2.3.1.1. Kinh nghiệm của Anh
Từ những năm 1990, Chính phủ Anh đã khởi xướng một chương trình Sáng kiến Tài trợ Tư nhân (Private Finance Initiative-PFI) để tăng cường đầu tư tư nhân vào KCHT của Anh. Kể từ năm 1990 đến nay, tại Anh đã có 730 công trình đầu tư theo hình thức ĐTCT với tổng vốn đầu tư lên đến 54 tỷ bảng Anh trong các lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó lĩnh vực giao thông có 51 dự án, chiếm 7% số lượng dự án theo hình thức ĐTCT nhưng có lượng vốn đầu tư chiếm tới 35% tổng vốn. Điều đó cho thấy các dự án ĐTCT trong giao thông tại Anh Quốc có số vốn đầu tư rất lớn. Đầu tư theo hình thức ĐTCT tại Anh Quốc được chứng minh là hiệu quả hơn trên các tiêu chí về tiến độ và ngân sách so với đầu tư được thực hiện theo phương thức nhà nước đầu tư. 85% dự án theo hình thức ĐTCT hoàn thành đúng tiến độ, ngân sách so với 45% dự án mà nhà nước đầu tư.
Mô hình ĐTCT trong đầu tư xây dựng KCHT của Anh Quốc thành công nhờ vào các yếu tố chủ yếu sau:
- Nhà nước khuyến khích đầu tư của tư nhân vào KCHT một cách bền vững, ổn định lâu dài.
- Chính phủ luôn có những thay đổi chính sách cần thiết để giúp phát triển ĐTCT. Từ việc xây dựng Sáng kiến Tài trợ Tư nhân (PFI) vào năm 1990, Chính phủ Anh đã tiếp tục củng cố các chính sách, quy định và chuyển sang hệ thống Private Finance 2 (PF2) đây được coi là một cách tiếp cận mới đối với ĐTCT. PF2 tiếp tục khẳng định cam kết của chính phủđối với sự tham gia của tư nhân vào KCHT, trong đó có những thay đổi chính sách cần thiết so với PFI để phù hợp với bối cảnh kinh tế và thực trạng thực hiện đầu tư theo hình thức ĐTCT. Đối với những rủi ro phát sinh.
- Khung chính sách về ĐTCT rõ ràng, mang tính ổn định cao. Các hợp đồng ĐTCT được quy định từ 25 đến 30 năm. Bằng cách như vậy, đầu tư theo hình thức PFI có thể thu hút nhà đầu tư hoặc đảm bảo sự tin tưởng để các ngân hàng thương mại cho vay dài hạn. Các quy định còn nêu rõ các nguồn thu từđầu tư chỉ bắt đầu khi các công trình hoàn tất tạo động lực cho các nhà đầu tư xây dựng công trình đúng tiến độ. Quá trình đấu thầu đầu tư theo hình thức ĐTCT được quy định và tiêu chuẩn hóa, đảm bảo các nguyên tắc quan trọng: sự công bằng, tính minh bạch và cạnh tranh. Việc đấu thầu được tổ chức
theo phương thức đấu thầu cạnh tranh với nguyên tắc lựa chọn nhà thầu có lợi thế kinh tế nhất.
- Tổ chức bộ máy quản lý để triển khai chính sách về ĐTCT. Để quản lý sự phát triển ĐTCT, Chính phủ Anh đã xây dựng các đơn vị đảm nhận các chức năng rất rõ ràng, bao gồm các cơ quan như Bộ Tài chính, Văn phòng Thương mại Chính phủ, Bộ Giao thông, Cơ quan Quản lý quốc lộ, Tổ chức Đối tác Anh (Partnerships UK, Nhóm Đặc nhiệm Nghiệp vụ, Nhóm Rà soát những Dự án Lớn, Đơn vị Chương trình ĐTCT (Public Private Partnership Programme Unit for England and Wales - 4Ps Unit).
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là nước đi đầu vềĐTCT nói chung, ĐTCT trong lĩnh vực đường bộ nói riêng ở châu Á. Từ năm 1994, Chương trình ĐTCT được khởi xướng đầu tiên tại Hàn Quốc với Đạo luật Thúc đẩy vốn tư nhân đầu tư toàn xã hội nhưng không thành công. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu khuôn khổ pháp lý đầy đủ để xây dựng và thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức ĐTCT, cơ chế chia sẻ rủi ro không hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân, thủ tục đấu thầu không minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế nên thiếu động lực cho khu vực tư nhân.
Do những hạn chế trong thực hiện chương trình này và trước những sức ép về nhu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, Đạo luật ĐTCT trong lĩnh vực KCHT (Act on ĐTCT in infrustructure) ra đời năm 1998 đã thể chế hóa các chính sách, quy định được đổi mới nhằm cải thiện các phương thức hợp đồng, đơn giản hóa thủ tục đấu thầu, quy định về lập kế hoạch ĐTCT, quyết định ngân sách nhà nước cho ĐTCT, nghiên cứu khả thi bắt buộc đối với hoạt động đầu tư theo hình thức ĐTCT, quy định cách thức quản lý ĐTCT, xác định hệ thống hỗ trợ tài chính và xử lý rủi ro như Quỹ bảo lãnh tín dụng cho kết cấu hạ tầng (Infrustructure Credit Guarantee Fund) và Quỹ công trình KCHT (Infrustructure Facilities Fund), và thiết lập Trung tâm ĐTCT Hàn Quốc. Với sự ra đời của Đạo luật ĐTCT trong lĩnh vực KCHT và Trung tâm ĐTCT Hàn Quốc, tốc độ phát triển của hoạt động đầu tư theo hình thức ĐTCT tăng nhanh chóng.
Để có căn cứ ban hành CSNN đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ, Nhà nước Hàn Quốc ban hành chiến lược và kế hoạch dài hạn trong lĩnh vực KCHT để xác định các ưu tiên đầu tư quốc gia. Trong các chiến lược và kế hoạch dài hạn này, Nhà nước đưa ra định hướng phát triển hạ tầng đường bộ, yêu cầu đầu tư theo hình thức ĐTCT, quản lý và điều hành đầu tư tư nhân, hỗ trợ cho hoạt
động đầu tư theo hình thức ĐTCT. Dựa vào các chiến lược, kế hoạch, nhà nước xây dựng khung chính sách và luật pháp đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ.
Trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, chính sách của Hàn Quốc đặc biệt khuyến khích nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng đường bộ, đây là một trong những lý do chính khiến ĐTCT trong lĩnh vực này rất phát triển do sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân. Khác với các nước chuyển giao rủi ro tài chính cho nhà đầu tư tư nhân, ở Hàn Quốc, Nhà nước chịu rủi ro về doanh thu của hoạt động đầu tư bằng cách bảo lãnh đối với doanh thu thông qua trợ cấp để bù đắp thiếu hụt doanh thu từ việc thu phí của khu vực tư nhân. Nhà đầu tư được miễn, giảm nhiều loại thuế, trong đó có thuế VAT. Thủ tục đấu thầu đơn giản cũng tạo thuận lợi cho việc lựa chọn nhà thầu của cơ quan nhà nước và tham gia đấu thầu của nhà đầu tư tư nhân.
Ưu điểm thứ hai trong khung chính sách, luật pháp của Hàn Quốc là hệ thống văn bản pháp lý khá đầy đủ để điều tiết hành vi của tất cả các bên liên quan tới chu trình đầu tư theo hình thức ĐTCT. Đạo luật ĐTCT trong lĩnh vực KCHT và Nghị định hướng dẫn thi hành Đạo luật này là những thành phần cơ bản của khung pháp lý về hệ thống ĐTCT ở Hàn Quốc. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có một loạt quy định hướng dẫn chi tiết việc thực hiện đầu tư theo hình thức ĐTCT như: Hướng dẫn chi tiết đánh giá giá trịđồng tiền cho đầu tư theo hình thức ĐTCT theo từng hình thức hợp đồng; Yêu cầu đề xuất chuẩn cho đầu tư theo hình thức ĐTCT lĩnh vực đường bộ; Điều khoản và điều kiện đề xuất và thực hiện đầu tư; Hướng dẫn chuẩn bị lập đề xuất đầu tư; Các mẫu văn bản liên quan đến chu trình đầu tư; Kế hoạch đánh giá đề xuất đầu tư; Mẫu hợp đồng nhượng quyền chuẩn cho đầu tư theo hình thức ĐTCT ngành đường bộ. Những quy định này đưa ra hướng dẫn cụ thể cho chu trình đầu tư theo hình thức ĐTCT như: quy trình thực hiện đầu tư, xây dựng đề xuất đầu tư, phân tích giá trị đồng tiền, lựa chọn và phê duyệt đầu tư, loại hình hợp đồng ĐTCT, lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng đầu tư.
Các văn bản pháp luật được ban hành và điều chỉnh kịp thời tạo khuôn khổ cho việc thực hiện đầu tư theo hình thức ĐTCT. Có thể nói CSNN vềĐTCT trong lĩnh vực đường bộ của Hàn Quốc khá đồng bộ, nhất quán và tương thích với các văn bản pháp luật liên quan như: Luật tài sản nhà nước, Luật tài chính địa phương, Luật sử dụng và quy hoạch đất quốc gia, Luật phát triển đô thị, Luật thu phí đường bộ cùng hệ thống văn bản pháp luật.
Để lựa chọn đầu tư theo hình thức ĐTCT, Chính phủ Hàn Quốc quy định ba bước đánh giá đầu tư là nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và thử nghiệm VFM (giá trịđồng tiền).