiểm tra.
Kiểm tra tổng thể
Với áp suất chân không bộ trợ lực phanh được đặt ở mức 0, nhấn bàn đạp phanh như khi phanh bình thường, khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải. Nếu bàn đạp phanh di chuyển xuống nhẹ sau khoảng hai hoặc ba giây, kết luận bộ trợ lực phanh hoạt động tốt.
Kiểm tra độ kín dầu
Khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải, đạp hết bàn đạp phanh, nếu bàn đạp bị đẩy trở về, cuppen trên piston thủy lực và van bi kiểm tra trong xy lanh thuỷ lực không kín dầu.
Kiểm tra độ kín khí của van khí
[1]Khi động cơ hoạt động ở vị trí không tải, đặt một sợi chỉ gần đường ống khí vào của cụm van relay và không đạp bàn đạp phanh. Nếu sợi chỉ bị hút vào phía trong, van khí bị rò rỉ. Nếu sợi chỉ không bị hút vào trong tiếp tục kiểm tra bằng cách nhấn bàn đạp phanh. Lúc này, nếu sợi
chỉ được hút vào trong, suy ra piston van relay và van khí đang hoạt động tốt. Kiểm tra van chân không và kiểm tra màng chắn cao su piston trợ lực
[1]Với động cơ đang chạy không tải, nhấn bàn đạp phanh. Nếu cảm thấy lực hút ở ngón tay khi áp vào đường ống khí vào của cụm van relay, van chân không hoặc màng chắn cao su piston trợ lực hỏng.
94
c2) Kiểm tra bộ trợ lực phanh bằng dụng cụ đo chuyên dùng
[1]Kiểm tra hiệu suất bộ trợ lực một cách chi tiết bằng cách sử dụng Bộ kiểm tra tĩnh (Jidosha Kiki). Sau lắp đặt bộ thử nghiệm theo hình, xả áp lực dầu hệ thống và kiểm tra các mục sau đây. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy các giá trị nằm ngoài tiêu chuẩn hoặc giới hạn, hãy kiểm tra các bộ phận liên quan và tiến hành sửa chữa thay thế nếu có hư hỏng.
Hình 3.16: Kiểm tra bộ trợ lực bằng Bộ kiểm tra tĩnh Bảng 3.8: Bảng kiểm tra bộ trợ lực bằng Bộ kiểm tra tĩnh [1]
Mục kiểm tra Điều kiện kiểm tra Giá trị tiêu chuẩn Giới hạn
Độ kín dầu
Cung cấp áp suất dầu 11.8MPa cho xy lanh thuỷ lực và đo mức giảm áp trong 15 giây (Đo giá trị PG2). Trong
thử nghiệm này, bộ trợ lực không được có
1470kPa hoặc thấp hơn
95 trạng thái chân không
nào.
Độ kín khí khi không hoạt động
Đặt áp suất chân không trong bộ trợ lực phanh là 67kPa, đóng khoá và
đo lượng áp suất chân không rơi trong 15 giây. (Đo giá trị VG1)
3.3kPa hoặc thấp hơn
Áp suất khi bắt đầu hoạt động
Đặt áp suất chân không trong bộ trợ lực phanh là 67kPa. Đạp bàn đạp tác động xi lanh chính một cách từ từ và đọc giá trị áp suất PG1. Lúc này, giá trị áp suất chân
không VG1 sẽ có sự dao động.
125 đến 225kPa 105 đến 245kPa
Khi hoạt động trợ lực hoàn toàn
Đặt áp suất chân không trong bộ trợ lực phanh là 67kPa. Đạp chậm bàn
đạp xi lanh chính và đọc giá trị áp suất trên xy lanh thuỷ lực (PG2)
và giá trị áp suất trên xy lanh chính (PG1). 1570kPa 10.1 đến 11.1MPa 1570kPa 9.81 đến 11.4MPa Độ kín khí khi hoạt động trợ lực hoàn toàn Trong quá trình trợ lực hoạt động ở mức đầy tải, hãy cắt nguồn cung
96 cấp chân không và đọc
lượng áp suất chân không rơi trong 15 giây
sau đó (VG1).
Áp suất dư
Đặt áp suất của xi lanh chính lên tới 490kPa (PG1), nới lỏng vít xả gió ở cuối xi lanh thủy lực, giải phóng áp suất bên trong xi lanh chính và đọc áp suất được chỉ thị bằng đồng hồ đo áp
suất bên xi lanh bánh xe (PG2).
78 đến 125kPa 59 đến 155kPa