ĐTCT đang trở thành một phương thức đầu tư phổ biến trên thế giới hiện nay ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Trong bối cảnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (vốn đầu tư truyền thống) là có hạn và thường không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển đường bộ, đầu tư theo hình thức ĐTCT được các Chính phủ sử dụng nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước bổ sung vào nguồn vốn truyền thống đã đạt được sựđồng thuận tại nhiều quốc gia. Chính phủ của các nước đã có sự phát triển mạnh mẽ của ĐTCT như Anh, Úc, Canada, Hàn Quốc, Ấn Độ... và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Phát triển Châu Á đã thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu vềĐTCT, bao gồm cả website, chính sách.
Các nước phát triển đã trải qua giai đoạn mở rộng ĐTCT về lượng, thay vào đó là tập trung vào cả lượng và chất của sự tham gia khu vực tư nhân vào đầu tư theo hình thức ĐTCT, nhấn mạnh việc cung cấp dịch vụ bền vững cho tất cả các bộ phận dân cư, đặc biệt là những người nghèo nhất. Ở các nước đang phát triển, đầu tư tư nhân tăng cao do yếu kém của khu vực công và những thách thức trong việc cung cấp thị trường hiệu quả và cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ cần được lựa chọn, thiết kế một cách kỹ lưỡng bởi không phải tất cả mọi công trình kết cấu hạ tầng nói chung, công trình đường bộ nói riêng đều phù hợp với hình thức đầu tư này. Thực tế này đòi hỏi chính sách đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ một mặt cần có cơ chế khuyến khích ĐTCT, mặt khác cũng cần tạo khuôn khổ đầy đủ, rõ ràng cho việc ra quyết định lựa chọn và quản lý công trình đường bộđểđem lại lợi ích và hiệu quả cao hơn mua sắm công, đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽđem lại cơ hội thu hút vốn đầu tư tư nhân, công nghệ và tri thức của nước ngoài trong phát triển đường bộ. Bên cạnh đó, toàn cầu hoá làm tăng sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút vốn
KẾT LUẬN
Đảng và nhà nước Việt Nam chủ trương khuyến khích phát triển đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ. Chính sách đối với ĐTCT trong xây dựng đường bộ của Việt Nam được xây dựng chủ yếu nhằm huy động vốn từ khu vực tư nhân để phát triển hệ thống hạ tầng quốc gia và tăng hiệu quả đầu tư. Các chính sách bộ phận được xem xét theo quy trình đầu tư, gồm: (1) chính sách, quy định về lựa chọn và chuẩn bịđầu tư; (2) chính sách, quy định về lựa chọn hình thức hợp đồng đầu tư; (3) chính sách, quy định về lựa chọn nhà đầu tư; (4) chính sách, quy định về phân bổ rủi ro giữa nhà nước và tư nhân; (5) chính sách, quy định vềưu đãi và đảm bảo đầu tư.
Theo mục tiêu đặt ra ban đầu đặt ra, Luận án “CSNN đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ Việt Nam” đã làm rõ được các vấn đề sau:
- Dựa trên lý thuyết về phân tích chính sách, luận án đã xác định được những yếu tố cơ bản của chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức đối tác công- tư (ĐTCT) trong xây dựng đường bộ gồm: Mục tiêu, chủ thể, đối tượng, yêu cầu và các bộ phận cấu thành của chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT.
- Xác định được các mục tiêu chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ là: Đảm bảo vốn cho phát triển đường bộ; Nâng cao chất lượng công trình và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ cho người sử dụng đường bộ; Sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn của nhà nước và các nguồn lực khác trong xây dựng đường bộ; Xây dựng năng lực quản lý và thực hiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như của nhà đầu tư tư nhân.
- Xác định được yếu tố cấu thành của chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ bao gồm: Chính sách, quy định về lựa chọn và chuẩn bị đầu tư theo hình thức ĐTCT; Chính sách, quy định về lựa chọn loại hình đầu tư theo hình thức ĐTCT; Chính sách, quy định về lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức ĐTCT; Chính sách, quy định về phân bổ rủi ro giữa nhà nước và tư nhân; Chính sách, quy định vềưu đãi và đảm bảo đầu tư.
- Luận án đã xác định và đánh giá được các nhóm nhân tốảnh hưởng đến chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ bao gồm: Nhóm nhân tố thuộc về nhà nước (Quyết tâm chính trị và cam kết lâu dài đối với việc đầu tư của khu vực tư nhân trong xây dựng đường bộ; Năng lực hoạch định chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch hợp lý cho phát triển đường bộ; Năng lực tổ
chức thực thi chính sách đối với ĐTCT trong đầu tư xây dựng đường bộ; Năng lực tài chính để quản lý ĐTCT và đầu tư phát triển đường bộ thông qua CQNNCTQ; Xây dựng và vận hành bộ máy quản lý ĐTCT một cách có hiệu lực và hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho ĐTCT); Nhóm nhân tố thuộc về nhà đầu tư tư nhân (năng lực và thái độ của nhà đầu tư tư nhân); Nhóm các nhân tố khác (Ý thức của người sử dụng dịch vụ trong trả phí; Sựủng hộ của người dân; Sự phát triển của thị trường tài chính; Các tổ chức đào tạo).
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng đem lại những đóng góp về mặt thực tiễn: - Đề xuất mục tiêu chính sách đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ cần điều chỉnh theo hướng phát triển bền vững thông qua việc bổ sung các mục tiêu cụ thể nhưđạt giá trịđồng tiền cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực (đất đai, công nghệ, nhân lực), tăng cường năng lực của nhà đầu tư tư nhân; - Hệ thống tiêu chí lựa chọn dự án đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư theo hình thức ĐTCT cần xây dựng theo hướng cụ thể và có thểđo lường, dễ dàng sử dụng.
- Cần xác định các nguyên tắc phân bổ rủi ro để thực hiện được các mục tiêu chính sách, cụ thể là: phân bổ rủi ro tối ưu (rủi ro được phân bổ cho bên có khả năng quản lý tốt nhất), đảm bảo cho nhà đầu tư tư nhân có được tỷ lệ thu nhập trên đầu tư tương xứng với mức độ rủi ro mà họ gánh chịu.
- Các ưu đãi cần đầy đủ, hấp dẫn và được áp dụng trong suốt quá trình đầu tư. Các ưu đãi, hỗ trợ tài chính và bảo lãnh của nhà nước cho các dự án ĐTCT cần được áp dụng cho cả các giai đoạn của vòng đời dự án, từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và cả trong giai đoạn khai thác.
Do hạn chế về nguồn lực và khả năng nghiên cứu, Luận án còn những hạn chế và đây cũng là gợi ý các hướng nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào nhằm phát triển đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ Việt Nam:
- Thứ nhất, nghiên cứu tổ chức thực thi CSNN đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ Việt Nam
- Thứ hai, nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư tham gia xây dựng đường bộ theo hình thức ĐTCT.
- Thứ ba, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lê Hồng Minh (2011), “Phát triển hình thức đối tác công tư trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 168 (II)
2. Lê Hồng Minh (2017), “Chính sách ưu đãi và đảm bảo đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ”, Tạp chí Kinh tế và dự
báo, Tháng 11/2017
3. Lê Hồng Minh (2017), “Chính sách phân bổ rủi ro giữa nhà nước và tư nhân trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bột heo hình thức đối tác công tư”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Đảm bảo dịch vụ xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Số 826
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB (2008), Public Private Partnership handbook
2. Amirullah (2014), “An Analysis of Public Private Partnership Policies inSouth Asia”, International Journal of Humanities and Social Sciences, Vol. 4, Number 1 (2014), pp. 61-69
3. Ban Chỉđạo ĐTCT (2013), Quyết định 20/QĐ-BCĐĐTCT ban hành ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Trưởng Ban Chỉđạo đầu tư theo hình thức ĐTCT ĐTCT về “Kế hoạch hoạt động năm 2013 của Ban Chỉđạo đầu tư theo hình thức đối tác công – tư”
4. Bộ GTVT (2009), Nghiên cứu Hợp tác công tư ngành đường bộ, Hà Nội.
5. Bộ GTVT (2011), Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 07 năm 2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Bộ Giao thông vận tải (2017), Báo cáo tổng hợp các dự án BOT, BT, ĐTCT đến năm 2017
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT về Hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức ĐTCT.
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư
theo hình thức BOT, BTO và BT.
9. Chính phủ (2011), Nghịđịnh số 24/2011/NĐ-CP ngày 5/4/2011 về sửa đổi một số điều của Nghịđịnh số 108/2009/NĐ-CP vềđầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT.
10. Chính phủ (2015), Nghịđịnh số 15/2015/NĐ-CP vềĐầu tư theo hình thức ĐTCT, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ngày 16/2/2011 thông qua dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020
12. Đặng Thị Hà (2013), Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân
13. European Public Private Partnership Expertise Centre (2016), The Guide to Guidance - How to Prepare, Procure and Deliver ĐTCT Projects.
14. Felix Villalba Romero, Champika Liyanage and Athena Roumboutsos (2015), “Sustainable ĐTCTs: A comparative approach for road infrastructure”, Case Studies on Transport Policy, Vol. 3, Issue 2, June 2015, pp. 243-250, 2015. 15. Koch, C. and Buser, M. (2006), “Emerging Metagovernance as an Institutional
Framework for PPP Networks in Denmark”, International Journal of Project Management, 14 (2006): 548-556
16. Maluleke, K.J, (2008), Transport economic regulatory intervention in the transport infrastructure: a ĐTCT exploratary study, Doctoral Thesis, University of South Africa.
17. Maskin, E. and Tirole, J., (2008), “ĐTCT and government spending limits”,
International Journal of Industrial Organization, 26 pp 412–420
18. Minow, M., (2003), “Public private partnership: Accounting for the new religion”, Harvard Law Review, 116, 1229-1237
19. Nguyễn Thị Hồng Minh (2016), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng hạ tầng đường bộ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân
20. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), Đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
21. Phạm Phương Thảo (2013), “Kinh nghiệm triển khai mô hình đầu tư công – tư (ĐTCT) trên thế giới để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị”, Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013
22. Phan Thị Bích Nguyệt (2013), “ĐTCT - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại Thành phố Hồ Chính Minh”, Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013
23. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 1734/QĐ-TTg ngày 1/12/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
24. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/08/2009 về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
25. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam.
26. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức ĐTCT.
27. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1624/QĐ-TTg ngày 29/10/2012, về
việc thành lập Ban Chỉđạo vềđầu tư theo hình thức ĐTCT.
28. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 về việc phê duyệt Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai
đoạn 2011– 2020.
29. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2013.
30. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1327/QĐ-TTg thể hiện chính sách của Nhà nước đối với đường quốc lộ, đường tỉnh lị, đường đô thị và đường nông thôn.
31. Trần Minh Phương (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, mã số: 62.31.05.01, Viện Chiến lược phát triển.
32. Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2013), Phương thức
ĐTCT: kinh nghiệm quốc tế và khung khổ thể chế tại Việt Nam. 33. William N.Dunn (1981), Public Policy Analysis, Prentice Hall 34. World Bank (2016), Public Private Partnership toolkit
35. World Economic Forum (2017), The Global Competitiveness Report 2017–2018,
ISBN-13: 978-1-944835-11-8, www.weforum.org/gcr
36. Zouggari, M. (2003), “PPP: Major Hindrances to the Private Sector’s Partici- pation in the Financing and Management of Public Infrastructures”, International Journal of Water Resources Development, 19/2 (June 2003): 123-129.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ
Tôi là Lê Hồng Minh, nghiên cứu sinh Trường đại học Kinh tế quốc dân, hiện
đang nghiên cứu về CSNN đối với đầu tư theo hình thức đối tác công tư (ĐTCT) trong xây dựng đường bộ.
Chân thành cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian trả lời phiếu điều tra dưới đây. Những câu trả lời của Ông/Bà chỉđược dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học và sẽ được giữ bí mật
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Tên doanh nghiệp: ………..
1.2. Năm thành lập: ..……….
1.3. Loại hình doanh nghiệp:
Nhà nước Tư nhân Đầu tư nước ngoài Liên doanh Cổ phần 1.4. Vốn điều lệ: Dưới 20 tỷ 20-100 tỷ Trên 100 tỷ 1.5. Số lao động: Dưới 200 200-300 Trên 300 PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐTCT CỦA DOANH NGHIỆP
Xin Ông/Bà vui lòng đánh dấu “X” vào ô mà mình đồng ý (Có thểđánh dấu nhiều ô)
2.1. Lĩnh vực đường bộ mà doanh nghiệp tham gia ĐTCT là: Đường cao tốc Cầu đường bộ Đường quốc lộ Hầm đường bộ Đường đô thị Bến phà đường bộ Đường tránh Khác, xin nêu rõ …..
2.2.Phương thức hợp đồng mà doanh nghiệp tham gia ĐTCT BOT BTO BT BOO