Tài nguyên du lịch tâm linh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam (Trang 97 - 101)

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời và đa dạng, có nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, phong phú, phục vụ đáng kể cho các họat động du lịch mà rất nhiều quốc gia ao ước. Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta có nhiều cảnh quan đẹp, cùng với sự hình thành, phát triển và cộng cư của 54 dân tộc với sự đa dạng, nhiều màu sắc trong phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, lịch sử, đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc.

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm các di tích lịch sử -văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch, tài nguyên du lịch văn hóa được các nhà nghiên cứu cùng các cơ quan tổ chức phân loại theo các tiêu chí và công nhận, xếp hạng theo từng cấp: di tích cấp tỉnh thành, di tích cấp quốc gia và di sản thế giới. Chỉ tính số di tích được công nhận, xếp hạng cấp quốc gia trong cả nước thì hiện tại con số đã lên tới 3.169 di tích. Tính đến năm 2017 đã có 6 di sản văn hóa thế giới và 12 di sản văn hóa phi vật thể được quốc tế công nhận như tín ngưỡng thờ Mẫu hay tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng (UNESCO, 2017). Bên cạnh đó, các tài nguyên (di sản) văn hóa phi vật thể gồm các lễ hội, làn điệu dân ca, hình thức trình diễn nghệ thuật... với số lượng không nhỏ, cũng được bảo tồn, phục dựng và khai thác, tạo cơ sở phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Một số loại tài nguyên du lịch văn hóa có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch tâm linh tiêu biểu ở Việt nam như sau:

Đình làng : là nơi sinh hoạt văn hóa và tâm linh của cộng đồng dân cư, là biểu hiện độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ thời Lê - Nguyễn trở đi, mỗi ngôi làng ở nước ta đều có một ngôi đình để thờ thần Thành Hoàng của làng - vị thần phù hộ cho tất cả các thành viên trong làng, cho nên cứ hễ ở đâu có người Việt Nam, có làng Việt Nam thì ở đó có đình

Bảng 4.1. Một số đình làng tiêu biểu ở Việt Nam STT Thời gian xây dựng Tên đình Địa điểm

1 Thế kỷ XVI

Đình Thụy Phiêu Ba Vì, Hà Nội

Đình Lỗ Hạnh Hiệp Hòa, Bắc Giang Đình Phù Lưu Tiên Sơn, Bắc Ninh

Đình Là Thường Tín, Hà Nội

Đình Tây Đằng Ba Vì, Hà Nội

2 Thế kỷ XVII

Đình Thổ Tang Hương Canh, Vĩnh Phúc Đình Hoàng Xá Hà Nội

Đình Phù Lão Bắc Ninh

3 Thế kỷ XVIII

Đình Thạch Lỗi Hải Dương Đình Chu Quyến Hà Nội Đình Nhân Lí Hải Dương Đình Đình Bảng Bắc Ninh

4 Thế kỷ XIX

Đình Tam Đảo Bắc Giang Đình An Đông Quảng Ninh Đình Tân Trào Tuyên Quang

Nguồn: Nguyễn Minh Ngọc (2009), Hệ thống di tích lịch sử và danh thắng, NXB Lao động xã hội

Các thánh tích tôn giáo: Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều các thánh tích, các thánh tích là những cơ sở vật chất, là nền tảng cơ sở, là nơi lưu giữ, ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa, là nơi để tổ chức hành lễ. Các thánh tích có phong cảnh đẹp, kiến trúc lại độc đáo, là điểm tham quan vãn cảnh của rất nhiều du khách, tiêu biểu như: chùa Trấn Quốc, chùa Hương (Hà Nội), di tích Yên Tử (Quảng Ninh), Luy Lâu

(Bắc Ninh), nhà thờ Phát Diệm, Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Kinh đô Trà Kiệu, khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam), Thánh địa La Vang (Quảng Trị), Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh),… Các thánh tích này ngày càng được đầu tư nâng cấp, cải tạo, tu sửa khang trang, bề thế hơn, nhưng lại ít quan tâm đến phương diện chuẩn bị các điều kiện cho du khách theo loại hình du lịch tâm linh như: nơi ở, thiền thất, thánh thất, các trang bị sinh hoạt khóa tu, nhu yếu phẩm,…

Lễ hội: "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Theo số liệu thống kê từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch , hiện cả nước có 7.966 lễ hội trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (88,4%), 332 lễ hội lịch sử (4,2%), 544 lễ hội tôn giáo (6,8%), mười lễ hội du nhập từ nước ngoài (0,1%), còn lại là lễ hội khác (0,5%). Như vậy có thể thấy khả năng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam là rất triển vọng. Đặc biệt, có nhiều lễ hội được tổ chức Unessco công nhận là các di sản phi vật thể có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế, được thế giới thừa nhận như Hội Gióng (Hà Nội), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ).

Bảng 4.2. Những địa danh du lịch tâm linh tiêu biểu tại Việt Nam

STT Địa danh Tỉnh thành Tôn giáo, tín

ngưỡng đặc trưng Miền Bắc

1 Chùa Hương Hà Nội Phật giáo

2 Chùa Yên Tử Quảng Ninh Phật giáo

3 Chùa Dâu, Bút Tháp, Phật Tích Bắc Ninh Phật giáo

4 Chùa Bái Đính Ninh Bình Phật giáo

5 Côn Sơn – Kiếp Bạc Hải Dương Chùa – Đền

6 Đền Hùng Phú Thọ Thờ cúng tổ tiên,

thánh, thần, thờ mẫu

7 Đền Gióng, Tản Viên,

Chử Đồng Tử Hà Nội, Hưng Yên

Thờ cúng tổ tiên, thánh thần, thờ mẫu

STT Địa danh Tỉnh thành Tôn giáo, tín ngưỡng đặc trưng

8 Đền Bà chúa Kho, Phủ Giày, Phủ Tây Hồ,..

Bắc Ninh, Nam

Định, Hà Nội Thờ mẫu

9 Đền Trần Nam Định Thờ thánh thần

10 Đền Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An Thờ mẫu, quan, cô, cậu,…

11 Đền mẫu Âu Cơ Phú Thọ, Lào Cai Thờ mẫu

Miền Trung – Tây Nguyên

12 Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa Trang

Trường Sơn, Ngã ba Đồng Lộc… Quảng Trị, Hà Tĩnh

Du lịch tâm linh đền ơn đáp nghĩa

13 Hội thánh Nam Vang Quảng Trị Thiên Chúa giáo

14 Chùa Thiên Mụ Huế Phật giáo

15 Chùa Non nước Ngũ hành sơn,

chùa Linh Ứng Đà Nẵng Phật giáo

16 Lễ hội Kate và Tháp Pokrong Giarai, Lễ Hội tháp Bà Ponagar

Ninh Thuận, Nha Trang

Chăm tôn giáo Bà La môn

17

Lễ hội đâm trâu, bỏ mả, mừng lúa mới, cúng rừng,… dân tộc Ê đê, Gia rai, Xơ đẳng, Mơ Nông

Kon Tum, Đắc Lắc Thờ đa thần

18 Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt Lâm Đồng Phật giáo

Miền Nam

19 Hội Bà chúa Xứ An Giang Thờ Mẫu

20 Hội thánh Cao Đài Tây Ninh Đạo Cao Đài

21 Hội Ok Om Bok Trà Vinh, Sóc Trăng Phật giáo

22 Hội núi Bà Đen Tây Ninh Thờ Mẫu, thánh thần

23 Côn Đảo Bà Rịa - Vũng Tàu Du lịch tâm linh đền

ơn đáp nghĩa

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w