2.2.1. KHÁI NIỆM VỀ KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG HIỆU SUẤT CAO (HPLC)
HPLC là phương pháp sắc ký được phát triển dựa trên phương pháp ghi sắc ký cột (column chromatography). Thay vì để dung môi nhỏ giọt qua một cột ghi sắc ký dưới tác dụng của trọng lực, người ta đặt lên dung môi áp suất khoảng 400at để sự dịch chuyển xảy ra nhanh hơn. Phương pháp này cho phép chúng ta sử dụng các hạt có kích thước nhỏ trong cột hấp phụ (column packing material) và làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa pha tĩnh (stationary phase) và các phân tử đi qua nó. Điều này sẽ tăng cường khả năng phân tích các chất có trong hỗn hợp. Các tính chất đó có thể là:
- Tính chất hấp phụ của chất rắn. - Tính chất trao đổi ion, tạo cặp ion.
- Sự rây phân tử theo kích thước của chúng. - Sự tạo phức và sự liên hợp phân tử.
- Sự phân bố của các chất giữa hai pha không tan vào nhau...
Kỹ thuật sắc ký có hai loại dựa theo trạng thái của chất mẫu khi tiến hành tách sắc ký. Đó là :
- Kỹ thuật phân tích sắc ký khí. - Kỹ thuật phân tích sắc ký lỏng.
Kỹ thuật sắc ký lỏng lại được chia làm hai nhóm : - Sắc ký lỏng áp suất thường (sắc ký cổ điển). - Sắc ký lỏng hiệu suất cao (áp suất cao : HPLC).
Kỹ thuật phân tích HPLC bao gồm hai nhóm : - Sắc ký lớp mỏng áp suất cao (HPTLC).
47
Trong nhóm HPLC, tùy theo bản chất của quá trình sắc ký của pha tĩnh trong cột tách mà người ta chia thành :
(1) Sắc ký phân bố (PC) của chất tan giữa hai pha không trộn nhau. (2) Sắc ký hấp phụ pha thường (NP-HPLC).
(3) Sắc ký hấp phụ pha ngược hay pha đảo (RP-HPLC). (4) Sắc ký trao đổi ion (IE – HPLC) và cặp ion (IP – HPLC). (5) Sắc ký rây phân tử (FG - HPLC).
Một cách tổng quát chúng ta có thể minh họa khái quát sự phân chia này theo sơ đồ:
Sự phân chia trên đây là dựa theo tích chất của quá trình sắc ký, tất nhiên đó cũng chỉ là tương đối. Vì trong nhiều trường hợp, quá trình tách sắc ký xảy ra không phải chỉ theo một tính chất (một cơ chế) duy nhất, mà đồng thời có thể theo hai hay nhiều cơ chế khác nhau cùng diễn biến trong cột tách.
48