Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân HUYỆN CHỢ đồn, TỈNH bắc kạn (Trang 27 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân

2.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện

2.1.2.1. Khái niệm chất lượng hoạt động của HĐND huyện

Theo từ điển tiếng Việt, “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia, phân biệt với số lượng” (Đại từ điển tiếng Việt - 2007).

Chất lượng hoạt động của HĐND thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả của HĐND, bao gồm hiệu lực, hiệu quả các nghị quyết và hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, chất vấn của HĐND. Chất lượng hoạt động của HĐND được đảm bảo thông qua các yếu tố cấu thành HĐND, đó là hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND, các kỳ họp, hiệu quả hoạt động của các ban HĐND và các đại biểu HĐND. Mặt khác chất lượng hoạt động của HĐND còn phụ thuộc vào hoạt động của các yếu tố bên ngoài HĐND, đó là phương thức lãnh đạo của Đảng, giám sát của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức Chính trị - xã hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ.

Theo Nguyễn Ký (2005), “Chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả các Nghị quyết và hoạt động giám sát, chất vấn của

HĐND huyện, là tổng hóa các kết quả hoạt động của các yếu tố cấu thành bên trong của Hội đồng nhân dân huyện (tổ chức và hoạt động của Thường trực HĐND; tổ chức, hoạt động của các ban HĐND và tổ chức, hoạt động) phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, với sự tác động của các yếu tố bên ngoài HĐND như phương thức lãnh đạo của Đảng, giám sát của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức Chính trị - xã hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ”.

Như vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện là việc tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của các nghị quyết và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện nhằm đảm bảo phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương.

2.1.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện Theo Nguyễn Ký (2005), ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Nâng cao và khẳng định được vị trí, vai trò, quyền hạn của HĐND

huyện.

- Đảm bảo các nội dung của các nghị quyết HĐND huyện khi ban hành có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu và sự chờ đợi của nhân dân; phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

- Nâng cao chất lượng của các hoạt động giám sát, hoạt động chất vấn, của Thường trực HĐND, các ban HĐND và các đại biểu HĐND; nâng cao chất lượng kỳ họp của HĐND huyện và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghị quyết của HĐND huyện.

2.1.2.3. Nội dung nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện a. Đối với hoạt động bầu chức danh

- Nâng cao trách nhiệm, vai trò của Cấp ủy trong việc chỉ đạo công tác bầu cử các chức danh.

- Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch đối với các chức danh chủ chốt dự kiến giới thiệu bầu.

- Nâng cao chất lượng, công tác phối hợp của MTTQ huyện trong việc hiệp thương, giới thiệu nhân sự để ứng cử đại biểu HĐND huyện.

- Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức bộ máy của Thường trực HĐND, các ban HĐND huyện, các tổ đại biểu HĐND.

- Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động cử tri trong quá trình bầu cử đại biểu HĐND huyện

- Nâng cao chất lượng đại biểu HĐND huyện.

b. Đối với hoạt động ban hành nghị quyết

- Nâng cao chất lượng thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết của HĐND huyện

- Nâng cao chất lượng tham mưu và ban hành văn bản của cơ quan Thường trực, các ban, các tổ đại biểu HĐND huyện.

- Nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ của văn phòng HĐND&UBND

huyện.

c. Đối với hoạt động giám sát

- Nâng cao hiệu quả các kỳ họp HĐND huyện

- Nâng cao chất lượng chất vấn của HĐND huyện

- Nâng cao chất lượng lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm

- Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của HĐND huyện

- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu, nại tố cáo

- Nâng cao chất lượng trong việc tiếp công dân của HĐND huyện

- Nâng cao chất lượng, công tác phối hợp giữa HĐND huyện với UBND, Ủy ban MTTQ và các cơ quan, ban ngành doàn thể huyện.

2.1.2.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện Đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện là đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của Thường trực, các Ban và các Tổ đại biểu của HĐND huyện đối với các hoạt động. Cụ thể như sau: a. Đối với hoạt động bầu chức danh

- Số lượng các chức danh được bầu so với quy định.

- Cơ cấu các chức danh được bầu so với quy định.

- Mức độ đáp ứng yêu cầu của cán bộ được bầu so với quy định đối với từng chức danh, vị trí.

- Các chức danh được bầu có đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri không.

b. Đối với hoạt động ban hành nghị quyết

- Tính phù hợp với thực tiễn của các nghị quyết

- Tính kịp thời trong việc triển khai nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống

- Có đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri không.

c. Đối với hoạt động giám sát

- Mức độ hài lòng của cử tri trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp.

- Mức độ hài lòng của cử tri trong hoạt động tiếp xúc cử tri.

- Mức độ hài lòng của cử tri đối với các cuộc giám sát chuyên đề (trực tiếp, gián tiếp).

- Mức độ hài lòng của cử tri đối với việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại

kỳ họp, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, các buổi tiếp dân tại đơn vị bầu cử.

Ngoài các nội dung trên tiêu chí đánh giá chất lượng của HĐND huyện còn được đánh giá ở các nội dung sau:

Đối với các chức danh của HĐND (Thường trực HĐND huyện, Trưởng các ban HĐND huyện) tiêu chí đánh giá chất lượng được thực hiện theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Đối với các đại biểu HNND huyện tiêu chí đánh giá chất lượng được thực hiện theo Điều 38, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, về việc lấy ý kiến nhận xét của cử tri đối với đại biểu HĐND huyện.

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện

Qua thực tế hoạt động của HĐND các địa phương trong cả nước nói chung và thực tế hoạt động của HĐND huyện một số tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện đó là:

2.1.3.1. Các yếu tố chủ quan

Một là, trình độ chuyên môn của các đại biểu HĐND huyện: Sẽ tác động và ảnh hưởng đến các kỹ năng công tác, hoạt động của người đại biểu HĐND huyện,

cụ thể bao gồm các kỹ năng: Kiến thức, việc am hiểu các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, thế giới; việc nắm bắt tình hình KT-XH, an ninh, quốc phòng của địa phương; kỹ năng phản biện xã hội; kỹ năng thu thập, cập nhật thông tin; kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động; kỹ năng tham mưu cho thường trực, các ban, các tổ đại biểu HĐNĐ huyện trong các hoạt động của HĐND huyện.

Hai là, kinh nghiệm công tác hoạt động của đại biểu HĐND huyện: Sẽ tác động đến hiệu quả, chất lượng thực tế hoạt động của người đại biểu HĐND, việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong từng nội dung hoạt động mà người đại biểu đã được thực hiện sẽ là cơ sở cho họ có sự chủ động cũng như có những đề xuất, giải pháp để thực hiện, tham gia có hiệu quả hơn.

Ba là, chưa có quy định cụ thể, đầy đủ về vị trí pháp lý của cơ quan văn phòng tham mưu, phục vụ hoạt động của HĐND huyện, bởi vì văn phòng vẫn chung là văn phòng HĐND&UBND huyện (không tách riêng văn phòng cho thường trực HĐND riêng và thường trực UBND riêng), dẫn đến việc tham mưu của bộ máy văn phòng cho hoạt động của HĐND vẫn có sự thiên vị so với việc tham mưu cho hoạt động của thường trực UBND huyện.

Bốn là, Công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn kỹ năng hoạt động, công tác quy hoạch của Cấp ủy dành cho đại biểu HĐND: Là cơ sở để bộ máy hoạt động của thường trực, các ban, các tổ đại biểu HĐND huyện sẽ được nâng cao kể cả chất và lượng; đồng thời sẽ chủ động và kịp thời hơn trong việc bổ sung nhân sự giới thiệu tham gia để bầu trong bộ lãnh đạo HĐND huyện.

2.1.3.2. Các yếu tố khách quan

Một là, Điều kiện đất đai, khí hậu, đặc điểm hành chính của địa phương là yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của HĐND huyện, bởi lẽ địa hình nếu phân bố phức tạp sẽ dẫn đến việc triển khai các nội dung hoạt động của HĐND huyện, nhất là hoạt động giám sát và hoạt động ban hành, triển khai nghị quyết của HĐND đến cơ sở, cử tri nhân dân không được kịp thời, hiệu quả không cao.

Hai là, Hệ thống các văn bản của các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động của HĐND huyện chưa được đồng bộ, còn chồng chéo; một số quy định của pháp luật chưa tạo được môi trường hoạt động thuận lợi cho các hoạt động của HĐND.

Chưa có chế tài cụ thể cho hoạt động giám sát (ví dụ: Chế tài xử lý việc giải quyết kiến nghị sau giám sát)

Đây là yếu tố làm cho một số văn bản trong hoạt động của HĐND huyện tính hiệu lực, hiệu quả không cao,

Ba là, Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của đại biểu HĐND huyện chưa đáp ứng dược yêu cầu đề ra, dẫn đến trong quá trình hoạt động, các ban, các tổ đại biểu HĐND chưa chủ động trong việc tham mưu cho thường trực HĐND huyện. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND HUYỆN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân HUYỆN CHỢ đồn, TỈNH bắc kạn (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w