Đối với hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân HUYỆN CHỢ đồn, TỈNH bắc kạn (Trang 91 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND Chợ Đồn

4.4.3. Đối với hoạt động giám sát

4.4.3.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

Pháp luật quy định HĐND huyện được sử dụng những phương thức giám sát như: Xem xét báo cáo, kiểm tra, giám sát, khảo sát, chất vấn, giám sát qua

tiếp xúc cử tri, giám sát thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo... Hoạt động của HĐND có hiệu lực, hiệu quả hay không phụ thuộc không nhỏ vào chức năng giám sát.

Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động giám sát của HĐND huyện Chợ Đồn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, để hoạt động giám sát nói riêng, hoạt động của HĐND huyện nói chung được nâng cao hơn nữa, xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát của HĐND huyện theo hướng sau:

Thứ nhất: Đổi mới, nâng cao hoạt động giám sát của HĐND huyện

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu nền kinh tế quốc tế, nhiều quan hệ xã hội mới được nảy sinh, phức tạp đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh kịp thời. Vấn đề giám sát hiệu quả việc tuân theo pháp luật đang là bức xúc trong xã hội hiện nay, yêu cầu HĐND các cấp, trong đó HĐND huyện cần tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của mình được chất lượng, hiệu quả. Muốn vậy việc đầu tiên phải xác định việc lựa chọn nội dung giám sát có vai trò quyết định đến hiệu quả giám sát. Trên cơ sở chương trình hoạt động giám sát của HĐND được HĐND thông qua gắn với việc thực hiện nghị quyết kỳ họp để xác định nội dung giám sát. Nội dung giám sát phải tập trung vào những vấn đề mà dư luận xã hội, cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm. Ưu tiên nội dung giám sát những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân (Khiếu nại, tố cáo; cải cách hành chính; đền bù giải phóng mặt bằng; tranh chấp đất đai; ô nhiễm môi trường; chương trình, dự án; chế độ chính sách...); nội dung giám sát phải rõ ràng, cụ thể có trọng tâm, trọng điểm; không giám sát tràn lan, đồng thời nội dung giám sát phải mang tính tổng thể, khách quan, toàn diện; phải có giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị sau giám sát.

Các thành viên trong quá trình giám sát phải nghiên cứu kỹ nội dung cần giám sát, đi từ tổng quát đến cụ thể. Khi cần thiết có thể mời hoặc trưng tập thêm những cán bộ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ giúp đoàn giám sát đánh giá đúng tình hình, kiến nghị xử lý cho khách quan. Sau giám sát cần có ý kiến hoặc kiến nghị chính thức thông báo cho địa phương, cơ sở và cấp trên biết, đồng thời theo dõi việc xử lý và giải quyết của nơi bị giám sát, tránh tình trạng đánh trống bỏ dùi. Chất vấn cũng là một hình thức giám sát được nhiều người quan tâm, đòi hỏi

cả người chất vấn và người bị chất vấn đều có trách nhiệm thực hiện tốt hơn.

+ Xây dựng kế hoạch giám sát phải xác định được nội dung giám sát phù hợp với tình

hình thực tế, bám sát vào Nghị quyết của HĐND, vào nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng thời kỳ, xác định trọng tâm cho mỗi đợt giám sát. Kế hoạch giám sát cần sớm được xây dựng và cụ thể để các thành viên tham gia giám sát có kế hoạch, bố trí thời gian và tập trung vào nội dung giám sát, các cơ quan được giám sát có thời gian chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu.

+ Việc xây dựng đề cương gửi trước cho các đơn vị đến giám sát phải được chuẩn bị

kỹ. Nếu đề cương khoa học, đơn vị chuẩn bị chu đáo thì kết quả giám sát sẽ đạt hiệu quả cao; đề cương không rõ ràng thì đơn vị sẽ báo cáo chung chung. Ngược lại, đề cương quá chi tiết, yêu cầu đơn vị báo cáo quá nhiều nội dung thì vừa tản mạn và khó khăn cho đơn vị chuẩn bị. Do đó, trước khi giám sát

một đơn vị nào cần tìm hiểu kỹ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị ấy để nêu yêu cầu và nội dung giám sát cho phù hợp.

+ Khi giám sát ở cơ sở cần quan tâm cả giám sát trực tiếp và gián tiếp. Sau khi giám sát cần tham khảo ý kiến của đơn vị cấp trên, của những cán bộ am hiểu chuyên môn thuộc lĩnh vực giám sát, để các kiến nghị, đề nghị sát với thực tế, có tác dụng tích cực, có tính khả thi.

Muốn thực hiện được những nội dung trên đây, quan trọng là phải tập hợp đầy đủ và có chọn lọc thông tin qua các kênh khác nhau: như qua nắm bắt tình hình, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua tiếp xúc cử tri và những nguồn thông tin khác. Quan trọng là đại biểu phải có trách nhiệm và đổi mới cách thức hoạt động để nắm bắt thông tin, đánh giá tính sát thực và giá trị của thông tin, tức là xử lý thông tin một cách khách quan. Có như vậy đại biểu mới có cơ sở tốt đảm bảo giám sát hiệu quả.

+ Các đại biểu HĐND phải tự học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn, nhất là

chuyên môn liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi giám sát. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát. Nếu không như vậy, thì không thể nói giám sát của HĐND được nâng cao.

Yếu tố quan trọng không kém chính là nội dung kết luận giám sát. Đây là công việc mang tính nhạy cảm. Nếu trong quá trình giám sát đạt hiệu quả, chất lượng cao, nhưng khi kết luận giám sát lại không đánh giá đúng, khách quan thì không thể nói hiệu quả được. Kết luận giám sát chính là kết quả của quá trình

giám sát, vì vậy cần phải đánh giá khách quan, trung thực những mặt tích cực cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát đã đạt được, đồng thời chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém, tồn tại đề nghị cơ quan, đơn vị khắc phục sửa chữa. Không nên nể nang mà bao che hoặc không chỉ ra những khuyết điểm, tồn tại. Đồng thời không vì lý do nào khác mà kết luận mang tính chỉ chích, áp đặt; cần phân biệt rõ chức năng hoạt động giám sát của cơ quan dân cử với chức năng thanh, kiểm tra của cơ quan Đảng và cơ quan thanh tra của nhà nước. Nghiên cứu, tìm hiểu những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giám sát đối với các cơ quan làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của huyện.

Thứ hai: Đổi mới, nâng cao hiệu quả giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân

Theo quy định của pháp luật, khi HĐND nhận được đơn thư khiếu nại và kiến nghị của công dân phải có trách nhiệm nghiên cứu, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Đây là nhiệm vụ quan trọng thể hiện tính quyền lực nhà nước của HĐND, để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần tiến hành tốt những nội dung sau:

+ Bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

Trong thời gian qua, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, công tác xây dựng, ban hành pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân từng bước được cải tiến và bổ sung khá đầy đủ, trong đó Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Dân sự; Luật Lao động; Luật đất đai... đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy, việc thực hiện pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân còn hiện tượng đùn đẩy, vòng vo, chưa xác định cụ thể thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước; văn bản hướng dẫn của cơ quan trung ương chưa rõ ràng, thống nhất; trách nhiệm, năng lực trình độ của cán bộ, công chức khi giải quyết khiếu nại tố cáo chưa cao. Thực trạng đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác kiểm tra, giám sát của HĐND.

công dân sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều này đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên HĐND cũng chỉ chuyển đơn và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết một cách chung chung, thiếu cơ sở pháp lý. Nếu cơ quan có thẩm quyền không giải quyết, hoặc giải quyết không đúng, giải quyết chậm theo quy định của pháp luật thì HĐND cũng không có chế tài để yêu cầu các cơ quan đó phải thực hiện. Điều này làm hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND kém hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy đổi mới thể chế pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan HĐND nói riêng, là cơ sở quan trọng đảm bảo hoạt động của cơ quan HĐND ngày càng hiệu lực, hiệu quả.

+ HĐND các cấp cần tăng cường tổ chức tiếp dân theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Không để tình trạng chuyển đơn một cách hình thức. Cần tổ chức tốt việc tiếp dân theo định kỳ; tổ chức kiểm tra thực tế tại các cơ quan đơn vị, các cơ quan để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của công dân; phân định rõ mức độ, phạm vi kiểm tra, giám sát của HĐND đối với việc giải quyết khiếu nại của công dân.

Thứ ba: Đổi mới và tăng cường hoạt động kiểm tra, khảo sát, giám sát thực tế của thường trực HĐND và các Ban của HĐND huyện.

Tăng cường phối hợp giữa thường trực HĐND huyện với các ban của HĐND trong kiểm tra, khảo sát, giám sát đảm bảo tính khách quan, toàn diện, tiết kiệm thời gian tránh được sự chồng chéo trong hoạt động giám sát, đồng thời không gây khó khăn cho đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát.

Thực tế cho thấy, do luật trước đây quy định thường trực HĐND và các ban của HĐND hoạt động tương đối độc lập, các ban của HĐND không trực thuộc thường trực HĐND nên có tình trạng trong hoạt động nói chung, hoạt động kiểm tra, giám sát nói riêng giữa thường trực và các ban còn chồng chéo, phối hợp chưa tốt làm phiền hà cho đối tượng chịu sự giám sát. Để giải quyết tốt vấn đề này, hàng năm HĐND phải quyết định chương trình giám sát khoa học, hợp lý, cụ thể.

Các cuộc kiểm tra, giám sát phải được xây dựng kế hoạch chi tiết, khoa học, trong đó phải xác định mục tiêu, đối tượng cụ thể, tránh giám sát chung chung; bố trí thời gian thoả đáng, hợp lý. Kết thúc kiểm tra, giám sát nhất thiết

phải có báo cáo bằng văn bản và kiến nghị cụ thể, có chính kiến rõ ràng về cách giải quyết; đồng thời tiếp tục theo dõi việc thực hiện các kiến nghị đó.

Thứ tư: Đổi mới và nâng cao chất lượng chất vấn

Chất vấn là một phương thức giám sát quan trọng của HĐND, là hình thức biểu hiện của quyền lực nhà nước.Thông qua hoạt động chất vấn, nhân dân có thể đánh giá được những đại biểu mà cử tri tin tưởng bầu ra có thực sự là đại diện cho nhân dân hay không? đánh giá được trách nhiệm chính trị của các cấp, các ngành. Đồng thời thông qua hoạt động chất vấn cơ quan dân cử thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối với cá nhân hoặc cơ quan nhà nước.

Tuy Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định tương đối chặt chẽ, nhưng đây vẫn là khâu yếu trong hoạt động giám sát, việc phát huy quyền giám sát của đại biểu thông qua hoạt động chất vấn chưa đáp ứng nguyện vọng của cử tri; tâm lý nể nang, ngại va chạm vẫn phổ biến trong đại biểu HĐND. Nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân chưa được đại biểu thẳng thắn chất vấn, còn biểu hiện né tránh... Từ những thực tế trên đây, cần nghiên cứu, bổ sung một số nội dung sau:

- Bố trí, sắp xếp chương trình kỳ họp khoa học, hợp lý theo hướng dành nhiều thời gian cho hoạt động chất vấn. Thường trực điều hành để kỳ họp thực sự là diễn đàn trao đổi, đánh giá, bàn định và thể hiện tốt vai trò giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

- Chủ toạ kỳ họp căn cứ nội dung chất vấn quy định vấn đề nào bắt buộc

phải chất vấn bằng văn bản, vấn đề nào trả lời bằng văn bản, hoặc trả lời trực tiếp nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng nội dung chất vấn của đại biểu HĐND; giảm câu hỏi mang tính chung chung, không sát thực tế. Cần có quy định đề cao trách nhiệm đến cùng trong việc trả lời chất vấn để làm rõ nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm cá nhân. Cần quy định các chế định và hậu quả pháp lý đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không chấp hành, không trả lời các kiến nghị bằng văn bản của HĐND.

Các đại biểu phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, đại biểu phải am hiểu, có bản lĩnh, dám hỏi, dám "truy vấn" đến cùng nguồn gốc của vấn đề cần hỏi; chấm dứt tình trạng hỏi để biết, biết rồi để đó. Vì vậy trước khi hỏi, đại biểu phải dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu bản chất vấn đề, có

bằng chứng xác thực. Câu hỏi chất vấn gắn hậu quả pháp lý nên buộc phải trả lời chất vấn phải giải trình rõ đúng, sai và xác định rõ trách nhiệm.

Tăng cường chất vấn giữa hai kỳ họp, Luật và các văn bản dưới Luật cho phép các đại biểu HĐND huyện chất vấn không chỉ trong các kỳ họp mà có quyền chất vấn giữa hai kỳ họp. Nội dung chất vấn giữa hai kỳ họp được gửi bằng văn bản đến thường trực HĐND, các ban của HĐND huyện có liên quan hoặc cơ quan, cá nhân bị chất vấn. Đại biểu HĐND huyện có trách nhiệm theo dõi, trả lời chất vấn, kết quả giải quyết, xử lý của các cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp không được trả lời hoặc không được thông báo kết quả giải quyết, xử lý những vấn đề đã chất vấn, đại biểu HĐND huyện có quyền báo cáo với thường trực HĐND và đề nghị trình ra kỳ họp HĐND huyện xem xét, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị không trả lời chất vấn phải liên đới chịu trách nhiệm trước đại biểu nêu chất vấn và trước HĐND huyện.

Việc chất vấn và trả lời chất vấn phải được truyền thanh hoặc truyền hình trực tiếp (nếu địa phương đủ điều kiện), xem ý kiến, kiến nghị của cử tri qua đường dây điện thoại như một kênh thông tin để gợi mở vấn đề chất vấn. Thực tiễn cho thấy việc truyền thanh, truyền hình trực tiếp phiên họp chất vấn, trả lời chất vấn đã tạo ra dư luận tốt trong nhân dân, được cử tri hoan nghênh và ủng hộ vấn đề này, tạo điều kiện để đông đảo cử tri trong huyện theo dõi, giám sát, góp phần làm cho kỳ họp HĐND huyện nghiêm túc, hiệu quả.

Nếu ngành nào có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong chấp hành nghị quyết của HĐND, hoặc tỏ thái độ nhiều lần không nghiêm túc trong trả lời chất vấn thì có thể dùng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp để HĐND huyện kiến nghị UBND huyện xem xét, kỷ luật, thậm chí cách chức thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND huyện.

4.4.3.2. Nâng cao chất lượng tiếp dân và xử lý đơn thư của công dân; đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân HUYỆN CHỢ đồn, TỈNH bắc kạn (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w