giáo và cơ quan quản lý nhà nước
Để phát triển hình thức du lịch văn hóa tâm linh, từ phía giáo hội các tôn giáo và nhà nước đều phải có định hướng cụ thể:
- Về phía các giáo hội
- Tăng cường tham gia các cuộc hội thảo liên quan đến du lịch tâm linh cùng các hãng lữ hành, các nhân sĩ, trí thức hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đại diện của các cơ quan ban ngành liên quan đến du lịch, cùng bàn luận và đưa ra các ý kiến xây dựng một mô hình phát triển du lịch bền vững.
- Không ngừng tu bổ, xây dựng các công trình kiến trúc phụ trợ nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho loại hình du lịch tâm linh, sẵn sàng đóp tiếp du khách.
- P hát hành các kinh sách băng đĩa dưới nhiều hình thức, mang những giá trị văn hóa tâm linh cao đẹp đến với du khách, giúp du khách có được cảm giác yên bình, thanh tĩnh, gần gũi với tình đời lẽ đạo, thức tỉnh được nếp sống đạo đức và biết trân trọng giữ gìn phát huy các giá trị cao đẹp của văn hoá dân tộc.
- Xây dựng các thư viện nhỏ trong các cơ sỏ tôn giáo để du khách có thể tìm hiểu về cội nguồn tâm linh, tín ngưỡng của mình tại chỗ, cung cấp cho du khách những thông tin cần thiết khi họ có dịp tham quan, lễ bái, vãn cảnh tại những nơi này.
- Xây dựng các cơ sở tôn giáo với những kiến trúc độc đáo là chủ thể của đời sống tâm linh. Nơi đó hội tụ những không gian thiêng, những hình ảnh, những con người tu sĩ như là biểu tượng của một niềm tin tâm linh, là một tấm gương mẫu mực của sự thiêng liêng, cao cả để có sức lan tỏa những giá trị tâm linh đến với con người.
- Các giáo hội ngày càng phải xác định sứ mệnh trọng trách của mình đối với việc phục vụ con người về mặt tâm linh, đặc biệt trong xu thế con người ngày càng tìm đến với tôn giáo hiện nay. Muốn như vậy, giáo hội phải tự chu chỉnh mình trên mọi phương diện như giáo dục, đào tạo tu sĩ, nếp sống tu trì, truyền đạo… Đồng thời giáo hội, chức sắc, nhà tu hành phải là người có trách nhiệm trong việc định hướng về mặt tâm linh cho quần chúng tín đồ nhằm hạn chế những tiêu cực, phát huy mặt tích cực của giá trị tâm linh. Có như vậy, loại hình du lịch tâm linh mới phát triển được bền vững, thực hiện chức năng giáo dục con người về mặt nhân bản.
- Về phía nhà nước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần ban hành các quy chế, quy định, chính sách nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch tâm linh tại các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhà Nước cần có các chính sách và chiến lược cụ thể trong việc phát triển du lịch. Có những chính sách ưu đãi cụ thể để phát triển loại hình du lịch tâm linh, khuyến khích cho các tổ chức, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đầu tư vào mô hình du lịch tâm linh.
Nhà nước cần hỗ trợ vốn đầu tư, nâng cấp, bảo tồn các di sản tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đầu tư xây dựng, tu bổ các công trình kiến trúc tâm linh, các Thánh tích tại các địa phương, đặc biệt là những nơi có giá trị cho du lịch.
Nhà Nước cần có chiến lược xúc tiến quảng bá các sản phẩm mới về du lịch tâm linh trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
Hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp du lịch thực hiện các chính sách, quy định về cơ sở vật chất , tổ chức hoạt động kinh doanh, an toàn vệ sinh thực phẩm an ninh, phòng chống cháy nổ, trật tự xã hội... đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách.
Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường, không gian cảnh quan tại các điểm đến tâm linh, tiến tới phát triển du lịch bền vững.
Tổ chức nghiên cứu, hội thảo, đánh giá nhu cầu du lịch tâm linh, tài nguyên du lịch tâm linh; trên cơ sở đó bổ sung loại hình du lịch tâm linh vào trong luật du lịch, xây dựng quy hoạch, giải pháp phát triển loại hình du lịch tâm linh. Đẩy mạnh nghiên cứu xu hướng biến đổi của 1ễ hội tín ngưỡng và tổ chức sự kiện nhằm dự bám sát với thực tiễn của tình hình lễ hội. Trong đó, cũng cần phân loại các loại hình lễ hội tín ngưỡng theo chức năng, hoặc theo quy mô lễ hội (như lễ hội cấp thôn làng, lễ hội vùng, lễ hội liên vùng, liên tỉnh).
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về loại hình du lịch tâm linh theo hướng: Nhà nước đảm bảo nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo, nhu cầu du lịch tâm linh của quần chúng nhân dân; khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực từ loại hình du lịch tâm linh; chống việc lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, du lịch tâm linh vào mục đích chính trị, ảnh hưởng xấu tình hình an ninh chính trị quốc gia.
Xã hội hóa rộng rãi các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng nhưng không buông lỏng công tác quản lý, khai thác nguồn lực của toàn xã hội cho việc giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội và di tích. Cần thành lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về quản lý lễ hội tín ngưỡng và tổ chức sự kiện từ trung ương đến địa phương. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ công đức, dịch vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và tổ chức các hoạt động lễ hội.
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản 1ý 1ễ hội: Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp văn hóa nghệ thuật du lịch các tỉnh cần có chương trình giảng dạy về việc tổ chức quản lý lễ hội, nhằm đào tạo các cán bộ
quản lý văn hóa có trình độ và khả năng quản lý lễ hội, xử lý đúng các tình huống xảy ra trong công tác quản lý ở địa phương
Tâm linh, theo các nhà nghiên cứu là một lĩnh vực rộng lớn, nhưng xét ở phạm trù tín ngưỡng, tôn giáo thì hoàn toàn liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Du lịch tâm linh là loại hình du lịch hướng đến các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Nhìn từ góc độ của ngành du lịch thì lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ, chưa được xác quyết mang tính pháp lý và vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau kể cả trong các tôn giáo và trong các cô quan quản lý của nước ta. Ngày nay các đề tài nghiên cứu về du lịch tâm linh hiện nay là vấn đề còn phải tiếp tục luận bàn trên cả phương diện học thuật lẫn việc hoạch định đường lối, chính sách từ phía Đảng và Nhà nước.