Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng đường bộ Việt Nam (Trang 57 - 59)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ của một số nước trên thế giới, có thể rút một số bài học kinh nghiệm sau cho Việt Nam:

- Điều kiện tiên quyết đểĐTCT thành công là có sựủng hộ chính trị từ cấp cao nhất, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Tiếp đến, khả năng phối hợp liên ngành cũng là một yếu tố quan trọng bởi đầu tư theo hình thức ĐTCT liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành và địa phương. Nếu không có sự phối hợp liên ngành, liên vùng sẽ không thể thực hiện thành công đầu tư theo hình thức ĐTCT.

- Có chiến lược tổng thể và kế hoạch dài hạn cho phát triển ĐTCT trong lĩnh vực đường bộ để xác định các ưu tiên đầu tư quốc gia. Kế hoạch này khuyến khích tăng cường sự sáng tạo và hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được chức năng của các công trình đường bộ phục vụ lợi ích công cộng. Các kế hoạch này cũng là căn cứ để xây dựng khung chính sách và luật pháp đối với đầu tư theo hình thức ĐTCT trong xây dựng đường bộ.

- Có khung chính sách, quy định và pháp luật đồng bộ, kịp thời, nhất quán và đủ hiệu lực thi hành cho tất cả các hoạt động theo quy trình đầu tư theo hình thức ĐTCT và tạo môi trường thuận lợi cho thực hiện quy trình đó. Có hai cách tiếp cận để thực hiện điều kiện này: (i) Ban hành chính sách được thực hiện trước rồi sau đó mới triển khai đầu tư theo hình thức ĐTCT cụ thể. Cách làm này phù hợp với các nước phát triển với trình độ quản lý tương đối cao. Còn đối với các nước đang phát triển là không phù hợp. (ii) Đi từ thí điểm đến chính sách cho ĐTCT và sau đó là triển khai trên diện rộng. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc áp dụng cách tiếp cận thứ hai là khả thi hơn, cho phép thí điểm, rút kinh nghiệm rồi mới triển khai diện rộng, tránh sai sót.

- Về chính sách đấu thầu, có thể khẳng định cạnh tranh, công bằng, minh bạch vẫn là các nguyên tắc chủđạo. Tuy nhiên, cách thức triển khai lại có yêu cầu khác bởi trong đấu thầu truyền thống ngân sách đầu tư cho công trình đã được bố trí từ các nguồn vốn nhà nước, nhà thầu cần có đủ năng lực và kinh nghiệm và giải pháp để triển khai gói thầu. Còn trong ĐTCT, đối tác được lựa chọn vừa phải có năng lực, kinh nghiệm, giải pháp vừa phải đảm bảo huy động được nguồn vốn để triển khai gói thầu.

Các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành trong cơ quan ĐTCT có vai trò quan trọng trong việc đưa vào áp dụng những tiến bộ khoa học nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công.

- Có bộ máy quản lý ĐTCT đủ năng lực ban hành và tổ chức thực thi CSNN đối với ĐTCT, đồng thời thực hiện vai trò đối tác trong hợp đồng ĐTCT, hỗ trợ kỹ thuật cho các bên liên quan. Một nhân tố chung trong mô hình tổ chức thể chế là việc hình thành cơ quan đầu mối về phát triển ĐTCT. Cơ quan này thường có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển thị trường ĐTCT cạnh tranh lành mạnh, với hạt nhân là sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, tài chính, pháp luật, đấu thầu và các chuyên ngành kỹ thuật khác (Vương quốc Anh, Hàn Quốc …).

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung nghiên cứu

Trên cơ sở thu thập, phân tích, đánh giá các công trình khoa học trong và ngoài

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách nhà nước đối với đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng đường bộ Việt Nam (Trang 57 - 59)