Thiết kế địa mạo

Một phần của tài liệu 'Xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường các vùng khai thác các loại hình khoáng sản và hỗ trợ hoàn thổ phục hồi môi trường cho một đơn vị khai thác khoáng sản' (Trang 111)

Việc thiết kế địa mạo được tiến hành dựa trên cơ sở bình đồ khu vực kết thúc khai thác khai trường Bản Poòng tỷ lệ : 1/ 2000 và kết quả khảo sát đo đạc thực tế tại hiện trường. Để thuận lợi cho công việc hoàn thổ phục hồi môi trường, các khu vực đã khai thác xong ở khai trường Bản Poòng được chia thành các khu và tiến hành công tác hoàn thổ phục hồi môi trường trong 3 giai đoạn (giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3). Theo kế hoạch của Công ty và phù hợp với diện tích đã đăng ký thực hiện trong khuôn khổ dự án này đã xác định phần diện tích để hoàn thổ phục hồi môi trường trong giai đoạn 1 là 1,13 ha. Tuy nhiên, vì khu vực đã khai thác xong có diện tích không lớn (4,81 ha), nên việc thiết kế địa mạo được tiến hành chung cho cả các khu vực sẽ được hoàn thổ phục hồi môi trường trong cả các giai đoạn 2 và 3 (xem phương án hoàn thổ phục hồi môi trường ở khai trường Bản Poòng trên hình 21) . Điều này có nhiều thuận lợi trong việc thiết kế bờ vùng (có B = 4- 6m; H = 1,5 m thuận tiện cho việc vận chuyển của các xe cơ giới trong nông nghiệp), thiết kế bờ thửa (B = 0,8-1,2 m; H = 0,5m) và thiết kế mương thoát nước cho khu vực (B = 1-1,5m; H = 1m).

Trên cơ sở với độ cao tự nhiên và phù hợp với điều kiện hiện nay ở khu vực khai trường (độ cao của khai trường đã khai thác xong =267,5 đến 268,5 và khối lượng đất đá thải tại các bãi thải đất đá có thể sử dụng để san lấp khai trường) đã tính toán thiết kế độ cao mặt ruộng là +280,5 m.

Một phần của tài liệu 'Xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường các vùng khai thác các loại hình khoáng sản và hỗ trợ hoàn thổ phục hồi môi trường cho một đơn vị khai thác khoáng sản' (Trang 111)