II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ MỤC ĐÍCH
I.3. Những vấn đề KH&CN còn tồn tại, các nội dung cần đặt ra nghiên cứu
Hiện nay ngành đóng tàu nước ta đã đạt được những bước phát triển vượt bậc và dần có vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên do chúng ta chưa chủ động được nguyên vật liệu trong sản xuất nên làm chậm tiến độ đóng tàu và bị lệ thuộc vào nhà cung cấp, hiện nay hầu hết tất cả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị chúng ta đều phải nhập ngoại. Do vậy theo chủ trương của nhà nước là đẩy nhanh q trình nội địa hóa ngành đóng tàu, đưa ngành đóng tàu nước ta lên ngang tầm khu vực và quốc tế. Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, ngành đóng tàu đang xây dựng, triển khai một số dự án mang tính chiến lược. Một trong số các dự án đó là dự án khả thi lắp ráp máy chính tàu thủy cụ thể là động cơ diesel 2 thì thấp tốc cho tàu dầu 100.000T tại cơng ty đóng tàu Bạch Đằng. Tuy nhiên nếu chỉ láp ráp không thơi thì chúng ta mới chỉ chủ động được có một nửa trong mục tiêu
nội địa hóa máy tàu thủy. Do vậy để thực sự làm chủ công nghệ chế tạo máy chính tàu
thủy và chủ động trong sản suất thì một mặt chúng ta liên kết với hãng Man B&W giúp đỡ tư vấn, chuyển giao công nghệ chế tạo máy chính, và phấn đấu tới năm 2010 chúng ta đạt tỷ lệ nội địa hóa 70% trong sản xuất máy chính tàu thủy.
Do nước ta chưa có một cơ sở, nhà máy nào sản xuất được máy tàu thủy, do vậy kinh nghiệm của chúng ta trong chế tạo máy tàu thủy không nhiều. Do vậy chúng ta cần
sự giúp đỡ tư vấn và chuyển giao công nghệ kết hợp với ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo trong nước để nghiên cứu chế tạo các chi tiết, bộ phận của máy chính tàu thủy.