Sơ lược Công Nghệ đúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ chế tạo các cụm blốc của động cơ diesel 2 thì man BW lắp cho tàu chở dầu 100 000 t (Trang 106 - 108)

1- Các mối hàn tiêu chuẩn cơ bản thông dụng.

V.4.Sơ lược Công Nghệ đúc.

Công nghệ đúc ở nước ta trong thời gian gần đây đã có những thành tựu đáng kể đặc biệt kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa các hãng thép lớn có mặt ở nước ta đem theo các công nghệ đúc, luyện kim hiện đại góp phần nâng cao khả năng cơng nghệ đúc trong nước. Tuy nhiên các sản phẩm đúc của chúng ta có thể thực hiện được trong nước thường là các chi tiết nhỏ, khối lượng thường dưới 03 tấn. Với những chi tiết có kích thước lớn hơn thì khả năng cơng nghệ trong nước là rất khó khăn và chất lượng không được đảm bảo.

Đúc là một phương pháp chế tạo các chi tiết máy ( sản phẩm ) được thực hiện bằng cách nung chảy vật liệu đúc ( kim loại , phi kim ) và rót vào khn định hình nhằm tạo ra các sản phẩm có hình dạng giống như lịng khn được chế tạo trước. ( Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới đúc kim loại và hợp kim của sắt-cácbon) Đặc điểm:

- Cần phải tạo khuôn đúc, mẫu đúc cho các sản phẩm đúc. Khuôn đúc có nhiều loại: khn cát, khn kim loại…

- Phương pháp đúc có nhiều loại và mối loại có một đặc tính khác nhau:

+ Đúc trong khn cát: đây là phương pháp phổ biến, thông dụng nhất trong các biện pháp đúc các chi tiết có kích thước lớn. ngày nay đã có nhiều cơ sở đúc có trình độ kỹ thuật cao, và kinh nghiệm họ có thể đúc được các sản phẩm đúc trong khn cát có độ chính xác cao. Việc đúc băng khn cát thì thơng thường người ta phải tạo mẫu gỗ, làm khuôn cát và lõi cát. Khn, và lõi có thể được làm thành nhiều phần để đơn giản dễ đúc. Hạn chế của phương pháp đúc này là chỉ đúc được các chi tiết, cấu kiện có kết cấu khơng q phức tạp, và các chi tiết có thành đủ dầy ( với các chi tiết thành mỏng rất khó đúc và dễ bị hỏng.) Độ chính xác của phương pháp đúc này thường kém nhất trong các phương pháp đúc khác.Phương pháp đúc

bằng khn cát có độ co ngót lớn do vậy khi thiết kế đúc người ta phải tính tốn lượng dư gia cơng đủ lớn cũng như tính đến các ảnh hưởng của sự co ngót do vậy đây là nguyên nhân dẫn đến làm tăng khối lượng của cấu kiện và gây tổn hao vật liệu.

+ Đúc li tâm : đây là phương pháp đúc có khả năng đúc các chi tiết với độ chính xác cao và các chi tiết có thành mỏng. Đây là phương pháp đúc dựa trên tác dụng của lực li tâm tạo ra áp lực cho chất lỏng của vật liệu đúc điền đầy khuôn. Khuôn đúc theo phương pháp đúc này thường là khn kim loại. Phương pháp đúc này có ưu điểm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt tỷ lệ phế phẩm ít, tiếc kiệm được vật liệu, đúc được các sản phẩm có thành mỏng, độ chính xác cao chi tiết sau đúc có thể sử dụng được ngay không cần qua gia công cắt gọt. Tuy nhiên phương pháp đúc cũng có nhiều hạn chế như: chỉ đúc được các chi tiết có kết cấu đối xứng hoặc trịn xoay, khơng có khả năng đúc được các chi tiết có kích thước lớn và rất lớn.

+ Đúc áp lực khuôn kim loại: đây là phương pháp đúc dùng áp lực đẩy dịng kim loại nóng chảy vào khuôn dưới tác dụng cáp lực để diền đày khuôn và khử bọt khí gây rỗ trong của vật đúc. Phương pháp này thường áp dụng cho khuôn kim loại và đúc vật liệu kim loại và phi kim. Ưu điểm của phương pháp này là: Đúc được các chi tiết có thành mỏng, có kết cấu phức tạp, và có độ chính xác cao ít bị rỗ, tỷ lệ phế phẩm ít. Thường phương pháp đúc này được áp dụng trong đúc các chi tiết như vỏ động cơ, các lốc máy và các chi tiết phức tạp thành mỏng. Nhược điểm của phương pháp này là : chi phí đầu tư máy móc thiết bị cho cơng nghệ đúc này thường rất cao cần nhiều máy móc thiết bị chuyên dùng. Ngoài ra phương pháp này thường chỉ áp dụng để đúc các chi tiết cỡ vừa và nhỏ.

Tóm lại hai phương pháp đúc áp lực và đúc li tâm hầu như khơng có khả năng để chế tạo các block động cơ diesel hai thì thấp tốc cỡ lớn. Trong các phương pháp đúc kể trên chỉ có phương pháp đúc trong khn cát là có khả năng chế tạo block động cơ diesel hai thì cỡ lớn tuy nhiên phương pháp này có nhiều nhược điểm do

vậy trong hiện tại công nghệ đúc các block động cơ diesel hai thì tồn tại song song với cơng nghệ hàn và có xu hướng chuyển dịch sang công nghệ hàn cho đối với các block có khả năng chuyển đổ từ vật liệu đúc sang vật liệu hàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ chế tạo các cụm blốc của động cơ diesel 2 thì man BW lắp cho tàu chở dầu 100 000 t (Trang 106 - 108)