Những ưu điểm và các bất cập về luật sư và hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (Trang 54 - 59)

Những ưu điểm chủ yếu của pháp luật luật sư hiện nay ở Việt Nam rất dễ dàng nhận thấy, đó là sự thúc đẩy cho sự lớn mạnh một cách nhanh chóng của đội ngũ luật sư Việt Nam. Tại thời điểm thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam (tháng 5/2009), tổng số thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 5.300 luật sư. Số lượng luật sư phát triển trong 06 năm trở lại đây từ năm 2012 đến năm 2017, cụ thể là:

Theo biểu đồ trên, số lượng luật sư tăng đều hàng năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 700 luật sư. Số lượng luật sư tăng như vậy phần nào đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội. Nếu chia bình quân đầu người theo dân số của Việt Nam hiện nay thì với 94.970.597 người mới có 11.942 luật sư (tỷ lệ là xấp xỉ là 01 luật sư/7.953 người dân, nhưng ở Singapore là 1/1000, ở Mỹ là 1/250, ở Nhật là 1/4.546. Nếu phát triển về số lượng luật sư như hiện nay thì khó có thể đạt được mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam đạt tới 18.000 - 20.000 luật sư theo đúng tinh thần của Chiến lược phát triển nghề luật sư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 và cũng sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Theo bảng số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trong thời gian qua, cả nước đã phát triển được hơn 500 tổ chức hành nghề luật sư, đưa số lượng tổ chức hành nghề luật sư trên toàn quốc từ 2.928 tổ chức hành nghề luật sư (tháng 7/2011) lên hơn 3.500 tổ chức hành nghề luật sư (tháng 12/2015) (tăng 21%).

Các tổ chức hành nghề luật sư được phân bố tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các tổ chức hành nghề luật sư cũng đã tăng đáng kể.

Nếu như trước khi Chiến lược được ban hành nhiều địa phương chỉ có 01-02 Văn phòng luật sư thì đến nay trên toàn quốc chỉ còn 03 tỉnh có dưới 03 tổ chức hành nghề là các tỉnh Hà Nam, Lai Châu và Kon Tum. Việc thành lập nhiều tổ chức hành nghề luật sư đã tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thuận lợi hơn trong việc tìm đến với dịch vụ pháp lý của luật sư [25].

Theo số liệu thống kê từ 7/2011 đến 12/2015 của Bộ Tư pháp, trong hoạt động tham gia TTDS, luật sư đã tham gia: 30.179 vụ việc về dân sự và hôn nhân gia đình, 9.281 vụ việc về kinh tế, thương mại, 2.811 vụ việc về hành chính và 2.991 vụ việc về lao động. Số lượng vụ việc do khách hàng mời có chiều hướng gia tăng. Trên thực tế, trong nhiều vụ việc lớn hoạt động luật sư đã gây được tiếng vang trong dư luận, tạo niềm tin đối với người dân như vụ việc Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tư vấn miễn phí buộc Công ty Vedan phải bồi thường cho người dân trên địa bàn tỉnh [4].

Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, đội ngũ luật sư không những đã có những đóng góp tích cực cho công tác tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng, mà còn là nhân tố hỗ trợ phát triển các quan hệ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động bào chữa, tranh tụng tại Tòa án, luật sư đã góp phần làm giảm thiểu các vụ án oan, sai, đã xuất hiện nhiều tấm gương luật sư xuất sắc trên diễn đàn “Pháp đình”, vị thế của luật sư trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao.

Hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của luật sư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật, đồng thời hỗ trợ tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường dịch vụ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm; góp phần bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp cả ở nước ngoài. Sự tham gia tích cực của các luật sư trong dự án đầu tư, các giao dịch kinh doanh, thương mại không chỉ góp phần phát huy nội lực mà còn thu hút ngoại lực, thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Vì vậy, hoạt động của luật sư được xem là loại hình dịch vụ trí tuệ cao cấp, cần tiếp tục chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, luật sư Việt Nam đang có được triển vọng và cơ hội lớn, một số luật sư, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đã tạo được tín nhiệm trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế [21].

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức và hoạt động luật sư vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, cụ thể như sau:

Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có ở nước ta so với dân số còn rất thấp (1 luật sư/14.500 người dân, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250). Số lượng luật sư phát triển chưa cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du. Số lượng luật sư cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ngay cả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên thực tế, chỉ khoảng 20% vụ án hình sự trong cả nước có sự tham gia của luật sư. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng luật sư không đủ để bào chữa trong các vụ án bắt buộc có sự tham gia của luật sư (án chỉ định) làm nhiều vụ án phải tạm hoãn, kéo dài, gây khó khăn cho cơ quan

tiến hành tố tụng. Sự thiếu vắng luật sư trong các vụ án hình sự đã không bảo đảm được nguyên tắc tranh tụng, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án.

Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn hạn chế, yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư chưa cao, chưa có cơ chế bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Số luật sư có khả năng và kiến thức về tranh tụng quốc tế còn rất hạn chế, nên trong các tranh chấp thương mại với nước ngoài, phía Việt Nam vẫn chủ yếu phải thuê luật sư nước ngoài. Việc thuê luật sư nước ngoài khiến chúng ta không chủ động nắm bắt được diễn biến giải quyết tranh chấp; khó bảo đảm được vấn đề bảo mật thông tin, hơn nữa chi phí lại rất cao, không phù hợp với khả năng trang trải của các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống (trong thời gian qua đã có 60 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó có hơn 30 trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn). Bên cạnh các luật sư có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, thì vẫn còn một số ít luật sư có biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về quan điểm, lập trường chính trị.

Thứ tư, nhận thức của các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án và Viện kiểm sát về vị trí, vai trò của luật sư chưa đầy đủ nên ý kiến phát biểu của luật sư chưa thực sự được tôn trọng, vì vậy, nội dung của các quyết định, các bản án chưa phản ánh đầy đủ quan điểm, lập luận của luật sư; tính tranh tụng thật sự tại phiên tòa chưa cao.

chưa có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời đối với những luật sư có biểu hiện giảm sút về đạo đức, tiêu cực về nhận thức chính trị.

Thứ sáu, công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, về cơ bản, đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư còn lúng túng, chưa chặt chẽ, chưa được hướng dẫn thống nhất.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)