PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT BÉO TRONG DA

Một phần của tài liệu Lý thuyết sắc ký và xác định axit béo trong da (Trang 100 - 105)

NHIÊN

Có rất nhiều phương pháp để phân tích axit béo trong da ngoài phương pháp phân tích bằng GC-MS và HPLC người ta còn sử dụng phương pháp chuẩn độ axit – bazo để xác định axit béo trong da, đây là một phương pháp đơn giản để xác định axit béo trong da. Sau đây là quy trình xác định axit béo trong da bằng phương pháp chuẩn độ axit – bazo.

3.1.1. MỤC ĐÍCH

Trong các sản phẩm bằng da tự nhiên khi sử dụng một thời gian thì các sản phẩm có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là do sự oxi hóa do enzym lipo-oxydaza (có thể có sẵn trong chất béo hay do vi sinh vật xâm nhập tạo ra) hoặc oxi hóa xeton (với chất béo có axit béo no, phân tử lượng nhỏ hay trung bình) tích tụ ankil-metyl-xeton có mùi khó chịu. Cơ chế phản ứng này rất phức tạp.

Axit béo tự do cũng làm ảnh hưởng đến những mẫu da dùng để xây dựng đường chuẩn để phân tích các hợp chất khác. Làm sai lệch đường chuẩn ảnh hưởng đến kết quả đo các hợp chất đó.

3.1.2. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH

Cân 2g da cắt nhỏ (24mm) hoặc cắt mịn cho vào trong vial 20ml, sau đó thêm 10ml dichloromethane đậy kín vial và siêu âm ở 50oC trong 3h. Lọc dung môi chiết và để cho dichloromethane bay hơi tự nhiên trong tủ hút. Khi dichloromethan bay hơi hết sẽ còn lại phần cặn không bay hơi ta hòa tan chúng bằng cách thêm 10ml hỗn hợp diethylether và ethanol với tỉ lệ 1:1, đánh tan chúng bằng vi sóng. Nếu dung dịch không màu hay có màu tương phản với mày hồng của chỉ thị với NaOH thì ta chuẩn độ bằng NaOH 0,05M với chỉ thị phenolphthalein. Ngược lại nếu có màu không tương phản với màu hồng của chỉ thị với NaOH thì ta chuẩn độ có thêm điện cực hoặc chuẩn độ điện thế. Dựa vào lượng thể tích NaOH đã dùng tính toán hàm lượng axit béo tự do.

97

3.1.3. HÓA CHẤT

− Dichloromethane (CH2Cl2)

− Hỗn hợp dung môi: Hỗn hợp gồm 50% Diethylether và 50% Ethanol (95% trong nước). Các hỗn hợp dung môi phải trung hòa với với dung dịch NaOH 0,05M. Khi dùng chỉ thị phenolphthalein

− Natri hidroxit (NaOH 0.05M)

− Chỉ thị Phenolphtalein, 10g/L trong Ethanol (95%)

3.1.4. THIẾT BỊ

Máy rữa siêu âm (dùng để chiết axit béo)

Phễu lọc

98 Beaker Vial 20ml Buret Giấy lọc Bếp điện

99

Máy đo pH

3.1.5. CHUẨN BỊ MẪU

Chuẩn bị một tờ giấy trắng nhỏ sạch, dùng kéo cắt nhỏ mẫu da với kích thước 25mm hoặc cắt mịn trên tờ giấy để tránh mất mẫu và nhiễm mẫu, sai số trong phép đo.

Hình 3.1.5.1: Mẫu da cắt nhỏ

Hình 3.1.5.2: Mẫu da cắt mịn

100

3.1.6. CHUẨN BỊ CHẤT THỬ CHUẨN [4]

Cân 0.2g NaOH cho vào bình định mức 100ml và định mức lên 100ml bằng ethanol. Sau đó vừa ngâm bình định mức vào nước và lắc cho NaOH tan hoàn toàn trong ethanol.

Tuy nhiên, việc pha NaOH gặp nhiều khó khăn như sau:

NaOH dạng rắn là chất cực kỳ dễ hút ẩm, do đó lượng NaOH thực tế không đúng bằng lượng NaOH đem cân mà lẫn ít nước.

Trong quá trình bảo quản NaOH trong bình, nồng độ NaOH cũng bị giảm theo thời gian. Do trong không khí của chúng ta có khí CO2, là một acid yếu khi tan trong nước sẽ tác dụng với NaOH tạo NaHCO3 và Na2CO3 gây giảm nồng độ của chất thử chuẩn NaOH.

Vì vậy, khi pha dung dịch NaOH, ta phải làm thật nhanh và đậy kín bình chứa để tránh CO2 tác dụng với NaOH gây giảm nồng độ NaOH. Như vậy, nồng độ NaOH ko đúng như ta tính, không thể dùng để chuẩn axit.

Khi đó, ta phải dùng một chất chuẩn khác xác định chính xác nồng độ NaOH đã pha, những chất chuẩn như thế gọi là "chất chuẩn gốc", dùng để chuẩn những chất chuẩn. Những chất chuẩn gốc này tương đối dễ bảo quản, độ tinh khiết hóa học cao (99,9%), thành phần thể rắn cũng như thể lỏng đúng như công thức của nó. Trong trường hợp này, ta dùng axit oxalic (H2C2O4) để chuẩn chính xác nồng độ NaOH, rồi sau đó mới dùng NaOH chuẩn những axit khác.

Vì những yêu cầu trên, trong hóa phân tích, những chất chuẩn đều có thời gian sử dụng, thường chỉ được sử dụng trong 1 ngày, thậm chí chỉ trong 1 buổi. Sau đó phải xác định lại chính xác nồng độ.

3.1.7. CHUẨN BỊ CHỈ THỊ

101

Một phần của tài liệu Lý thuyết sắc ký và xác định axit béo trong da (Trang 100 - 105)