Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện của các
huyện của các địa phương trong nước
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của HĐND các huyện miền núi phía Bắc tác giả trích dẫn về kinh nghiệm hoạt động của HĐND các huyện, cụ thể như sau:
2.2.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, huyện Chợ Mới đã tập trung vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND, quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và phân công công tác đối với cán bộ chủ chốt của HĐND. Trong bầu cử đại biểu HĐND không chú trọng đến phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, tâm huyết... có khả năng đại diện cho cộng đồng dân cư và năng lực tham vấn, quyết định đối với hoạt động của HĐND hơn là cơ cấu vùng miền, độ tuổi, giới tính... Đối với công tác tổ chức bộ máy của HĐND, huyện Chợ Mới coi Thường trực, các Ban HĐND là nhân tố quyết định đảm bảo cho Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo luật định và đã bố trí nhân sự ngang tầm nhiệm vụ, có uy tín, bản lĩnh, năng động sáng tạo trong quyết đoán, giữ vai trò điều hòa phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện Nghị quyết. Trong hoạt động, huyện Chợ Mới cũng đã quán triệt Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân phải duy trì hoạt động theo đúng quy chế và chế độ sinh hoạt; đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri phản ánh tại các kỳ họp; đồng thời, phải nắm chắc chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước để giải thích, vận động cử tri thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân, giữ mối quan hệ cử tri với Nhà nước. Và để đảm bảo cho các nghị quyết của HĐND
đi vào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn thì huyện Chợ Mới đã tăng cường công tác giám sát của Thường trực, của các Ban, đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thực hiện giám sát đảm bảo đúng quy trình, xem xét, đánh giá đúng thực chất nội dung giám sát, kết luận giám sát phải công tâm, khách quan, tăng cường đôn đốc giải quyết các kết luận giám sát. HĐND huyện cũng chuẩn bị tốt chương trình, nội dung kỳ họp; nâng cao chất lượng dự thảo thẩm tra các báo cáo; bảo đảm không khí dân chủ, cởi mở, phát huy trí tuệ tập thể trong thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng; thực hiện tốt hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp.
Ngoài ra, yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND huyện Chợ Mới là duy trì và giữ vững mối quan hệ phối hợp giữa HĐND với UBND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN, các đoàn thể và cơ quan, ban ngành cùng cấp. Nhất là trong việc tổ chức các kỳ họp của HĐND, sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND, các Ban HĐND với UBND, các ngành liên quan sẽ giúp cho công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp được tiến hành thuận lợi, công tác thẩm tra các báo cáo, đề án và ban hành nghị quyết có chất lượng cao; có quy chế phối hợp giữu HĐND, UBND, UBMTTQ huyện; thường xuyên thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Bên cạnh đó, huyện cũng bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động của HĐND; quan tâm tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy Văn phòng giúp việc HĐND.
2.2.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, trên cơ sở phân tích tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, Thường trực HĐND huyện nhận thấy nội dung đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc và quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Thực tế cho thấy nếu cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và nhận thức đúng vị trí, vai trò của HĐND thì ở đó chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND được nâng lên. đồng thời HĐND huyện thường xuyên duy trì mối quan hệ phối hợp công tác giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, tăng cường công tác giao ban định kỳ giữa Thường trực HĐND cấp huyện với Thường trực HĐND cấp xã, thị trấn.
Bên cạnh đó thường trực HĐND chủ động, phối hợp với UBND, các Ban HĐND dự kiến về nội dung, chương trình kỳ họp, ngoài những nội dung theo luật định, xem xét đưa vào những nội dung có yêu cầu bức xúc, cấp thiết, đáp ứng nguyện vọng của cử tri; việc xác định nội dung chương trình sớm là định hướng để Thường trực HĐND phối hợp, điều hòa các Ban HĐND tổ chức giám sát, khảo sát
để có thông tin phục vụ cho công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình. Trên cơ sở thông tin của kết quả khảo sát, giám sát, Thường trực, các Ban HĐND trực tiếp tham gia với UBND đóng góp ý kiến xây dựng Báo cáo, Tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp… nhằm đảm bảo văn bản trình tại kỳ họp đạt chất lượng.
Việc cải tiến nội dung điều hành kỳ họp của Chủ tọa kỳ họp, đảm bảo phát huy tính dân chủ và trí tuệ tập thể trong thảo luận, xem xét để quyết định những vấn đề quan trọng; phân công từng thành viên trong Thường trực HĐND phụ trách từng nội dung điều hành tại kỳ họp và phân công các thành viên UBND, các ngành trình bày báo cáo tại kỳ họp; chú trọng việc rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo, dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn để làm sáng tỏ những vấn đề còn vướng mắc giúp HĐND thông qua các Nghị quyết sát hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi cao. Đồng thời HĐND huyện đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giám sát, chú trọng tổ chức giám sát chuyên đề, các cuộc giám sát phải tập trung vào những nội dung cụ thể, bức xúc, không dàn trải. Tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện ý kiến kiến nghị sau giám sát, góp phần giúp cho hoạt động giám sát đạt hiệu quả thiết thực hơn; đa dạng hóa hình thức tiếp xúc cử tri, chú trọng theo dõi công tác giải quyết các kiến nghị của cử tri. Ngoài hình thức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thường lệ tại các đơn vị, việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề cần được quan tâm thực hiện để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri đối với từng kĩnh vực cụ thê, từ đó phản ánh đến cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
Đối với việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, ngoài việc thực hiện tốt nếu xét thấy cần thiết thì thành lập các Đoàn giám sát, khảo sát để kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết và trả lời công dân theo quy định.
2.2.2.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Qua quá trình hoạt động, HĐND huyện nhận thấy rằng, nếu trong quá trình hoạt động, HĐND huyện quan tâm, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cung cấp và chính quyền cấp trên, chủ động thường xuyên tham mưu cho cấp ủy trong việc chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND và các đại biểu HĐND; phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQ, các cơ quan, ban ngành đoàn thể, đồng thời đảm bảo, duy trì hoạt động theo đúng quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp với UBND, UBMTTQ và đoàn thể, các
cơ quan liên quan trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ thì nhất định chất lượng hoạt động của HĐND sẽ từng bước được nâng lên.
Thường xuyên coi trọng, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, không ngừng nâng cao vai trò chủ động của Thường trực HĐND trong việc chuẩn bị kỳ họp, thường xuyên giữ mối liên hệ của Thường trực HĐND đối với đại biểu HĐND, các Ban HĐND trong thực hiện nhiệm vụ song song với việc phát huy tinh thần trách nhiệm của đại biểu HĐND, liên hệ chặt chẽ với cử tri, thường xuyên gần gũi, gắn bó để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị chính đáng của cử tri để phản ánh và giải quyết kịp thời.
Cuối cùng đó là phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật trất, công tác cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
2.2.2.4. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trong nhiệm kỳ hoạt động, công tác, hoạt động của HĐND không thể tách rời sự lãnh đạo của cấp ủy đảng. Đặc biệt là sự thống nhất trong công tác quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và trong công tác giám sát, đối với những vấn đề, những linh vực mang tính chuyên sâu và nhạy cảm thì công tác giám sát của HĐND phải có sự thống nhất chỉ đạo của cấp ủy.
Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa HĐND huyện với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, với UBND, các cơ quan, đơn vị, các ban ngành có liên quan trong công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp.
Đồng thời trong quá trình hoạt động, HĐND huyện phải không ngừng nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác giám sát; đối với giám sát tại kỳ họp là việc đưa các báo cáo chuyên đề vào nội dung chương trình kỳ họp; đối với giám sát giữa hai kỳ họp là việc tổ chức các chuyên đề giám sát chuyên sâu, quan tâm tới chất lượng cuộc giám sát hơn là số lượng các cuộc giám sát gắn với việc phát huy vai trò hoạt động của Thường trực HĐND, lấy hoạt động của Thường trực HĐND là trung tâm, phối hợp điều hòa với các Ban trong việc tổ chức các kỳ họp cũng như các cuộc giám sát.
Và điều quan trọng đó là HĐND huyện phải xác định việc tiếp xúc, lắng nghe và phản ánh, giải quyết các vấn đề cử tri quan tâm là nhiệm vụ quan trọng của mỗi đại biểu HĐND, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND huyện.