Hoàn thiện pháp luật về luật sư và hình thức tổ chức hành nghề

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (Trang 78 - 83)

cũng ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi phải có định hướng phát triển đội ngũ luật sư phục vụ thời kỳ phát triển mới của đất nước, cụ thể như sau:

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư nghề luật sư

Về pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư là hoạt động đòi hỏi tính trách nhiệm cao, gây thiệt hại là phải bồi thường do vậy luật sư tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một nghĩa vụ cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm nghề nghiệp cũng như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư ở Việt Nam chỉ mới dừng lại trên giấy mà chưa được thực thi. Do đó, cần có những quy định và những biện pháp cụ thể để sớm áp dụng trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm đem lại sự hiệu quả cao nhất cho hoạt động đặc thù này.

Theo Phan Trung Hoài, có bốn tiêu chí để đánh giá nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động luật sư, bao gồm: Thứ nhất, tiêu chí về tính điển hình và phổ biến của quan hệ xã hội cần điều chỉnh pháp luật; thứ hai, tiêu chí về sự cấp thiết và tính mục đích của nhu cầu điều chỉnh, trong đó sự phát triển của các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, cần được “khuôn khổ hóa” bằng pháp luật, tạo điều kiện thúc đẩy các điều kiện và năng lực của đội ngũ luật sư phù hợp với mục đích mong muốn của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thứ ba, tiêu chí về khả năng tác động của pháp luật hiện hành đối với các quan hệ xã hội; và thứ tư, tiêu chí về cấp độ và hình thức văn bản pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của luật sư [11, tr. 48 - 50].

Như trên đã nghiên cứu, luật sư là người tham gia tố tụng không thể thiếu trong một quy trình tố tụng dân chủ và theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, và pháp luật là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh tế nói

chung và kinh doanh nói riêng, do đó bản thân luật sư đã có vị trí pháp lý trong các quy trình này. Vì vậy để luật sư hành nghề diễn ra trong một trật tự và không làm xáo động các quy trình này, ắt hẳn các quy định pháp luật phải ra đời liên quan tới tổ chức và hành nghề sư luật sư. Tuy nhiên việc có hay không lựa chọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Nhưng việc ban hành một đạo luật về luật sư mà trong đó có quy định đầy đủ và đủ mức về các hình thức hành nghề luật sư là cực kỳ cần thiết mà không cần phải nói tới các tiêu chí nêu trên.

Một là, quán triệt, nâng cao nhận thức, đánh giá đúng vị trí, vai trò của luật sư và hành nghề luật sư trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và cả nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đảng viên và nhân dân về luật sư và hành nghề luật sư; tăng cường trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư trong việc phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng của tổ chức và hoạt động luật sư.

Thứ hai, ban hành bộ quy tắc thống nhất về đạo đức nghề nghiệp luật sư và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp luật sư. Hiện nay, đa số luật sư Việt Nam tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hành nghề luật sư. Tuy nhiên, các quy tắc đó chưa được áp dụng một cách thống nhất, mỗi Đoàn luật sư có một quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng dựa trên bộ quy tắc mẫu, hơn nữa việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống. Trên thực tế, vẫn còn một số luật sư

quá coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, cần thiết ban hành sớm bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư áp dụng thống nhất trên toàn quốc cùng với những biện pháp bảo đảm tuân thủ đúng đắn.

Ban hành các quy định điều chỉnh và giám sát nhằm tiến nội dung, phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư, nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư thông qua việc các Đoàn luật sư thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư; tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức pháp luật mới, đồng thời tạo cơ hội cho người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề luật sư. Từng bước hoàn thiện các quy định pháp lý về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư.

Ba là, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội, bảo đảm có ngày càng nhiều các luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, giỏi kỹ năng hành nghề luật sư, có trình độ ngang tầm với các luật sư trong khu vực.

Bốn là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư; xây dựng cơ chế bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng tranh tụng của luật sư tại phiên tòa; có chính sách thúc đẩy hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, trong đó quan tâm thích đáng đến hoạt động tư vấn pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; khuyến khích luật sư tham gia công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và các công tác xã hội khác

Về hình thức tổ chức hành nghề, sửa đổi Luật Luật sư năm 2012 theo hướng quy định rành mạnh hơn các hình thức hành nghề luật sư trong đó. Hiện nay Luật Luật sư năm 2012 quy định các hình thức hành nghề luật sư theo hướng vay mượn các hình thức của công ty kinh doanh thông thường trong Luật Doanh nghiệp và lấy đạo luật này làm nền tảng. Vì vậy các hình thức tổ chức hành nghề luật sư không thể quy định được các hình thức hành nghề luật sư đặc thù, chẳng hạn như công ty hợp vốn đơn giản, công ty cổ phần nghề nghiệp và công ty hợp vốn cổ phần, công hợp danh trách nhiệm hữu hạn.

Luật Luật sư năm 2012 cần bổ sung khẩn trương hình thức công ty cổ phần nghề luật vào đạo luật này. Đây là một hình thức công ty phù hợp với những tổ chức hành nghề luật lớn và đòi hỏi trình độ quản trị cao. Trong dạng công ty này cần qui định các thành viên có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Tất cả các cổ đông đều phải là nghề luật sư. Số lượng cổ phần luật sư nắm giữ trong công ty xác định tỷ lệ sở hữu công ty. Tất cả các luật sư cổ đông và những người làm công của công ty đều làm việc cho công ty và nhận lương từ công ty. Cổ tức sẽ được chia cho các luật sư cổ đông tương ứng với số cổ phần được nắm giữ. Công ty cổ phần nghề luật có thể có nhiều cổ đông cũng có thể có một cổ đông. Khi công ty có một cổ đông thì cổ đông đó nắm giữ toàn bộ cổ phần. Hình thức công ty cổ phần một cổ đông hiện nay không xa lạ với các nước trên thế giới.

Vấn đề đạo đức nghề luật thì bao giờ và mãi sau này vẫn là vấn đề nóng và cần phải duy trì song quan niệm về việc nghề luật phải gắn với chế độ trách nhiệm vô hạn lại là một vấn đề lỗi thời so với sự biến chuyển của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư hiên nay trên thế giới. Vì vậy việc chấp nhạn và cho phép xây dựng các hình thức công ty luật có chế độ trách nhiệm hữu hạn là cần thiết. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, sự tồn tại của công ty luật trách nhiệm hữu hạn không có sự xáo trộn nào trong hành nghề luật và không

đưa đến một khúc mắc nào về mặt học thuật cũng như về thực tế cung cấp các dịch vụ pháp lý. Việc xây dựng công ty cổ phần nghề luật cho phép có những công ty luật lớn ra đời và có khả năng cung cấp các dịch vụ pháp lý trên phạm vi rộng và có điều kiện để chuyên sâu.

Luật Luật sư năm 2012 cần bổ sung thêm hình thức công ty hợp vốn cổ phần cho hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Loại hình này giống với hình thức công ty cổ phần nghề luật, trừ một vấn đề là luật sư cổ đông đứng ra thành lập công ty phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các nghĩa vụ của công ty. Đây là một hình thức công ty lai tạp giữa công ty cổ phần và công ty hợp vốn đơn giản.

Luật Luật sư năm 2012 cần bổ sung hình thức công ty hợp vốn đơn giản cho hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Muốn hoàn tất thật sự kiến nghị này đòi hỏi Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng phải tách bạch giữa công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2020 gộp cả hai hình thức này vào làm một. Gây những bất cập lớn cho hệ thống các qui định về doanh nghiệp nói chung và cho hình thức tổ chức hành nghề luật sư nói riêng. Hình thức này cho phép luật sư có thêm sự lựa chọn làm việc ở các vị trí khác nhau trong công ty.

Việc đưa các qui định về quản trị tổ chức hành nghề luật sư vào Luật Luật sư năm 2020 là hết sức cần thiết bởi các đặc thù của chúng. Quản trị tổ chức hành nghề luật sư có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Quản trị tổ chức hành nghề luật sư trước hết khác với quản trị các công ty thương mại ở chỗ: trong khi công ty thương mại quản trị nhằm bảo đảm mọi người ở các vị trí khác nhau trong qui trình hoạt động thương mại phối hợp tốt với nhau hướng tới mục tiêu chung của công ty, thì tổ chức hành nghề luật sư tổ chức quản trị nhằm bảo đảm cho cá nhân luật sư thực hiện tốt việc hành nghề luật sư của cá nhân họ. Việc quản trị tổ chức hành nghề luật sư có

tác dụng không nhỏ tới hoạt động của luật sư trong mối quan hệ với khách hàng, nhất là vấn đề trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)