hành nghề, quản lý luật sƣ
Các luật sư ngày nay phải đối diện với một thế giới mà tại đó nhiều mô hình hành nghề truyền thống đang nhanh chóng bị xói mòn. Khả năng của một luật sư hành nghề đơn lẻ hay như một phần của một công ty nhỏ đang bị tấn công khi những lĩnh vực hành nghề như thảo hợp đồng chuyển nhượng, thảo di chúc hay trợ giúp pháp lý đang dần đứng bên lề của sự phát triển. Các công ty cỡ lớn và trung bình đang bị thách thức như nhau bởi toàn cầu hóa pháp luật và bởi sự kết hợp tích cực đang phát triển lai ghép giữa các công ty và các cơ hội nhận việc sẵn sàng cung cấp cho khách hàng” [1, tr. 15].
Do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, và yêu cầu lấy phát triển kinh tế tư nhân làm động lực phát triển của cả nền kinh tế, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường dịch vụ pháp lý ngày càng phát triển. Do đó khách quan đòi hỏi sự nâng cao hơn nữa trình độ, khả năng và đạo đức của luật sư, đòi hỏi một đội ngũ luật sư đông đảo hơn, đòi hỏi sự hợp tác của các luật sư đa dạng và chặt chẽ hơn, dẫn tới đòi hỏi những công ty luật lớn đủ sức đảm đương với những đòi hỏi đó. Trong khi đó ở nước ta, Luật Luật sư năm 2012 có nhiều bất cập lớn về hình thức tổ chức hành nghề luật sư như trên đã phân tích. Khuôn khổ chật hẹp của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một cản trở cho sự đáp ứng các đòi hỏi khách quan đó.
Trên thực tế, hiện nay Việt Nam đã có những công ty luật lớn có tới hàng trăm luật sư hành nghề và nhân viên. Các công ty này là nơi tập hợp của nhiều luật sư thành viên có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau hỗ trợ
nhau và bổ sung cho nhau với cơ cấu tổ chức phân tầng và cấp bậc cụ thể: Mỗi luật sư thành viên phụ trách từ hai hoặc nhiều nhóm luật sư độc lập mà mỗi nhóm này lại có một luật sư cao cấp lãnh đạo nhóm [14, tr. 12].
Chính phủ đã chủ trương rằng: “Chúng ta xác định xây dựng đội ngũ luật sư bảo đảm số lượng, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để luật sư hành nghề theo đúng quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích cao quý của nghề luật sư” [4]. Chủ trương này hoàn toàn đúng đắn. Nhưng hạn chế trong việc lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề luật sư mà Luật Luật sư năm 2012 mang lại sẽ gây khó khăn đáng kể cho việc thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả chủ trương này.
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư cả về nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài như Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn". Muốn được như vậy, cần phải phải có một hệ thống pháp luật và quy chế pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động nghề nghiệp Luật sư trên cơ sở tạo thiết lập một môi trường pháp lý rộng rãi cho tổ chức và hoạt động luật sư phát triển, đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu tư vấn pháp luật của nền kinh tế thị trường, phát huy dân chủ, bảo vệ công lý và công bằng xã hội và phải xây dựng được phạm vi và lộ trình hoàn thiện pháp luật về luật sư phù hợp [8].
Thứ nhất, phương hướng hoàn thiện pháp luật về mặt nội dung và tố tụng liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của luật sư và hình thức tổ chức hành nghề:
Xây dựng điều khoản mới về tội danh xâm phạm quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của công dân trong Bộ luật hình sự; sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự về tư cách tham gia tố
tụng của luật sư, thời điểm tham gia bào chữa, việc tiếp xúc bị can, bị cáo trong trại tạm giam, quyền điều tra và thu thập chứng cứ, cũng như một số hoạt động nghề nghiệp khác của luật sư; hoàn thiện quy định để từng bước mở rộng tranh tụng tại phiên tòa…
Liên quan hoạt động tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác, pháp luật về luật sư cần tập trung vào hai phạm vi là nhất thể hóa hoạt động tư vấn pháp luật vào đối tượng hành nghề chuyên nghiệp là đội ngũ luật sư và thể chế hóa phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động luật sư, xây dựng cơ chế pháp lý cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của luật sư trong đàm phán thương mại quốc tế, giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh dịch vụ pháp lý lành mạnh trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và chủ quyền.
Thứ hai, phương hướng về các biện pháp xây dựng cơ chế bảo đảm và quản lý thực thi quá trình hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và thể chế hóa về mặt pháp luật chủ trương hoàn thiện pháp luật về luật sư, trong đó, cần thiết đưa vào văn kiện của Đảng về chiến lược phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam trong thế kỷ mới; Xây dựng các mô hình tổ chức hành nghề và mô hình quản lý đủ sức đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của công dân, tổ chức; phấn đấu xây dựng đội luật sư đạt cả về số lượng lẫn chất lượng; Gắn việc hoàn thiện pháp luật về luật sư với chiến lược cải cách tư pháp hiện nay; Nâng cao tính đồng bộ trong quá trình hoàn thiện pháp luật về luật sư.