Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh cải cách tư pháp thì vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội ngày càng được nâng cao. Tình hình đó cũng đặt ra yêu cầu phải phát triển được đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp.
Trước yêu cầu của cải cách tư pháp, việc phát triển đủ số lượng luật sư để tham gia tranh tụng tại các phiên toàn và hỗ trợ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là yêu cầu cấp thiết. Trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương chỉ đạo khẩn trương đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư cả về số lượng và chất lượng, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 18.000 – 20.000 luật sư. Đây là quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của cả giới luật sư và toàn xã hội.
Xuất phát từ tính chất nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng để nhận thù lao từ khách hàng, nên sự phát triển về số lượng của luật sư trước hết là nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo nhiều cơ hội cho luật sư phát triển quan hệ hợp tác, giao lưu với các đối tác nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là của doanh nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng; số lượng vụ việc, khách hàng của luật sư sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn; phạm vi hoạt động hành nghề của luật sư ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh đó, yêu cầu của xã hội về chất lượng dịch vụ, trách nhiệm pháp lý, kỷ luật hành nghề đối với luật sư ngày càng cao; với việc thực hiện cam kết gia nhập WTO, sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ pháp lý trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt.
Các luật sư ngày nay phải đối diện với một thế giới mà tại đó nhiều mô hình hành nghề truyền thống đang nhanh chóng bị xói mòn. Khả năng của một luật sư hành nghề đơn lẻ hay như một phần của một công ty nhỏ đang bị tấn công khi những lĩnh vực hành nghề như thảo hợp đồng chuyển nhượng, thảo di chúc hay trợ giúp pháp lý đang dần đứng bên lề của sự phát triển. Các công ty cỡ lớn và trung bình đang bị thách thức như nhau bởi toàn cầu hóa
pháp luật và bởi sự kết hợp tích cực đang phát triển lai ghép giữa các công ty và các cơ hội nhận việc sẵn sàng cung cấp cho khách hàng [5, tr. 15].
Do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, và yêu cầu lấy phát triển kinh tế tư nhân làm động lực phát triển của cả nền kinh tế, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường dịch vụ pháp lý ngày càng phát triển. Do đó khách quan đòi hỏi sự nâng cao hơn nữa trình độ, khả năng và đạo đức của luật sư, đòi hỏi một đội ngũ luật sư đông đảo hơn, đòi hỏi sự hợp tác của các luật sư đa dạng và chặt chẽ hơn, dẫn tới đòi hỏi những công ty luật lớn đủ sức đảm đương với những đòi hỏi đó. Trong khi đó ở nước ta, Luật Luật sư năm 2012 có nhiều bất cập lớn về hình thức tổ chức hành nghề luật sư như trên đã phân tích. Khuôn khổ chật hẹp của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một cản trở cho sự đáp ứng các đòi hỏi khách quan đó.
Trên thực tế, hiện nay Việt Nam đã có những công ty luật lớn có tới hàng trăm luật sư hành nghề và nhân viên. Các công ty này là nơi tập hợp của nhiều luật sư thành viên có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau hỗ trợ nhau và bổ sung cho nhau với cơ cấu tổ chức phân tầng và cấp bậc cụ thể: Mỗi luật sư thành viên phụ trách từ hai hoặc nhiều nhóm luật sư độc lập mà mỗi nhóm này lại có một luật sư cao cấp lãnh đạo nhóm [26, tr. 12].
Chính phủ đã chủ trương rằng: “Chúng ta xác định xây dựng đội ngũ luật sư bảo đảm số lượng, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để luật sư hành nghề theo đúng quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích cao quý của nghề luật sư” [7]. Chủ trương này hoàn toàn đúng đắn. Nhưng hạn chế trong việc lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề luật sư mà Luật Luật sư năm 2012 mang lại sẽ gây khó khăn đáng kể cho việc thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả chủ trương này.
vực và phạm vi hành nghề tác động đến tất cả các quan hệ trong đời sống