Nghiên cứu nội dung chính sách cũng như phân tích kết quảđiều tra và phỏng vấn về CSNN đối với đầu tư theo ĐTCT trong xây dựng Đường bộ Việt Nam cho thấy, các chính sách đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ được hình thành một cách tương đối có hệ thống và đã trở thành công cụđiều tiết vĩ mô quan trọng nhằm khuyến khích phát triển đầu tư theo phương thức này. Chính sách có quá trình phát triển liên tục, nhất quán, chính sách mới nhất có những tiến bộ so với các chính sách trước đó.
- Chính sách về lựa chọn và chuẩn bị đầu tư theo hình thức ĐTCT đã tăng cường vai trò nhà nước trong chủđộng việc lập đề xuất đầu tư, kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thông qua phương thức đấu thầu rộng rãi. Điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Việt Nam cũng đã có chủ trương triển khai chương trình ĐTCT theo một danh mục các dự án xác định, tạo nên một thị trường ĐTCT thương mại ở Việt Nam.
Trong các tiêu chí lựa chọn dự án ĐTCT, tính phù hợp, nhất quán và tính thương mại của dự án giúp có được các đề xuất đầu tư, danh mục dự án đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi tốt, góp phần thực hiện các mục tiêu và đảm bảo nguyên tắc chính sách chung đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ Việt Nam.
- Chính sách về lựa chọn loại hình hợp đồng đầu tư theo hình thức ĐTCT đã xác định những loại hình hợp đồng ĐTCT và đặc điểm của từng loại hình trong xây dựng đường bộ ở Việt Nam là: BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT và O&M. Đây là những loại hình hợp đồng phổ biến trong đầu tư xây dựng đường bộ theo hình thức ĐTCT. Đối với từng loại hợp đồng, chính sách cũng đã đưa ra quy định chung để xác định loại hợp đồng, trách nhiệm chính của nhà nước và nhà đầu tư tư nhân trong quá trình đầu tư.
- Chính sách đưa ra hướng dẫn cụ thể từng bước cho việc lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng thực hiện đầu tư theo hình thức ĐTCT bao gồm: (i) lựa chọn nhà đầu tư, (ii) ký kết thỏa thuận đầu tư, (iii) cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, và (iv) ký kết hợp đồng đầu tư. Trong quá trình đấu thầu, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi khi có báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất đầu tưđược Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Ưu đãi đối với nhà đầu tư đề xuất đầu tư ĐTCT là phù hợp với thông lệ quốc tế và có sự nhất quán giữa các văn bản pháp lý.
- Chính sách về phân bổ rủi ro giữa nhà nước và tư nhân đã xác định được những rủi ro chính trong đầu tư xây dựng đường bộ theo hình thức ĐTCT bao gồm: rủi ro pháp lý; kinh tế; xã hội; môi trường; nhu cầu thị trường; thiết kế, xây dựng, sản xuất; tài chính; chi phí xây dựng; vận hành; kết thúc hợp đồng; Đưa ra được quy trình phân bổ rủi ro: trong giai đoạn lập đề xuất đầu tư, giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, giai đoạn đàm phán và ký kết hợp đồng đầu tư; Quy định trách nhiệm của các bên (nhà nước và nhà đầu tư tư nhân) trong các bước phân bổ rủi ro; Xác định phương pháp phân bổ rủi ro.
- Chính sách về ưu đãi và đảm bảo đầu tư công nhận, bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập của nhà đầu tư; đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; khuyến khích và ưu đãi đầu tư xây dựng và phát triển đường bộ. Chính sách ưu đãi đầu tư cũng xác định rõ nhà đầu tư có dự án thuộc lĩnh vực xây dựng và phát triển hạ tầng đường bộ là một trong những đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, việc Nhà nước chủ trương không bảo lãnh vốn vay và bảo lãnh doanh thu đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ là phù hợp với thông lệ thế giới và điều kiện Việt Nam, bởi bảo lãnh vốn vay và bảo lãnh doanh thu sẽ dẫn đến tăng nợ công, tăng gánh nặng ngân sách nhà nước và đi ngược lại mục tiêu của chính sách đầu tư theo hình thức ĐTCT.
4.3.3. Hạn chế của CSNN đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ Việt Nam