Chế định luật sư trong giai đoạn từ sau khi thống nhất đất nước

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (Trang 35 - 40)

nước tới nay

1.3.3.1. Từ sau năm 1975 đến năm 2006

Như một tư tưởng nhất quán, Hiến pháp Việt Nam năm 1980 khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, và quy định việc thành lập tổ chức luật sư để giúp cá nhân, tổ chức bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều 133 của Hiến pháp này quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp đỡ bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”.

Ngày 31/10/1983, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 691/QLTPK về công tác bào chữa, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện làm bào chữa viên; quy định ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Đoàn bào chữa viên. Riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì thành lập Đoàn luật sư, bào chữa viên, tập hợp các luật sư đã được công nhận trước đây và các bào chữa viên. Triển khai thực hiện các quy định của Thông tư số 691/QLTPK, đến cuối năm 1987, cả nước đã có 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400 bào chữa viên.

Từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến những năm nửa đầu thập niên 80 của thế kỳ XX, công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước

đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thách thức do lạc hậu của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Một yêu cầu khách quan, mang tính sống còn với đất nước là phải đổi mới, trước hết là xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp và mở rộng dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1986 đã mở đầu một thời kỳ lịch sử mới xây dựng đất nước, thời kỳ đổi mới. Đường lối đổi mới do Đại hội vạch ra đã tác động sâu đến mọi mặt hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp. Các đạo luật về tố tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng, trong đó có việc tăng cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước Tòa án và các cơ quan tố tụng khác.

Trong bối cảnh đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành ngày 18/121987. Có thể nói, Pháp lệnh tổ chức luật sư là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công nhận là luật sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư. Pháp lệnh cũng đã quy định về việc tổ chức các Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, chỉ sau gần 10 năm, ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Đoàn luật sư. Hoạt động luật sư cũng có bước tiến đáng kể. Ngoài việc tăng cường một bước về số lượng và chất lượng tham gia tố tụng của luật sư trong các vụ án hình sự, dân sự, các luật sư đã từng bước mở rộng hoạt động hành nghề sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

Sau hơn 10 năm kể từ Đại hội Đảng lần thứ IV, công cuộc đổi mới ở đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn và quan trọng. Từ nửa cuối thập niên 90, đất nước ta bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đổi

mới, trong đó nhu cầu đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ chế thị trường, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc.

Trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu mới, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã ra đời. Nội dung của Pháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta theo hướng chính quy hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam.

Với nội dung tiến bộ, phù hợp với yêu cầu khách quan, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chỉ sau năm năm thi hành, đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, cũng trong năm năm đó, các luật sư đã thành lập trên 1000 tổ chức hành nghề là các văn phòng luật sư, các công ty luật hợp danh. Các đoàn luật sư được xây dựng và củng cố để làm đúng chức năng của tổ chức xã hội- nghề nghiệp tự quản của các luật sư. Hoạt động hành nghề của các luật sư cũng được tăng lên đáng kể về phạm vi và chất lượng.

Trong những năm đầu của Thế kỷ XXI, cùng với bước phát triển và những yêu cầu mới của xu thế toàn cầu hóa, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ với những sự kiện quan trong mang tính chất đột phá. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã tạo ra vị thế và những cơ hội mới phát triển đất nước, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới to lớn do Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là phải chuyển đổi hệ thống pháp luật và các thiết chế cùng với cơ chế vận hành theo lộ trình phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO. Tổ chức hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động luật sư nói riêng cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Trong các năm

2005, 2006, 2007 Nhà nước ta đã ban hành một lượng lớn các đạo luật thay thế các đạo luật không còn phù hợp, trong đó có luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.

1.3.3.2. Từ năm 2006 đến hiện tại

Luật Luật sư 2006 được ban hành đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư, tạo sở sở pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựng một dội ngũ luật sư, nghề luật sư mang tính chuyên nghiệp, ngang tầm với luật sư và nghề luật sư ở các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, Luật Luật sư đã quy định hoàn chỉnh hệ thống các tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm tổ chức luật sư toàn quốc và các đoàn luật sư. Với quy định này, Luật Luật sư đã tạo cơ sở pháp lý nâng cao vai trò tự quản của nghề luật sư.

Ngày 01/7/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư có hiệu lực, đánh dấu một bước quan trọng về tổ chức hành nghề luật sư, góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của luật sư trong xã hội. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động luật sư; bổ sung một số quy định nhằm phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư (Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các đoàn luật sư); làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước (Bộ Tư pháp, UBND các cấp, các Sở Tư pháp), mối quan hệ giữa luật sư và các cơ quan trong tiến trình tố tụng. Đáng chú ý, Luật đã bổ sung một số hành vi bị cấm đối với luật sư; quy định chặt chẽ hơn về phạm vi hành nghề với tư cách cá nhân theo hướng luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức, không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Luật Luật sư là mốc đánh dấu một bước phát triển và hoàn thiện của Hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Qua đó mở ra nhiều triển vọng, vị thế mới cho

nghề luật sư ở Việt Nam. Đến hết tháng 6/2008 tăng lên gần 4200 luật sư và 2000 người tập sự hành nghề luật sư.

Về tiêu chuẩn luật sư, đã đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn chuyên môn, về phẩm chất đạo đức, đồng thời “chuyên nghiệp hóa” đội ngũ luật sư. Trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ luật sư đã được nâng lên đáng kể, đủ khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý tin cậy cho khách hàng. Trong số những người đã qua đào tạo nghề luật sư, có nhiều người đã tập sự hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam nên hiểu biết về pháp luật quốc tế và thông thạo ngoại ngữ. Một số luật sư Việt Nam đã theo học các khóa đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài và được công nhận là luật sư của nước sở tại (Mỹ, Úc, Pháp).

Sự ra đời của Liên đoàn luật sư Việt Nam (12/5/2009) đã đánh dấu một bước phát triển mới. Đây là nơi tập hợp đoàn kết đội ngũ luật sư góp phần vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh, ổn định chính trị. Liên đoàn luật sư Việt Nam là người đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của luật sư, đồng thời thực hiện công tác tự quản thống nhất của tổ chức xã hội- nghề nghiệp luật sư trong phạm vi toàn quốc. Ngày 03/10/2013, Liên đoàn Luật sư họp báo chính thức công bố Quyết định số 149/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận 10/10 là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam.

Luật sư ở nước ta hiện nay đang còn thiếu và mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của xã hội. Thống kê cho thấy, chỉ khoảng dưới 10% vụ án có luật sư. Số luật sư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn (riêng ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% tổng số luật sư toàn quốc). Luật sư còn rất thiếu ở vùng xâu, vùng xa.

vào dòng chảy toàn cầu hóa, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về luật sư nói riêng đã không ngừng hoàn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển đội ngũ luật sư và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật sư. Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra yêu cầu cấp bách là đất nước cần có đội ngũ luật sư đạo đức và tài năng [21].

Trải qua quá trình phát triển đầy khó khăn và thách thức, chế định luật sư ở Việt Nam hiện nay đã trưởng thành, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều trăn trở:

“Phần lớn các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam có tuổi đời còn non trẻ, có quy mô vừa và nhỏ so với các tổ chức hành nghề luật sư tại các quốc gia có nền thư pháp lâu đời” [14, tr. 11]. “…, định hướng và quy mô phát triển của dịch vụ pháp lý trong nền kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ những yêu cầu và đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn, năng lực hành nghề với sự phân công, chuyên môn hóa rõ rệt, làm nảy sinh nhu cầu phải có pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của luật sư một cách thích hợp” [11, tr. 45].

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)