Hạn chế của CSNN đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng đường bộ Việt Nam (Trang 116 - 119)

Trong hệ thống văn bản CSNN về đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ Việt Nam, quy định về hình thức ĐTCT mới dừng lại mức nghịđịnh, một số điểm chưa đồng bộ, thống nhất với các Luật. Nghị định 15/2015/NĐ-CP ban hành chưa được 3 năm đã bị thay thế bởi Nghị định 63/2018/NĐ-CP, gây lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài do tính ổn định của chính sách thấp. Nội dung quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP thuộc sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Quản lý tài sản công, Luật Quản lý nợ công, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai. Hoạt động đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ, từ chuẩn bịđầu tư, triển khai đầu tư và vận hành, khai thác công trình đều theo những văn bản được xây dựng chủ yếu đểđiều chỉnh hoạt động đầu tư công.

- Chính sách về lựa chọn và chuẩn bị đầu tư theo hình thức ĐTCT, hệ thống tiêu chí lựa chọn đầu tư chưa đầy đủ, rõ ràng. Các tiêu chí còn chung chung, chưa có công cụđo lường, chưa có hướng dẫn cụ thể và rõ ràng lựa chọn dự án ĐTCT như tiêu

chí xác định, lựa chọn đề xuất dự án. Bên cạnh đó, một trong những công cụ để đánh giá dự án trước khi đưa vào danh mục kêu gọi tư nhân đầu tư là sử dụng phương pháp phân tích giá trị đồng tiền lại chưa được quy định tại Việt Nam. Quy trình phê duyệt phần vốn nhà nước tham gia thực hiện đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ và phê duyệt chủ trương đầu tư có sử dụng vốn nhà nước còn chồng chéo. Quy định về nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện đầu tư chỉ bao gồm vốn đầu tư công trong khi nguồn vốn này ngày càng hạn hẹp. Căn cứ quy định mức vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư chưa thống nhất với pháp luật về đầu tư công. Thiếu quy định về trình tự, hình thức tham vấn của chính quyền địa phương với người dân và các bên liên quan về phương án bồi thường, tái định cư, vị trí đặt trạm thu phí, mức giá sử dụng dịch vụ.

- Chính sách lựa chọn loại hình hợp đồng đầu tư chưa có quy định về tiêu chí và quy trình lựa chọn hình thức hợp đồng. Việc lựa chọn hình thức hợp đồng hoàn toàn do các bên ký hợp đồng quyết định, ảnh hưởng đến cả hai bên đối tác nhà nước và nhà đầu tư. Quy định về các loại hình hợp đồng ĐTCT chỉ dừng ở khái niệm, chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng hình thức hợp đồng. Chưa ban hành hợp đồng mẫu cho các loại hình hợp đồng và chưa được luật hóa, do đó nội dung hợp đồng đầu tư có sự khác nhau. Chưa có quy định về đầu tư kết hợp nhiều hình thức hợp đồng (như BOT kết hợp BT, BTO...).

- Chính sách về lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ Việt Nam chịu sự điều chỉnh của nhiều luật như Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, gây khó khăn cho quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức ĐTCT. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều bước, cùng với nguyên nhân chủ quan từ phía bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dẫn đến kéo dài thời gian đấu thầu. Một số quy định tại Nghị định 30/2015/NĐ-CP chưa tạo thuận lợi trong triển khai như phạm vi điều chỉnh, quy trình thực hiện đầu tư theo hình thức ĐTCT, điều kiện chỉ định nhà đầu tư, thời gian lựa chọn nhà đầu tư còn vướng mắc trên thực tiễn. Quy định vềđầu tư nhóm B có tổng vốn đầu tư thấp (từ 45 tỷđồng trở lên) vẫn phải sơ tuyển rộng rãi quốc tế và đấu thầu quốc tế, gây kéo dài thời gian và không thu hút được nhà đầu tư quốc tế. Chưa xác định những nội dung của hợp đồng dự án đặc trưng cho dự án ĐTCT như phí, tỷ suất lợi nhuận, thời hạn hợp đồng, bảo đảm doanh thu, bảo lãnh…

- Chính sách về phân bổ rủi ro giữa nhà nước và tư nhân chưa xác định được cụ thể nguyên tắc phân bổ rủi ro, chưa xác định đầy đủ các rủi ro có thể có đối với

Đđầu tư theo hình thức ĐTCT và phân bổ đối các loại rủi ro này như rủi ro trong chuẩn bịđầu tư và chuyển giao công trình. Các rủi ro chính của đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ chưa được xác định một cách hệ thống theo chu trình đầu tư, mới chỉ mang tính liệt kê rủi ro dẫn đến khó khăn cho bên đề xuất đầu tư, nhà đầu tư trong việc xác định rủi ro và cách thức phân bổ, quản lý rủi ro. Trong suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng đường bộ, các nhà đầu tư tư nhân phải đối mặt với nhiều rủi ro mà họ cần xem xét. Giảm rủi ro là một trong những lý do mà nhà đầu tư tư nhân tham gia vào ĐTCT, nhưng việc phân bổ rủi ro chưa hợp lý khiến rủi ro của nhà đầu tư không giảm đi khi thực hiện dự án ĐTCT. Cơ chế chia sẻ rủi ro của Chính phủ đối với các rủi ro mà nhà nước quản lý tốt hơn như tỷ giá hối đoái, chuyển đổi ngoại tệ... chưa đầy đủ trong khi chỉ số tín nhiệm của Việt Nam chưa cao nên không đủ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù rủi ro tài chính hầu như được chuyển giao cho nhà đầu tư tư nhân nhưng không có cơ chế đầy đủđể nhà đầu tư tư nhân đảm nhận tốt rủi ro này. Trong giải phóng mặt bằng, sự chậm trễ có được mặt bằng cho thi công dự án làm thời gian thực hiện dự án kéo dài và chi phí tăng cao. Tuy nhiên nhà nước chưa có chính sách để đảm bảo cam kết của CQNN có thẩm quyền đối với chuẩn bị mặt bằng xây dựng công trình và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư.

- Chính sách về ưu đãi và đảm bảo đầu tư ít có sự khác biệt về ưu đãi đầu tư theo hình thức ĐTCT so với các phương thức khác. Những quy định về ưu đãi và đảm bảo đầu tư đối với nhà đầu tư theo hình thức ĐTCT quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP và sau đó là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức ĐTCT còn chung chung, chủ yếu dẫn chiếu đến quy định trong Luật đầu tư đối với các loại hình đầu tư khác, vì vậy không thấy có sự khác biệt rõ rệt về ưu đãi giữa đầu tư theo hình thức ĐTCT với đầu tư từ ngân sách nhà nước hay các hình thức đầu tư khác. Các ưu đãi chưa đầy đủ, chủ yếu tập trung vào giai đoạn xây dựng, không đề cập tới hỗ trợ trong giai đoạn khai thác. Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan QLNN trong việc đảm bảo ưu đãi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, việc bảo lãnh cân đối ngoại tệ với quy mô lớn sẽ gây áp lực đến dự trữ ngoại hối, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia bởi dự trữ ngoại hối ở Việt Nam hiện nay vẫn thấp hơn mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế và cần được sử dụng để đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối…

4.3.4. Nguyên nhân hn chế ca CSNN đối vi đầu tư theo hình thc ĐTCT trong xây dng đường b Vit Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng đường bộ Việt Nam (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)