Đối với hoạt động bầu các chức danh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân HUYỆN CHỢ đồn, TỈNH bắc kạn (Trang 78 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND Chợ Đồn

4.4.1. Đối với hoạt động bầu các chức danh

Tiếp tục đổi mới hoạt động bầu cử, nâng cao chất lượng các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện

Cuộc bầu cử là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy, các hoạt động bầu cử phải thực hiện dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của toàn dân. Đồng thời đảm bảo bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật; đại biểu được bầu có chất lượng, với cơ cấu hợp lý. Đảm bảo sự đồng bộ trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.

HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nên việc giới thiệu đại biểu phải vừa đảm bảo tiêu chuẩn theo luật định, đồng thời phải có cơ cấu hợp lý để có đại biểu đại diện cho các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp dân cư.

Về tiêu chuẩn, tuy không đòi hỏi đại biểu phải có trình độ ngang bằng nhau nhưng phải là những người có phẩm chất chính trị và đạo đức tiêu biểu trong nhân dân, thẳng thắn, công tâm, biết lắng nghe và thu thập thông tin để phản ánh với HĐND những tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri. Có đại biểu được bầu trong nhiều khoá, nhưng cũng có những đại biểu chỉ tham gia một nhiệm kỳ. Vì vậy, để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động cho đại biểu, nhất là những đại biểu mới tham gia lần đầu, cần kịp thời có kế hoạch bồi dưỡng một số vấn đề cơ bản về pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và đại biểu HĐND; thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm hoạt động của đại biểu và một số vấn đề về kỹ năng hoạt động cho đại biểu. Việc bồi dưỡng nên tổ chức riêng cho từng loại đối tượng như đại biểu cơ sở, đại biểu giới... Mặt khác

cũng phải đặt ra nhiệm vụ tự học, tự bồi dưỡng tuỳ theo trình độ của từng đại biểu HĐND, để họ nâng cao khả năng và kinh nghiệm, đóng góp ngày càng tốt hơn với nhiệm vụ mà nhân dân giao cho.

Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, điều quan trọng trước tiên là phải xác định đúng đắn tiêu chuẩn của đại biểu trong các cơ quan dân cử. Những tiêu chuẩn cơ bản cần phải đạt được là:

Đại biểu HĐND phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương về mọi mặt; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực và dám thẳng thắn đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành động vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu đại diện cho nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật, am hiểu tình hình KT-XH để tham gia vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; là người tiêu biểu trong nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND.

Những tiêu chuẩn trên là một chỉnh thể trong mỗi người đại biểu cần đạt được. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người đại biểu HĐND ngày một cao hơn để đáp ứng được những nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã giao cho.

Để nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau đây:

Một là Trước hết là vấn đề lựa chọn nhân sự. Trên cơ sở số lượng đại biểu HĐND của cấp mình được bầu, những cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự cần tính toán, xác định cụ thể yêu cầu cơ cấu đại biểu ở đơn vị mình, dự kiến các phương án phân bổ theo hướng dẫn của cấp trên. Đây là căn cứ và cơ sở để chuẩn bị cho Hội nghị hiệp thương sơ bộ giúp cho Uỷ ban MTTQ huyện thoả thuận với các thành viên về số lượng và hướng lựa chọn giới thiệu nhân sự.

Việc hiệp thương đòi hỏi phải có sự lãnh đạo chặt chẽ, cụ thể, chi tiết, nhưng đồng thời cũng cần phải mở rộng và phát huy dân chủ, để ai cũng có thể giới thiệu được người đủ tiêu chuẩn đưa ra cân nhắc, lựa chọn. Không nên ngại

nhiều, ngại phân tán. Lực lượng càng đông đảo thì càng có cơ hội, điều kiện để cân nhắc, lựa chọn và điều chỉnh. Mỗi cơ cấu thành phần ít nhất cũng chuẩn bị nhiều người tiêu biểu và nếu đưa ra bầu thì khả năng trúng cử không cách xa nhau lắm. Chọn đúng thì không cần có số dư nhiều.

Hai là Người muốn được làm đại biểu phải tự nguyện, phải có khả năng độc lập suy nghĩ để xây dựng chương trình hành động báo cáo trước cử tri, biết cách trình bày và vận động, thuyết phục cử tri bầu cho mình. Những cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử viên cũng nên tuyên truyền làm cho cử tri hiểu thêm về đại biểu do mình giới thiệu, nhất là đại biểu các giới, các đoàn thể...

Ba là Muốn bầu được đại biểu có chất lượng thì phải giúp cử tri hiểu rõ ứng cử viên để lựa chọn bầu cho khách quan. Vì thế, nói chung các ứng cử viên nên đưa về nơi cư trú hoặc nơi mà nhiều người biết về họ để cử tri lựa chọn. Trư-ờng hợp phải điều chuyển đến đơn vị bầu cử khác thì phải cân nhắc không để tình trạng “chạy chỗ" sợ thấp phiếu. Với những chức danh chủ chốt thì nên giới thiệu ứng cử ở những đơn vị bầu cử là trung tâm chính trị, kinh tế trọng yếu. Đây chính là một trong những căn cứ để xem xét tín nhiệm một cách thực chất, vì không ai hiểu kỹ họ bằng người dân nơi ứng cử viên đó cư trú và hoạt động.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của hội ĐỒNG NHÂN dân HUYỆN CHỢ đồn, TỈNH bắc kạn (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w