tới thống nhất đất nước
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 duy trì tổ chức luật sư cũ, và sử dụng vận có sửa đổi các quy định pháp luật cũ về luật sư về tư tưởng và nguyên tắc, có nghĩa là các quy định của pháp luật vẫn được áp dụng nếu không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa. Hiến pháp Việt Nam năm 1946 khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 67 Hiến pháp này khẳng định: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Như vậy luật sư đã được chính quyền cách mạng xem là một chế định cực kỳ quan trọng để bảo đảm quyền hiến định của công dân và để bảo đảm cho sự phát triển của một nền tư pháp vững mạnh của Cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thức dân Pháp, tuy tổ chức luật sư không còn được duy trì, nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn luôn luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trước
Tòa án mà đã được ghi nhân trong Hiến pháp năm 1946 nói trên dù hoàn cảnh rất khó khăn và khốc liệt. Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Các quy định này cho thấy vai trò của luật sư không thể thiếu trong các phiên tòa hình sự vừa bảo đảm sự nhân đạo, nguyên tắc hiến định, và hướng tới công lý, dù rằng hoàn cảnh tưởng chừng không cho phép. Cụ thể hóa Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 01/NĐ-VY ngày 12/01/1950 quy định về bào chữa viên.
Tuy nhiên, không lâu sau khi giành được độc lập, toàn Đảng, toàn dân ta đã phải tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến cứu nước. Trong điều kiện đó, tổ chức luật sư không thể tiếp tục duy trì. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều luật gia, luật sư đã ra mặt trận, lên chiến khu hoặc tham gia vào hoạt động tư pháp tại các vùng do chính quyền ta kiểm soát. Trong điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến, tuy tổ chức luật sư không còn được duy trì, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền bào chữa trước Toà án của bị cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Để cụ thể hóa Sắc lệnh 69/SL ngày 18-6-1949, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 1/NĐ - VY ngày 12-1-1950 quy định về bào chữa viên. Chế định bào chữa viên được hình thành là một chế định phù hợp với điều kiện của nước ta khi đó, thể hiện sự coi trọng, quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến việc thực thi quyền bào chữa nói riêng và việc xây dựng một nền tư pháp công bằng, dân chủ của chế độ mới. Tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền bào chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959 (Điều 101) đã quy định "Quyền bào chữa của
người bị cáo được bảo đảm"; Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Sau khi hòa bình lập lại, để tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền bào chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Hiến pháp Việt Nam năm 1959 quy định: “Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm” (Điều 101).