Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân HUYỆN CHỢ đồn, TỈNH bắc kạn (Trang 48 - 52)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Cách tiếp cận và Khung phân tích của đề tài3.2.1.1. Cách tiếp cận 3.2.1.1. Cách tiếp cận

Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống và theo quy trình hoạt động của HĐND cấp huyện từ hoạt động bầu chức danh, giám sát, lấy phiếu tín nhiệm và ban hành nghị quyết. Tổng quan lý luận và thực tiễn cho thấy chất lượng hoạt động của HĐND được quan tâm ở tất cả các hoạt động. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện của từng địa phương để tổ chức bộ hoạt động của HĐND huyện cho phù hợp. Cách tiếp cận hệ thống và theo quy trình sẽ đáp ứng được yêu cầu của việc đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện, chỉ ra các yếu tố tác động và nguyên nhân của chúng để có giải pháp kịp thời cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện.

3.2.1.2. Khung phân tích

Trên cơ sở mục tiêu chung của đề tài là nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện và các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi đã xây dựng khung lý thuyết cho đề tài (Sơ đồ 3.6). Xuất phát từ việc tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện từ những nghiên cứu có liên quan, đề tài hướng đến việc mô tả, đánh giá các hoạt động của HĐND huyện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn. Cuối cùng, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện được đề xuất dựa trên những phát hiện của đề tài và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn trong thời gian tới.

Đặc điểm tự nhiên Điều kiện KT - XH Hoạt

động bầu chức Lý luận chung về chất lượng hoạt động của HĐND huyện Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện

Đặc điểm tự nhiên và điều kiện KT-XH của huyện Chợ Đồn

Chất lượng hoạt động của HĐND

huyện Chợ Đồn

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

hoạt động của HĐND huyện

Đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện danh Hoạt Giải động pháp ban hành đề nghị quyết xuất Hoạt động giám sát

Yếu tố chủ quan Yếu tố khách quan

Sơ đồ 3.6. Khung phân tích của đề tài 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp từ các báo cáo hoạt động của HĐND huyện. Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp các thông tin thứ cấp khác có liên quan đến vấn đề chất lượng hoạt động của HĐND huyện từ các nguồn khác nhau như công trình nghiên cứu khoa học đã công bố,

sách, tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND huyện của các địa phương và trên Internet.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra cho các đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2016-2021 và nguyên đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011-2016, cử tri ở các cơ quan và địa phương trên địa bàn huyện Chợ Đồn. Ngoài ra, hình thức phỏng vấn trực tiếp sẽ được tiến hành đối với các đại biểu là thường trực HĐND và một số đại diện cử tri trên địa bàn huyện. Số phiếu điều tra được gửi đến toàn bộ đại biểu HĐND ở các nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016-2021; đối với cử tri sẽ điều tra 100 người được lựa chọn ngẫu nhiên trên cơ sở cơ cấu đại biểu cho khối cơ quan huyện và ở các xã trên địa bàn huyện. Nội dung điều tra tập trung vào việc đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện như hoạt động bầu các chức danh, hoạt động ban hành nghị quyết và hoạt động giám sát. Kết quả thu về được 25/31 phiếu của đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011-2016, 32/32 phiếu của đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2016-2021 và 100/100 phiếu của cử tri.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để phản ánh đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; Đặc điểm của đại biểu HĐND huyện Chợ Đồn; Kết quả hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn trong thời gian vừa qua. Thông qua cách thức biểu đạt này sẽ làm rõ được kết quả và chất lượng hoạt động của HĐND huyện. 3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp phân tích so sánh chủ yếu được sử dụng để so sánh kết quả và chất lượng hoạt động của HĐND huyện giữa các nhiệm kỳ với nhau; So sánh kết quả đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND giữa các nhóm đánh giá khác nhau... Đây là cách thức và là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá sự nỗ lực của HĐND huyện trong việc nâng cao chất lượng hoạt động.

3.2.3.3. Phương pháp đánh giá theo thang đo Likert

Đề tài sử dụng phương pháp thang đo Likert 5 cấp độ để đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện theo các mức từ cao đến thấp: Rất tốt, Tốt,

Bình thường, Không tốt, Rất không tốt. Các mức đánh giá này tương ứng với điểm số lần lượt là: 5, 4, 3, 2, 1. Kết quả điểm trung bình sẽ được tính trên cơ sở mẫu điều tra đánh giá và là căn cứ để đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn.

3.2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Để đảm bảo cho đề tài có ý nghĩa khoa học cao hơn, phương pháp chuyên gia được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để tham vấn ý kiến của chuyên gia có chuyên môn sâu về đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện và những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động của HĐND huyện.

3.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá

3.2.4.1. Chất lượng hoạt động bầu các chức danh 3.2.4.2. Chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết 3.2.4.3. Chất lượng hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân HUYỆN CHỢ đồn, TỈNH bắc kạn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w