Thực trạng về tổ chức và quản lý luật sƣ

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (Trang 69 - 73)

Pháp lệnh luật sư 2001, Luật Luật sư quy định nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Theo đó, Đoàn luật sư là tổ chức xã hội-nghề nghiệp đại diện, bảo vệ quyền lợi của các luật sư; quản lý hoạt động nghề nghiệp của các luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các luật sư ...

Luật Luật sư đã quy định hệ thống tổ chức luật sư từ trung ương đến các địa phương, đó là Tổ chức luật sư toàn quốc và Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Với việc quy định về Tổ chức luật sư toàn quốc và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này, Luật Luật sư đã tăng cường đáng kể vai trò tự quản của tổ chức luật sư. Cụ thể là Tổ chức luật sư toàn quốc sẽ ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư (thay thế Quy tắc mẫu do Bộ Tư pháp ban hành như hiện nay); phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành quy chế tập sự hành nghề luật sư, đào tạo nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Tổ chức luật sư toàn quốc còn được giao quyền cấp, thu hồi Thẻ luật sư, quy định mẫu trang phục luật sư tham gia phiên toà… Việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề và tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước cũng thuộc thẩm quyền của Tổ chức luật sư toàn quốc. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật và các quyết định khác của Ban chủ nhiệm các Đoàn luật sư cũng được giao cho Tổ chức luật sư toàn quốc. Đoàn luật sư và Tổ chức luật sư toàn quốc tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ của tổ chức mình. Điều lệ của Đoàn luật sư do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, Điều lệ của Tổ chức luật sư toàn quốc do Bộ Tư pháp phê duyệt sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Trong thời gian qua, công tác của các Đoàn luật sư đối với luật sư và hành nghề luật sư đã có nhiều chuyển biến tích cực. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Đoàn luật sư đã thực hiện tương đối tốt công tác giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ Đoàn luật sư của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; kịp thời nhắc nhở, uốn nắn và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp luật sư vi phạm. Các Đoàn luật sư tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, trợ giúp pháp lý, tư vấn miễn phí, bào chữa miễn phí. Tuy nhiên, hoạt động tự quản của các Đoàn luật sư còn một số hạn chế, bất cập sau đây:

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư còn chưa cao. Hoạt động quản lý của các đoàn luật sư chưa thực sự sâu sát đến hết tất cả các hoạt động của luật sư thành viên cũng dẫn đến các hậu quả đáng tiếc là nhiều luật sư vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp dẫn đến bị xử lý kỷ luật.

Thứ hai, nhìn chung, các Đoàn luật sư chưa thực hiện tốt chức năng đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư. Đoàn luật sư chưa thực sự là nơi tập hợp những bức xúc, khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của luật sư liên quan đến hoạt động hành nghề và đại diện cho luật sư trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, một số Đoàn luật sư chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho luật sư; công tác giám sát, quản lý người tập sự hành nghề luật sư còn mang tính hình thức.

Thứ tư, một số Đoàn luật sư phối hợp chưa tốt với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc quản lý hành nghề luật sư, việc quản lý hành nghề luật sư ở những địa phương này kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức và hoạt động luật sư ở địa phương

Về công tác tự quản của tổ chức luật sư, cũng cần nói đến vai trò của các tổ chức hành nghề luật sư. Nhìn chung các tổ chức hành nghề luật sư ở nước ta hiện nay đa phần chỉ là các văn phòng luật sư với quy mô rất nhỏ. Việc tổ chức, điều hành văn phòng luật sư, công ty luật cũng được cải tiến, tiếp cận gần hơn với cách tổ chức, điều hành tiên tiến, hiện đại của các công ty luật ở các nước trên thế giới. Một số tổ chức hành nghề luật sư đã cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài, tham gia giải quyết tranh chấp lớn có yếu tố nước ngoài. Một số công ty luật đã có nhu cầu, khả năng và trong thực tế đã thuê luật sư nước ngoài làm việc cho công ty mình.

Tổ chức hành nghề luật sư chịu trách nhiệm trước khách hàng trong trường hợp luật sư của Văn phòng gây thiệt hại cho khách hàng. Chất lượng dịch vụ và uy tín của luật sư chính là chất lượng dịch vụ và uy tín của tổ chức hành nghề luật sư. Chính vì vậy, các tổ chức hành nghề luật sư phải là tổ chức quan tâm đầu tiên đến chất lượng hoạt động luật sư, đến việc bồi dưỡng về chuyên môn, bồi dưỡng, giáo dục và giám sát về đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư của tổ chức mình. Trong thời gian qua, đa số các tổ chức hành nghề luật sư đã làm tốt công việc giáo dục, giám sát luật sư trong việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Tuy nhiên, một số tổ chức hành nghề luật sư chưa thực sự quan tâm đến công việc này, đồng thời có biểu hiện lỏng lẻo trong việc quản lý các luật sư của tổ chức mình, để xảy ra hiện tượng luật sư vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà tổ chức không biết hoặc bỏ qua.

Trong thời gian qua việc thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển số lượng luật

sư, nâng cao chất lượng hành nghề luật sư, duy trì việc tuân theo pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của luật sư theo đúng định hướng mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Tuy nhiên trong việc thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư nói riêng và công tác quản lý luật sư nói chung còn nhiều hạn chế.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH LUẬT SƢ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)