Một số liên hệ với Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 117 - 194)

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Ở Việt Nam, 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, hiện nay có khoảng 25 triệu người theo các tôn giáo khác nhau. Hằng năm có khoảng hơn 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 38 tổ chức, hệ phái tôn giáo và 01 pháp môn tu hành thuộc 13 tôn giáo,83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo (tương đương từ bậc trung cấp đến trên đại học), 25 ngàn cơ sở thờ tự. Ở Việt Nam hiện có các tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Phậtgiáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 11 triệu tín đồ, trên 17.000 cơ sở thờ tự, gần 47.000 chức sắc, 04 Học viện Phật giáo, 09 lớp Cao đẳng Phật học, 31 trường Trung cấp... [9]. Hiện nay, Công giáo có khoảng 6,5 triệu tín đồ; 42 Giám mục, khoảng 4.000 linh mục, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 17.000 tu sỹ; có 26 giáo phận, 07 Đại Chủng viện. Hiện đạo Tin Lành có khoảng 1,5 triệu tín đồ thuộc 10 tổ chức, hệ phái; khoảng 3.000 chức sắc; gần 400 cơ sở thờ tự; 01 Viện Thánh kinh thần học và 01 trường Kinh thánh. Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng trên 80.000 tín đồ, 89 cơ sở thờ tự, 1.062 chức sắc, chức việc, 07 tổ chức Hồi giáo được Nhà nước công nhận [148].

Một số tôn giáo mới nổi bật, ví dụ như trường hợp đạo Cao Đài. Hiện nay, đạo Cao Đài có khoảng 2,5 triệu tín đồ thuộc 10 hệ phái, 01 pháp môn tu hành, trên

10.000 chức sắc, hơn 1.200 cơ sở thờ tự hoạt động ở 37 tỉnh, thành phố [53]. Và, Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ, trong đó có 2.528 chức việc, 94 chùa ở 20 tỉnh, thành phố. Các tôn giáo khác ở Việt Nam gồm Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Cộng đồng Tôn giáo Baha’i Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo, Bàlamôn với tổng số gần 1.3 triệu tín đồ; ngoài ra, còn có khoảng 20 tổ chức Cao đài độc lập, khoảng 40 nhóm, hệ phái Tin lành…[148].

Ở Việt Nam hiện nay có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận và đến nay cũng đã có hơn 70 – 80 hiện tượng tôn giáo mới, trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta [74; tr.415-428]. Quần chúng tôn giáo là một lực lượng quan trọng của cách mạng, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đồng thời, tôn giáo Việt Nam luôn bị các thế lực xấu, thù địch triệt để lợi dụng để thực hiện các lợi ích cá nhân và mưu đồ chính trị.

Từ năm 1954 ở miền Bắc và từ 1975 trên cả nước, việc lập ra các tổ chức tôn giáo mới như trường hợp các tôn giáo mới ở Nhật Bản không được phạm vi pháp luật cho phép. Do vậy, các tôn giáo mới ra đời trong thời gian này hoạt động hoàn toàn bí mật. Từ thập niên 1990, khi các tôn giáo mới đã có lịch sử phát triển nhiều năm trước đó được được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, các tôn giáo mới đang trên đà hình thành hoặc du nhập mới cũng bắt đầu có chuyển biến trong hình thức hoạt động theo hướng bán công khai hóa. Tìm cách công khai hóa hoạt động, tiến dần từng bước, tìm khe hở để khai thác, ngụy trang dưới những vỏ bọcphi tôn giáo hoặc tôn giáo đã được công nhận là những hướng họ theo đuổi. Ở Việt Nam, dạng tôn giáo mới du nhập hoặc nội sinh, đều sẽ có chung một số xu hướng:

1. Tránh đối đầu với chính quyền, tìm cách tạo sự thân thiện ngoài mặt với chính quyền. 2. Vừa tìm cách công khai hóa có mức độ (hợp pháp hóa hoàn toàn là điều không thể trong điều kiện hiện nay), vừa tìm cách hạn chế những bất lợi do việc công khai hóa mang lại, bằng cách tìm kiếm những hình thức vỏ bọc thích hợp với hoàn cảnh từng thời điểm [75;tr.177-186].

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được phát huy. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp đã công nhận mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy khác như Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Luật Đất đai, Luật Giáo dục, Bộ luật Hình sự sửa đổi.

Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam là một trong những vấn đề mà phương Tây quan tâm trong các diễn đàn quốc tế về việc bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, do thiếu thông tin và do định kiến dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều. Hơn nửa thế kỷ qua, hệ thống pháp luật ở Việt Nam luôn được điều chỉnh và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thích ứng quốc tế. Đã có hơn 100 văn bản pháp luật có nội dung điều chỉnh về tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành [62;tr.365]. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ 15/11/2004, đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 01/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2005/NĐ-CP để hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo [148]. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, tháng 11/2012, Việt Nam đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mớiphù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân. Đặc biệt, ngày 28/11/2013, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Hiến pháp năm 2013, nội dung đáng chú ý là : “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Gần đây, ngày 18/11/2016, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội xem xét, thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Luật có 9 chương, 68 điều có tính kế thừa Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo [62;tr.366]. Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua, các thế lực xấu, thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để đưa lên internet luận điệu vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, chưa tương thích với các quyền quốc tế về quyền con người [62;tr.368]. Dù thế nào, phải khẳng định rằng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo là dấu mốc quan trọng khẳng định đướng lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Từ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của Nhật Bản nghiên cứu sinh rút ra một số đề xuất như sau:

- Việt Nam khi xây dựng chính sách về tôn giáo cần căn cứ vào thực tiễn bối cảnh đời sống tôn giáo, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam để xây dựng những chính sách phù hợp, bản địa hóa với khu vực nước nhà. Có thể nói, tự do tôn giáo và chính giáo phân li là hai chính sách tôn giáo rất tiến bộ của nhân loại, tuy nhiên, Việt Nam cần có những chọn lọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước.

- Việt Nam cần tiếp tục có những nghiên cứu cụ thể, tổng quát hơn nữa về các hiện tượng tôn giáo mới. Ở Việt Nam, các hiện tượng này thường được gọi là đạo lạ, tà đạo, dị giáo. Thực tế cho thấy, các tôn giáo truyền thống lớn có đầy đủ hệ thống giáo luật, giáo lễ, giáo nghĩa, giáo đường và có tư cách pháp nhân được nhà nước công nhận thường hoạt động tuân thủ luật pháp và do đó, hầu như không gây ra các vấn nạn xã hội. Các vấn nạn xã hội như lừa đảo, khủng bố... gây rối loạn xã hội thường do các tôn giáo mới, tà đạo gây ra. Ở Nhật Bản, Soka Gakkai, Aum, Thống nhất Giáo hội.v.v. có liên quan tới chính trị, khủng bố, lừa đảo đều là các tôn giáo mới. Việc nghiên cứu này sẽ giúp hạn chế rủi ro do tôn giáo gây ra trong hiện thực và tương lai.

- Phải đảm bảo bình đẳng giữa các tôn giáo, không đề cao ưu ái một tôn giáo chủ lưu nào, không hạ thấp một tôn giáo nào. Việc bảo đảm quyền bình đẳng nàyđược thể hiện không chỉ trong văn bản pháp lý mà còn cần thể hiện rõ trong ứng xử thực tiễn. Đây là gốc rễ để gìn giữ sự hài hòa giữa các tôn giáo với tôn giáo và tôn giáo trong quan hệ với nhà nước.

- Tự do tôn giáo phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế an ninh từng quốc gia, từng thời kỳ trước đổi mới, sau đổi mới, hội nhập quốc tế. Với mỗi bối cảnh, điều kiện xã hội, thời kỳ nhất định, cần xây dựng, điều chỉnh, cải cách hoàn thiện chính sách tôn giáo sao cho phù hợp, linh hoạt thích ứng với bối cảnh mới của đất nước.

- Mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo khó theo mô hình định sẵn, bởi nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, chính trị xã hội, văn hóa của mỗi nước. Vấn đề cốt lõi đó giải quyết được là mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội. Ở Việt Nam, loại hình hoạt động chính trị- tôn giáo của các thế lực thù địch có ba hình thức chính: 1) Móc nối, tạo dựng thủ lĩnh chính trị - tôn giáo, tập hợp lực lượng chống đối khi cần thiết, ví dụ vụ Tin lành Đề ga Tây Nguyên 2001, 2004; 2) Cùng với các hoạt động truyền giáo hiện đại và đa dạng, ưu tiên cho các tôn giáo xã hội để tạo lên những thực tại xã hội – tôn giáo mới, tiến hành chiến lược diễn biến hòa bình dạng thức đặc biệt. Khi có cơ hội, không loại trừ khả năng tổ chức các cuộc bạo loạn chính trị, tiến tới thực thi chủ nghĩa ly khai mới; 3) nâng vấn đề tôn giáo – nhân quyền thành vấn đề ngoại giao và quan hệ quốc tế, đi liền với biện pháp trừng phạt, cấm vận...như một phương thức hữu hiệu để phổ biến hệ giá trị tư tưởng, triết lý và tôn giáo [12;tr. 340]

Trước vấn đề đặt ra như vậy, Việt Nam cần thực hiện các chân đế: hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục và tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước về tôn giáo thích hợp và hiệu năng hơn nữa – giải quyết một số điểm liên quan tới mối quan hệ Nhà nước và Giáo hội, vẫn là vấn đề cốt lõi.

Tiểu kết chương 4

Như vậy có thể đúc kết rằng quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai chịu sự chi phối chủ đạo bởi chính sách chính giáo phân li, các vấn nạn, tranh cãi xảy ra trong xã hội đều xoay quanh câu chuyện vi phạm nguyên tắc này trong Hiến pháp hay không vi phạm. Bên cạnh đó, phong trào tham chính, việc can dự vào chính trị của tôn giáo mới như Soka Gakkai, Aum... nổi lên sau chiến tranh cũng là một nét đặc thù riêng, nổi cộm xảy ra ở Nhật Bản. Phong trào tham chính này vừa là biểu hiện của sự trở lại của tế chính nhất trí (truyền thống vương quyền kết hợp thần quyền) vừa vi phạm nguyên tắc chính giáo phân li.

Chính sách tôn giáo và Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết mối quan hệ giữa giáo hội (tôn giáo) và nhà nước (các cơ quan thuộc nhà nước). Có thể khẳng định rằng, chính sách tôn giáo của Nhật Bản rất tiến bộ và khác biệt so với các nước trên thế giới. Sự tiến bộ nằm ở chỗ, nó đã phát huy được tự do tôn giáo, lựa chọn mô hình chính giáo phân li, một sản phẩm tiến bộ của Âu -Mĩ vào một quốc gia Á Đông như Nhật, đã tách bạch tôn giáo khỏi trường học công và đã cải cách Nhật Bản từ một nhà nước mang đậm thần quyền trở thành một quốc gia thế tục tân tiến. Không chỉ tiến bộ, hình thái quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản còn rất khác biệt ở chỗ chịu ảnh hưởng lớn bởi tế chính nhất trí- một tư tưởng có nguồn gốc từ lâu đời, có sự trở lại ngay cả trong xã hội hiện đại ở nhiều hình thức.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ, sự can thiệp của tôn giáo vào chính trị qua hình thức bầu cử, cử người của mình vào bộ máy chính quyền của nhà nước, trước những vấn đề xã hội do tôn giáo mới gây ra trong thực tiễn sau chiến tranh, điều này đòi hỏi nhà nước Nhật Bản ra giải pháp đó là chỉnh sửa lại Luật pháp về tôn giáo sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đối với các vấn đề do tôn giáo gây ra, Nhà nước đã có thái độ nghiêm khắc hơn, siết chặt giám sát đối với tôn giáo hơn. Biểu hiện này cho thấy trong quan hệ với tôn giáo, nhà nước Nhật Bản là một nhà nước dân chủ đại nghị, nhà nước pháp trị, lấy luật pháp làm cơ sở để quản lý tôn giáo, giữ gìn trị an xã hội.

Việt Nam vốn là quốc gia cũng có nhiều vấn đề xảy ra trong quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, đặc biệt là vấn đề của tôn giáo mới mặc dù biểu hiện ở hình thức khác. Thực tế, nhà nước Việt Nam cũng cần có nhiều việc phải làm trong việc giải quyết các vấn đề về tôn giáo. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản để lại rằng việc lựa chọn và xây dựng chính sách tôn giáo phải nghiên cứu kỹ sao cho phù hợp bối cảnh đời sống của nước mình. Các vấn đề xảy ra thường tới từ tôn giáo mới là chủ đạo, do đó cần có nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về nhóm này để hạn chế những

rủi ro sau này. Việc đảm bảo tự do tôn giáo, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, hoàn thiện chính sách tôn giáo phát huy hiệu năng và xây dựng mô hình nhà nước thế tục, nhà nước pháp quyền về tôn giáo phù hợp thì xã hội mới an sinh, đất nước phát triển.

KẾT LUẬN

Như vậy, từ những phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chính bối cảnh xã hội Nhật Bản trước và sau chiến tranh trở thành những tác động nên một bức tranh về quan hệ giữa tôn giáo - chính trị điển hình ở Nhật Bản đó là trào lưu tham gia chính trị của tôn giáo, hay nói cách khác là sự can dự của giới tôn giáo vào chính trị ở Nhật Bản. Vốn dĩ, quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản có lịch sử lâu đời. Quan hệ này có diễn biến tiến bộ từ nhà nước thần quyền cho tới giai đoạn tách bạch quyền lực giữa nhà nước và giáo hội. Theo cùng dòng chảy chung của thành tựu lớn nhất của loài người trong công cuộc cải cách mối quan hệ này được đánh dấu bởi sự ra đời mô hình “nhà nước thế tục” với nhiều mô hình đa dạng. Quả thật, mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội là mối quan hệ khó theo mô hình định sẵn. Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác, đã lựa chọn một mô hình nhà nước thế tục, lấy chính giáo phân li làm chủ đạo trong bối cảnh xã hội điển hình sau chiến tranh.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 117 - 194)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w