Thúc đẩy các tương tác xã hội và xây dựng tính thân thuộc của điểm đến du

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam (Trang 153 - 154)

đến du lịch với du khách

Kết quả nghiên cứu cho thấy hai yếu tố thông tin truyền miệng và tính quen thuộc có tác động trực tiếp tích cực tới tính hấp dẫn điểm đến và gián tiếp tới lòng trung thành điểm đến, phản ánh ý kiến người đi trước và cảm nhận quen thuộc giúp hình thành thái độ trung thành của du khách với điểm đến du lịch. Như vậy, các nhà quản lý và cung cấp dịch vụ du lịch tại các điểm đến tâm linh cần tiếp cận du khách thông qua việc (1) tận dụng các kênh thông tin đa phương tiện và mạng xã hội tương tác với du khách, (2) xây dựng mối quan hệ gắn kết và cảm nhận quen thuộc giữa du khách và điểm đến.

Nội dung thực hiện

Trước hết, hệ thống quảng bá du lịch của các điểm đến cần được phát triển trên tiện ích mạng xã hội nhằm nhanh chóng lan tỏa và thu hút du khách về hình thức du lịch tâm linh. Các chương trình truyền thông và quảng bá điểm đến cần hướng đến thông tin về các sản phẩm du lịch tâm linh và ý nghĩ của hình thức du lịch tâm linh, nhằm kết nối trực tiếp với khách hàng và giúp tạo động lực để họ chia sẻ thông tin với người khác. Nội dung và thông điệp truyền thông cần tập trung khai thác thông qua chính những trải nghiệm của du khách tham gia các hoạt động du lịch tại điểm đến. Ngoài ra có thể tạo ra một không gian chia sẻ các đức tin tín ngưỡng và kinh nghiệm du lịch trên chính các trang web du lịch địa phương và của các doanh nghiệp kinh doanh, có khả năng tiếp cận gần gũi tới các du khác, thu hút họ tham gia đánh giá, qua đó tạo động lực cho họ tư vấn và chia sẻ ý kiến về điểm đến. Tuy nhiên để có thể thu nhận được hiệu quả từ các thông tin truyền miệng, cốt lõi của giải pháp vẫn nằm ở chất lượng dịch vụ, các đặc điểm hấp dẫn của điểm đến (phần 5.2.1)

Bên cạnh đó, hình thành mối quan hệ gần gũi giữa điểm đến và du khách là cần thiết bởi cảm nhận quen thuộc đem đến cho du khách những thiện cảm nhất định về hình ảnh điểm đến. Tính quen thuộc đối với điểm đến cần dựa trên đặc điểm tôn giáo, có thể thúc đẩy hình thành từ các hoạt động thực hành tôn giáo và các sản phẩm tâm linh có sự liên kết chặt chẽ với đức tin tín ngưỡng của du khách, do đó các đối tượng cần được phân khúc để có thể tiếp cận hiệu quả (phần 5.2.3). Trong đó, các sản phẩm du lịch tâm linh cần được thiết kế để có sự tham gia nhất định của du khách, giúp họ trải nghiệm rõ ràng và/hay đem đến cảm nhận đang thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ tín ngưỡng, tôn giáo mà họ theo. Hơn nữa, các hoạt động khuyến khích thực hành tôn giáo và cung cấp kiến thức và thông tin về nguồn gốc tâm linh, tín ngưỡng của điểm đến cũng tạo ra kết mối liên hệ trong những du khách và định hình về điểm đến rõ ràng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w