quốc gia trên thế giới
Như trên đã nghiên cứu, nghề luật sư có các đặc điểm khác biệt so với hầu hết các ngành nghề khác, do đó dẫn đến luật sư phải chịu một quy chế pháp lý khá ngặt nghèo định ra tiêu chuẩn vào nghề, chuẩn mực trong hành nghề, và kỷ luật cũng như chấm dứt hành nghề. Vì vậy các tiêu chuẩn của nghề luật sư có thể chia thành ba loại, bao gồm: (1) Các tiêu chuẩn vào nghề luật sư; (2) các tiêu chuẩn hành nghề luật sư; và (3) tiêu chuẩn ứng xử sau khi chấm dứt hành nghề.
Các mục dưới đây đề cập tới các tiêu chuẩn hành nghề và tiêu chuẩn ứng xử sau khi chấm dứt nghề luật sư. Vì vậy tại mục này, chỉ nói tới riêng các tiêu chuẩn vào nghề luật sư. Các tiêu chuẩn này cũng phản ánh và khởi đầu cho việc đáp ứng các loại tiêu chuẩn khác.
Luật Nhất thể Nghề luật của New South (Australia) năm 2014 (Legal Profession Uniform Law (NSW) (2014 No 16a) nói rằng: Mục đích của các quy định về tiêu chuẩn vào nghề luật sư nhằm bảo đảm nghề nghiệp pháp lý được tiến hành chỉ bởi những người có phẩm chất riêng để tiến hành nghề nghiệp đó vì lợi ích của việc thi hành công lý, và bảo vệ khách hàng của thực hành nghề luật bởi bảo đảm rằng những người tiến hành nghề nghiệp pháp lý được phép làm như vậy (Điều 9). Đạo luật này tại ngay Điều 10 quy định cấm bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào thực hành nghề luật mà không đủ tiêu chuẩn. Chế tài vi phạm điều cấm này là một khoản phạt tiền lên tới 250 đơn vị phạt (penalty units) theo đạo luật về chống tội phạm của New South Wales hoặc 02 năm tù hoặc cả hai hình phạt đó. Đạo luật này còn quy định một tổ chức hoặc cá nhân không được phép thu tiền mà vi phạm quy định cấm nói trên, nhất thiết phải trả lại khoản tiền đó (Điều 10).
Đạo luật về nghề luật (The Jamaica Legal Profession Act) ngày 03/01/1972 của Jamaica quy định một người được phép hành nghề luật khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
(1) Có chứng chỉ về năng lực; (2) Đủ 21 tuổi;
(3) Không phải là công dân nước ngoài; và (4) Có đạo đức tốt (Điều 6, khoản 1).
Điều 8, khoản 1 của đạo luật này của Jamaica quy định chế tài rất nghiêm khắc đối với người không được vào nghề mà tiến hành hoạt động nghề nghiệp như một luật sư như sau: phạt năm trăm nghìn đô la cho lần thứ nhất vi phạm và một triệu đô la cho lần thứ hai và các lần tiếp theo vi phạm hoặc một năm tù hoặc cả hai hình phạt tiền và tù. Đạo luật này cũng sử dụng chế tài như vậy đối với những hành vi tạo dựng hay sử dụng tên hoặc danh nghĩa hoặc bộ điệu ngụ ý mình có đủ phẩm chất hay được thừa nhận là một
luật sư (Điều 8, khoản 2). Những công việc của những người vi phạm như vậy dù thực hiện dưới danh nghĩa hay đại diện của một luật sư thực sự thì đều không được nhận phí hay thù lao (Điều 8, khoản 3 và 4).
Đạo luật về nghề luật (Legal Profession Act) năm 1966 (được sửa đổi năm 2009) của Singapore quy định người có đủ năng lực chỉ được vào nghề để trở thành luật sư tranh tụng (advocate) và luật sư tư vấn (solicitor) khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đủ 21 tuổi; + Có đức tính tốt;
+ Đã trải qua một quá trình huấn luyện đạt kết quả khả quan;
+ Đã tham dự và hoàn thành khóa học do nhà chức trách có thẩm quyền chỉ định;
+ Đã qua kỳ thi do nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức (Điều 13). Đặc tính quan trọng nhất hệ thống pháp luật Đức là tất cả các nghề luật được cùng giáo dục nghề nghiệp như nhau (the same professional education). Lars Gerold giới thiệu: Từ thế kỷ thứ 19, luật được nghiên cứu tại trường đại học, và hai năm tiếp theo, thực tập sinh pháp luật (judicial traineeship) được huấn luyện và chi trả bởi nhà nước để học tập và huấn luyện làm tất cả các vị trí như thẩm phán, công tố, quản lý hành chính và luật sư hay cố vấn pháp lý, rồi sau đó những thực tập sinh đáp ứng được các tiêu chuẩn gia nhập các luật sư đoàn không cần phải qua kiểm tra [35, p. 2].
Luật sư có thể thực hiện nhiều chức năng hay nhiệm vụ khác nhau với các vai trò khác nhau. Luật sư có thể là đại diện cho khách hàng (như làm đại diện cho thân chủ trong nhưng vụ việc dân sự, trong vụ án hình sự hay trong thương lượng…) hoặc là một bên thứ ba trung gian (như làm người hòa giải, tham vấn…), là một nhân viên của một hệ thống pháp lý nào đấy (như làm người đánh giá các vấn đề pháp lý của một tổ chức nào đấy hay tư vấn pháp lý cho công ty hay tổ chức…) hoặc là một người của công chúng có trách
nhiệm đặc biệt trong việc tác động tới công lý (như làm người phổ biến, tuyên truyền pháp lý hay đại diện cho Nhà nước đưa ra các giải pháp lý trong những trường hợp đặc biệt…). Vì vậy, trước hết, có vai trò là người ảnh hưởng tới sự bình ổn của cộng đồng, và sau đó là tính chất đặc biệt của các hoạt động, đối với nghề luật sư, pháp luật cần thiết phải can thiệp để ấn định những tiêu chuẩn đặc biệt về nghề nghiệp.
Một số khảo sát ở trên về pháp luật của các nước quy định về tiêu chuẩn vào nghề của luật sư có những điểm tương đồng. Các tiêu chuẩn đều hướng tới đòi hỏi người vào nghề luật sư phải đạt đến một độ tuổi nhất định mà thường là độ tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (có thể là 18 hoặc 21 tuổi tùy theo pháp luật của từng nước quy định), có năng lực về chuyên môn nhất định, và có đạo đức tốt. Tuy nhiên để trở thành luật sư thực sự được hành nghề, những người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nói trên phải xin và được nhà chức trách có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Các tiêu chuẩn vào nghề luật sư phản ánh nội dung mà người xin hành nghề luật cần phải có. Việc được nhà chức trách có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phản ánh hình thức mà người xin hành nghề luật sư phải đạt được. Các vấn đề này giống như các vấn đề của người xin kinh doanh ở những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Từ những kinh nghiệm trên có thể thấy, các quốc gia đề đưa ra các tiêu chuẩn và các yêu cầu khắt khe cho hoạt đông hành nghề luật sư dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn về đạo đức của luật sư, trình độ và kỹ năng hành nghề sau khi được trau dồi kỹ càng trước khi hoàn thành các khóa đào tạo và có thể gia nhập vào đội ngũ luật sư hành nghề. Tuy nhiên, học viên thiết nghĩ luật sư cũng là một nghề và để tương xứng với hoạt động nghề nghiệp cũng nên nghiên cứu xem xét một mức độ chuẩn về nghỉ hưu với nghề khi độ tuổi và những yếu tố về sức khỏe không cho phép người luật sư có thể hành nghề tại cơ quan tố tụng mà có thể hoạt động luật sư thông qua hình thức là cố vấn hoặc tư vấn pháp lý cho khách hàng sau độ tuổi này.
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƢ THEO TỪNG THỜI KỲ VÀ THỰC TRẠNG CHẾ ĐỊNH NGHỀ LUẬT SƢ Ở VIỆT NAM