Soạn thảo các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc gia công chế tạo các cụm block máy:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ chế tạo các cụm blốc của động cơ diesel 2 thì man BW lắp cho tàu chở dầu 100 000 t (Trang 157 - 167)

II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ MỤC ĐÍCH

I.5.3. Soạn thảo các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc gia công chế tạo các cụm block máy:

cụm block máy:

- Lập quy trình tạo hình cho cụm Bedplate.

- Lập quy trình tạo hình cho cụm Cylinder Frame. - Lập quy trình tạo hình cho cụm Framebox.

- Lập quy trình chế tạo phôi (từ thép tấm) ứng dụng công nghệ tự động hoá (CAD – CAM – CNC ).

- Lập quy trình đo kiểm tra cụ thể cho từng công đoạn chế tạo của các cụm block. - Lập quy trình gia cơng nhỏ cho các chi tiết thuộc cụm block Bed plate.

- Lập quy trình gia cơng nhỏ cho các chi tiết thuộc cụm block Frame box. - Lập quy trình gia cơng nhỏ cho các chi tiết thuộc cụm block Cylinder Frame. - Lập quy trình gia nhiệt trước khi hàn cho vật liệu.

- Lập quy trình hàn cho các cụm block Bedplate . - Lập quy trình hàn cho các cụm block FrameBox. - Lập quy trình hàn cho các cụm block Cylinder Frame. - Lập quy trình cân bằng cụm block Bedplate.

- Lập quy trình cân bằng cụm block Frame box.

- Lập quy trình nhiệt luyện và xử lý biến dạng cho cụm block Bedplate. - Lập quy trình nhiệt luyện và xử lý biến dạng cho cụm block Framebox. - Lập quy trình nhiệt luyện và xử lý biến dạng cho cụm block Cylinder Frame.

- Lập quy trình kiểm tra tồn bộ, thử khơng phá huỷ cụm block Bedplate theo tiêu chuẩn của hãng MAN B&W.

- Lập quy trình kiểm tra tồn bộ, thử khơng phá huỷ cụm block Frame box theo tiêu chuẩn của hãng MAN B&W.

- Lập quy trình kiểm tra tồn bộ, thử khơng phá huỷ cụm block Cylinder Frame theo tiêu chuẩn của hãng MAN B&W.

- Lập quy trình vận hành các trung tâm gia công,các máy CNC, và các máy móc có độ chính xác cao để gia cơng các cụm block.

- Lập quy trình gia cơng tinh cho cụm block Bed plate. - Lập quy trình gia cơng tinh cho cụm block Frame box. - Lập quy trình gia cơng tinh cho cụm block Cylinder Frame. - Lập quy trình làm sạch ,sơn bảo vệ sản phẩm.

- Lập quy trình đóng gói và bảo quản sản phẩm.

I.5.4. Phương pháp nghiên cứu, kĩ thuật sử dụng

Để thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện theo phương pháp tập trung nghiên cứu công nghệ và kết hợp với chuyên gia của hãng MAN B&W

- Nghiên cứu kết cấu, nguyên lý của động cơ diesel nói chung và máy tàu thuỷ nói riêng. - Nghiên cứu cơng nghệ chế tạo trong nước đặc biệt chú ý tói cơng nghệ chế tạo động cơ trong nước.

- Nghiên cứu công nghệ hàn

- Nghiên cứu công nghệ chế tạo động cơ trên thế giới

- Sử dụng, tư vấn chuyên gia, kết hợp chuyển giao công nghệ

- Nội dung nghiên cứu tập trung vào công nghệ hàn, công nghệ nhiệt luyện kết hợp gia cơng cơ khí

I.5.5. Kết quả của đề tài

Thiết lập các bản vẽ thiết kế kĩ thuật các cum chi tiết của các cum chi tiết của các cum block betplate, framebox và cụm block cylinder frame

Lập các phương án chế tạo các cụm block theo tiêu chuẩn của hãng Man B&W.

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ TẦU THUỶ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CỦA VIỆT NAM NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CỦA VIỆT NAM II.1. Khái quát chung

Trong chiến lược phát triển của mình, VINASHIN xác định chiến lược sản phẩm là chiến lược quan trọng hàng đầu. VINASHIN hiện đang tiến hành lựa chọn một số loại sản phẩm mục tiêu phù hợp trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng công nghệ hiện tại cũng như xu hướng và khả năng phát triển công nghệ trong tương lai.

Mặt khác Vinashin có sự liên kết chặt chế với các ngành công nhiêp khác trong nước nhằm giảm chi phí đầu tư về cơng nghệ cũng như chi phí đầu tư về cơ sở vật chất ban đầu. Các ngành công nghiệp như luyện kim, chế tạo máy đã có những thành tựu đáng kể từ khi đất nước tiến hành cải cách mở cửa. Đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo máy đã có khả năng chế tạo được các sản phẩm có độ chính xác cao chất lượng tốt có thể thay thế một số các sản phẩm nhập ngoại.

Việc thực hiện các đề tài nghiên cứu đề tài khoa học chúng ta và một trong những bước cần thiết để đảm bảo cho các sản phẩm của chúng ta được sản xuất chế tạo trên các cơ sở khoa học và có chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặt khác chúng ta sẽ từng bước nắm bắt được công nghệ , và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

II.2. Phân tích đánh giá khả năng cơng nghệ chế tạo trong nước.

Trước năm 1990 ngành cơ khí chế tạo trong nước khơng phát triển. Máy móc cũ lạc hậu, đa phần cá máy này là các máy có nguồn gốc từ Liên Xô cũ, Trung Quốc và một số là Việt Nam tự chế tạo. Đa số các máy này là các máy vạn năng cũ độ chính xác kém. Hệ quả của các vấn đề này là các sản phẩm cơ khí có chất lượng không cao các sản phẩm thường ở dạng sản phẩm thô, giá trị thương phẩm không cao đa phần phục vụ nhu cầu trong nước. Đây cũng là nguyên nhân thời kỳ này công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ kém phát triển.

Những năm 90 trở lại đây nhờ chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước chúng ta đã bước đầu tiếp cận với thị trường thương mại quốc tế. Những yêu cầu của hội nhập, u cầu về chất lượng hàng hố địi hỏi chúng ta cần cập nhật các hệ thống tiêu chuẩn, đầu tư dây truyền cơng nghệ, máy móc mới thay thế những máy móc cũ. Tuy nhiên các sản phẩm cơ khí vẫn cịn ở dạng thơ giá trị thương phẩm không cao nguyên nhân là:

+ Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển cả về chất lượng và số lượng, vừa thừa, vừa thiếu.

+ Khơng có được sự gắn kết giữa các ngành nghề cũng như cáctổ chức kinh tế. + Thiếu tính định hướng theo chiều sâu và phát triển bền vững.

- Tuy nhiên chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn:

+ Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới ngành cơ khí trong nước đã cập nhật được nhiều công nghệ mới, như ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất thương mại.

+ Máy móc thiết bị hiện đại được đầu tư phục vụ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Các hệ thống tiêu chuẩn mới được cập nhật và phổ dụng, hệ thống quản lý chất lượng ISO được đa số các doanh nghiệp áp dụng đã đem lại kết quả to lớn tạo được lịng tin với khách hàng trong và ngồi nước.

+ Nhiều mặt hàng sản xuất ra có tính cạnh tranh cao và được xuất khẩu. Đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu, hiện nay chúng ta đứng thứ 5 trên thế giới về năng lực đóng tàu. + Song song với việc phát triển công nghiệp mũi nhọn chúng ta đã bước đầu quan tâm tới việc phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao tính cạnh tranh và năng lực sản xuất của các dong nghiệp trong nước góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển.

II.3. Khả năng công nghệ chế tạo động cơ trong nước.

Trước đây tại Việt Nam đã từng sản xuất và chế tạo nhiều loại động cơ phục vụ cho các nhu cầu về máy kéo, máy bơm… Phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và một phần sử dụng trong giao thông , vận tải. Các loại động cơ này thường có cơng suất nhỏ ( dưới 100HP do vậy phạm vi ứng dụng chỉ trong phạm vi hạn chế..)

II.4. Đánh giá nhận xét chung về công nghệ sản xuất trong nước.

Các loại động cơ do Viẹt Nam sản xuất và sản xuất tại Việt Nam hiện nay hầu hết là cá loại động cơ cơng suất thấp do vậy nó chỉ đáp ứng được các yêu cầu cho các dải công suất thấp. Các loại động cơ này thường chỉ được dùng trong công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải đường bộ, đường bộ, đường xông, nông nghiệp, thuỷ lợi. Tuy nhiên trong phân khúc các loại dộng cơ công suất lớn hiện nay trong nước chưa có khả năng sản xuất.

Mặt khác do còn nhiều hạn chế và yếu kém trong sản xuất, cơng nghệ mà chúng ta đã vơ tình để cho các sản phẩm này về tay người nước ngoài nắm giữ. Các sản phẩm

động cơ trong nước cịn rất nhiều hạn chế các sản phẩm thơ sơ đơn giản, phạm vi ứng

Hiện nay theo chủ chương của nhà nước ta là đẩy nhanh quá trình cơng nghiêp hố, hiện đại hoá do vậy các nghành cơng nghiệp nặng được ưu tiên chú trọng như đóng tàu, luyện kim, năng lượng, sản xuất động cơ,… Được sự quan tâm của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất động cơ, hiện nay có một số dự án lắp ráp động cơ cỡ lớn phục vụ cho ngành đóng tàu. Tuy nhiên để có thể chế tạo được các động cơ diesel hai kỳ cỡ lớn thì cần phải có sự giúp đỡ từ bên ngồi kết hợp với công nghệ chế tạo trong nước để từng bước nội địa hố.

Trong các chương trình nội địa hố của Vinashin có các dự án sản xuất phơi thép tấm cán nóng, dự án sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ, nội thất tàu thuỷ và dự án sản xuất, lắp ráp động cơ tàu thuỷ. Hiện này dự án này đang được thực hiện tại tổng công ty CNTT Bạch Đằng. Đây là một dự án rất quan trọng nó góp phần làm tăng tỷ lệ nội địa của con tàu lên rất cao cũng như khẳng định được sự tiến bộ vượt bậc của ViệtNam trong ngành công nghiệp tàu thuỷ. Nhà máy sản xuất lắp ráp động cơ MAN B&W đang trong giai

đoạn hoàn thiện dự kiến vào quý 2 năm 2009 sẽ chính thức đi vào hoạt động và cho ra

chiếc máy đầu tiên, nhà máy sản xuất động cơ cao tốc IF cũng đang trong giai đoạn xây dựng dự kiến quý 4 năm 2009 sẽ chính thức hoạt động.

II.5. Cơng nghệ cơ khí chế tạo trên thế giới.

Thế giới đã trải qua các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và những thành tựu mà nó đem lại là rất to lớn. Nó góp phần làm thay đổi mạnh mẽ các phương thức sản xuất cũng như quản lý sản xuất và nó góp phần tạo ra của cải vật chất lớn cho xã hội. Công nghệ cơ khí chế tạo thế giới cũng nằm trong sự phát triển đó. Cho đến nay ngành cơ khí chế tạo đã có những bươc tiến lớn và đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong mỗi nền kinh tế lớn. nó đóng vai trị chủ đạo trong ngành cơng nghiệp nặng và tạo ra một khối lượng sản phẩm vô cùng to lớn. Ngày nay kết hợp với công nghệ thơng tin và cơng nghệ tự động hố nó càng làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm cơ khí. Nó làm cho các máy móc ngày càng tinh vi hơn, hiện đại hơn, tiện dụng hơn và hơn cả là tạo ra các sản phẩm

có chất lượng với năng suất cao hơn nhiều lần so với các máy móc cũ.

II.6. Công nghệ chế tạo động cơ trên thế giới.

Động cơ máy chính tàu thuỷ

Động cơ máy chính tàu thuỷ thông thường là động cơ diesel – thiết bị biến đổi

năng lượng nhiệt kiểu piston trong đó, nhiệt năng do nhiên liệu bốc cháy sẽ được biến đổi thành công do chuyển động qua lại của piston và được truyền ra ngoài dưới dạng chuyển động quay của trục khuỷu nhờ cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

II.7. Các vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành cơng nghiệp tàu thuỷ. II.7.1. Tình hình sản xuất kinh doanh

Ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến nay đã đóng mới xuất khẩu được các loại tàu có trọng tải đến 53.000DWT cho các chủ tàu Anh quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đan Mạch, Nga, đóng và sửa chữa các loại tàu có tính năng phức tạp, góp phần làm tăng nhanh số lượng và trọng tải đội tàu vận tải biển của các doanh nghiệp trong nước: tàu chở container 1.700TEU (tương đương với 22.000T), tàu chở dầu 13.500DWT, tàu hút bùn1.500m3/h, sà lan cần cẩu nổi, sà lan có khả năng tự chìm, nổi với sức nâng 2.000T, tàu khách biển cao tốc 200 chỗ, tàu đánh cá xa bờ 600 mã lực, tàu cao tốc vỏ thép cường độ cao, tàu cao tốc vỏ nhôm, các loại tàu vỏ composite, tàu kéo biển 6.000 sức ngựa, đóng ụ nổi 8.500T. Hiện nay, các đơn vị trong Tập đoàn đang triển khai đóng các loại tàu có trọng tải trên 100.000DWT, kho chứa dầu trọng tải 150.000 tấn, chuẩn bị đóng tàu trên 300.000 DWT, sản xuất dàn khoan dầu khí,…

II.7.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng đóng tàu:

Cơ sở hạ tầng của các đơn vị thành viên trong Tập đồn nhìn chung cịn đang ở giai đoạn củng cố hồn thiện cơ sở hiện có, nâng cấp bổ sung trang thiết bị -cơng nghệ mới để có thể đóng, sửa chữa tàu phục vụ chủ tàu trong nước và quốc tế.

II.7.3. Ngành Công nghiệp phụ trợ phục vụ đóng tàu:

Trong những năm qua, đã có sự chú ý đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ nhưng do nguồn vốn hạn chế, kết quả là hiện nay chúng ta coi như chưa có ngành cơng nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu. Hầu hết tồn bộ máy móc, vật tư đóng tàu đều phải nhập khẩu dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành đóng tàu Việt Nam chưa cao, giá trị gia tăng trong sản phẩm đóng tàu khơng lớn (khoảng 30% giá trị con tàu).

II.8. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đóng tầu.

Định hướng phát triển:

Trong đóng tàu thì vỏ tàu và máy tàu là 2 yếu tố quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị con tàu. Do đó, nếu chế tạo được thép đóng tàu và máy tàu cùng với hệ thống trục chân vịt thì chúng ta đã có tỉ lệ nội địa hố tăng thêm được 30%. Đây là 2 yếu tố then chốt cần được đầu tư phát triển ngay.

Việc phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ phụ vụ đóng tàu như đã nêu trên đòi hỏi sức mạnh tổng hợp của hầu hết các ngành cơng nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hố chất….

Hiện nay, Tập đồn Vinashin đang thảo luận với các đơn vị công nghiệp cơ khí chế tạo trong Bộ Quốc Phịng, Bộ Cơng thương đặc biệt là thông qua sự phối hợp với Hiệp hội cơ khí Việt Nam đã và đang triển khai một số ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và sản xuất vật liệu, vật tư đóng tàu. Vinashin sẽ khơng đầu tư vào sản xuất những sản phẩm công nghiệp phụ trợ các nhà máy ngồi Vinashin có thể sản xuất được, mà sẽ đầu tư tập trung vào sản xuất thép đóng tàu, động cơ, máy móc, thiết bị tàu thuỷ, phụ kiện điện tàu thuỷ, nội thất tàu thuỷ…

Kế hoạch thực hiện:

Hiện nay, Tập đoàn Vinashin đang đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tàu thuỷ ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam để xây dựng các nhà máy công nghiệp phụ trợ phục vụ đóng tàu

II.9. Các sản phẩm mục tiêu của ngành cơng nghiệp phụ trợ

Thép đóng tàu:

Động cơ tàu thuỷ:

Nồi hơi tàu thuỷ:

Nắp hầm hàng và cần cẩu tàu thuỷ:

Máy lái và hệ thống điều khiển cho các tàu có trọng tải lớn:

Các loại tời làm dây, làm neo, xích neo, neo và các trang bị trên boong

Các loại tủ bảng điện tàu thuỷ, cáp điện tàu thuỷ

Tồn bộ nội thất tàu thuỷ

Bơm van và các phụ tùng đường ống

Các loại vật tư phụ II.10. Cơ sở lựa chọn công nghệ

Trên cơ sở nghiên cứu về cơng nghệ cơ khí chế tạo trong nước và ngành sản xuất động cơ trong nước nhằm tìm hiểu thực trạng và năng lực sản xuất trong nước trong lĩnh vực sản xuất động cơ nói chung và động cơ máy thuỷ nói riêng ( động cơ diesel ).

- Nghiên cứu công nghệ chế tạo động cơ của hãng MAN B&W

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ chế tạo các cụm blốc của động cơ diesel 2 thì man BW lắp cho tàu chở dầu 100 000 t (Trang 157 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)