Giai đoạn Komeito khẳngđịnh vị thế cho tới khi tan rã (1972-1995)

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 79 - 94)

Như đã trình bày trên, do liên tục bị dư luận chỉ trích quan hệ của Soka Gakkai và Komeito là dạng thức biểu hiện của quan hệ “tế chính nhất trí” thời hiện đại, vi phạm Hiến pháp Nhật Bản ở mục nguyên tắc chính giáo phân li, Komeito buộc phải quyết định li khai về phương diện pháp lý với Soka Gakkai. Sự li khai này khiến cho Komeito gặp khủng hoảng ban đầu song đảng này đã sớm tìm cách khôi phục và ổn định. Giai đoạn này, có thể điểm những hoạt động chính trị nổi bật của hai tổ chức này như sau.

Trong suốt những năm 1970, Komeito đã tìm kiếm một liên minh với các đảng đối lập khác bao gồm Đảng Xã hội Dân chủ (DSP) và Đảng Xã hội Nhật Bản (JSP). Mục đích của động thái này là để xóa đi ngờ vực của công chúng về các vụ bê bối với Soka Gakkai và thiết lập một hình ảnh mới như một đảng quần chúng. Vào thời điểm đó, Komeito không chỉ nhấn mạnh đến phúc lợi xã hội mà còn có những chính sách tiến bộ đối với các liên đoàn lao động, mở rộng cơ sở hỗ trợ cho Soka Gakkai. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1970 trở đi, Komeito đột ngột chuyểnsang lĩnh vực về các vấn đề an ninh và quốc phòng, chính thức thừa nhận tính hợp pháp của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Sự chuyển hướng sang phe cánh hữu (tức là phe theo đường lối của DSP và JSP, đối lập với đường lối của phe cánh tả, đi đầu là Đảng Dân chủ Tự do (LDP)) là một quyết định quan trọng mà ban lãnh đạo đảng đưa ra để đảm bảo sự sống còn của Komeito. Ba yếu tố, theo nghiên cứu sinh lập luận, đóng một vai trò quan trọng trong việc Komeito hoạch định lại chính sách này. Thứ nhất, sự thay đổi cán cân quyền lực trong chính trị cơ bản vào cuối những năm 1970 đã khiến các nhà lãnh đạo Komeito phải điều chỉnh các chính sách của họ để đảm bảo sự tồn tại an toàn của mình. Bất chấp các cuộc đàm phán kéo dài, sự hợp tác của các đảng đối lập đi vào bế tắc do các quan điểm không thể hòa giải giữa DSP và JSP. Đồng thời, LDP cầm quyền đã tiếp cận Komeito đề nghị một liên minh khả dĩ, khi sự thống trị của LDP đang suy

yếu. Đối mặt với cả bế tắc và cơ hội, các nhà lãnh đạo của Komeito dần xích lại gần hơn với LDP bằng cách xác định lại chính sách quốc phòng và chính sách bảo vệ của mình. Thứ hai, Komeito cũng sắp đạt đến giới hạn về khả năng thu hút cử tri, khi tư cách thành viên của Soka Gakkai đạt đỉnh vào giữa những năm 1970. Bế tắc bởi vấn đề nội bộ này, thành viên của Đảng đã tìm kiếm cơ hội bên ngoài phạm vi tôn giáo để thu hút nhiều sự ủng hộ hơn từ những cử tri không thuộc Soka Gakkai. Thứ ba, kinh tế xã hội liên tục vận động, Soka Gakkai đã tạo điều kiện cho các thành viên trong đảng vận động trong dòng chảy của nó. Vào thời điểm Komeito theo cánh hữu phe của DSP và JSP, các chính trị gia và những người ủng hộ Komeito không xác định mình thuộc phạm trù tư tưởng cánh tả hay cánh hữu. Họ làm thế vì bởi họ muốn đảm bảo chính sách an toàn cho đảng của mình. Rất khó để xác định vị trí của Komeito trong mối quan hệ với các bên khác và cách thức nó phát triển. Như vậy, khi Komeito cố gắng để xác định vị thế của chính mình, nó hạn chế mối quan hệ tôn giáo chính thức trong suốt những năm 1970, nó tìm thấy hy vọng trong lời kêu gọi của DSP rồi lại lựa chọn đi theo LDP - đảng cầm quyền lớn nhất Nhật Bản, Komeito đã gây dựng các chính sách cụ thể men theo lối này để thiết lập chỗ đứng của mình trong Quốc hội với tư cách là một đảng độc lập.

Tại kỳ tổng bầu cử nghị sĩ Hạ viện khóa 33 năm 1972, cùng với hai đảng lớn là Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ, Komeito hiệp lực với hai đảng này trong hoạt động bầu cử [152]. Trước đó, do Komeito vướng phải những vụ kiện tụng lùm xùmnên hợp tác ban đầu của Komeito với hai đảng nói trên chưa hiệu quả. Vấn đề này của Komeito đã góp phần làm Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội giảm số ghế nghị sĩ trong kỳ bầu cử kỳ đó. Cũng vào năm 1972, cuộc bầu cử Hạ viện đầu tiên sau khi tách khỏi tổ chức tôn giáo của nó đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo Komeito về tầm quan trọng của sự ủng hộ tôn giáo. Cuộc bầu cử đã tàn phá Komeito, và số ghế của nó trong nghị viện giảm từ 47 xuống còn 29. Tổng thư ký Yano của Komeito giải thích rằng thiệt hại là do vụ bê bối Soka Gakkai hai năm trước đó và nhiều hơn là do sự huy động thờ ơ của các thành viên Soka Gakkai trong chiến dịch bầu cử. Sự tách biệt giữa chính trị và tôn giáo đã làm nguội đi cam kết của những người theo Soka Gakkai trong việc tham gia chính trị, và thậm chí còn gây ra cuộc thảo luận về việc loại bỏ dần Komeito khỏi quốc hội. Đối mặt với kết quả bầu cử ảm đạm, các nhà lãnh đạo Komeito đã phải cầu xin Soka Gakkai hỗ trợ cho các mục tiêu chính trị trong tương lai.

Vào cuối những năm của Thập niên 1970, Komeito đột ngột chuyển sang phe cánh hữu. Tại đại hội toàn quốc lần thứ 10 được tổ chức vào tháng 1 năm 1978, Chủ tịch Đảng Takeri tuyên bố đảng ủng hộ việc duy trì Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ- Nhật Bản và công nhận tính hợp pháp của Lực lượng Phòng vệ, tuyên bố này cho thấy sự đảo ngược chính sách trước đó của Komeito. Cả hai chính sách này đã được chính thức thông qua trong đại hội quốc gia lần thứ 19 vào năm 1981. Thay đổi một số chính sách tiến bộ cốt lõi của mình bằng việc Komeito chuyển sang ủng hộ LDP như đề cập bên trên. Thủ tướng Fukuda Takeo hoan nghênh quyết định này và đã gửi điện chúc

mừng tới trụ sở Komeito (Asalti, ngày 25 tháng 3 năm 1978). Tổng thư ký LDP – Ohira Masayoshi đã gọi Komeito là một "đảng thân thiện" (Yomiuri , ngày 11 tháng 1 năm 1978). Như vậy, lãnh đạo Komeito chỉ đạo đảng này xích lại gần với LDP. Lý do của sự thay đổi này nằm ở sự tương tác chiến lược của giới lãnh đạo Komeito với nền chính trị quốc gia từ giữa những năm 1970. Liên minh Komeito- DSP và ISP đã thất bại do những quan điểm không thể hòa giải giữa DSP và ISP. Đồng thời, tiềm năng của liên minh với LDP mở ra cho Komeito khi LDP tìm cách mở rộng sự thống trị của mình. Các nhà lãnh đạo đảng có tầm nhìn cho rằng số phiếu bầu mà các nhà lãnh đạo có được sẽ ít đi do sự gia tăng thành viên của Soka Gakkai đang giảm xuống. Số thành viên đạt 7,62 triệu hộ gia đình vào năm 1974 và 8 triệu hộ gia đình vào đầu những năm 1980. Nghĩa là, khi đảng chỉdựa vào sự ủng hộ của tôn giáo, nó sẽ mãi là một đảng nhỏ. Mong đợi của Komeito là có khoảng 50 đến 60 nhà lập pháp trong Hạ viện. Bằng cách trở thành cánh tay của một đảng cầm quyền, tổ chức sẽ có cơ hội thu hút nhiều cử tri hơn - không chỉ các thành viên Soka Gakkai và những người ủng hộ không phải thành viên - và cho phép nó trở thành một "đảng của nhân dân". Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho Komeito tiến nhanh về phía chính trị phe cánh hữu, một cuộc tiến hành mà không có phản ứng dữ dội từ các cử tri của nó.

Từ năm 1976 đến năm 1978, kể từ khi LDP chiếm quá bán số ghế nghị sĩ trong đợt bầu cử nghị sĩ quốc hội lần thứ 34, kết quả trên càng tạo thêm khoảng cách với Komeito. Dù phải đối mặt với rào cản đến từ LDP, Soka Gakkai vẫn đưa thành viên ra tranh cử và có 14 thành viên được bầu vào Thượng viện lần thứ 10 theo hình thức bầu cử phổ thông. Số ghế Thượng nghị sĩ của tổ chức lúc đó là 25 ghế. Tại đại hội của Komeito vào năm 1978, chủ tịch Yoshikatsu Takeiri cho rằng đường lối chính trị vững bền nhất của Komeito là cần liên minh với thế lực đảng bảo thủ (ám chỉ LDP đang nắm quyền lực nghị viện). Một lần nữa, Komeito thay đổi chiến lược, quay sang tham gia chính quyền liên minh Công minh – Dân chủ Tự do với Đảng Dân chủ Xã hội vào năm 1979 [134;tr.12-13]. Quyết định hợp tác với 2 đảng lớn lần này đã giúp Komeito đạt được thành quả và sự hỗ trợ, ủng hộ từ nhiều phía. Cụ thể, tại kỳ bầu cử Hạ viện vào tháng 10 cùng năm, Komeito giành được 57 ghế nghị sĩ quốc hội. Komeito vẫn tiếp tục cạnh tranh với 4 đảng: Đảng Xã hội Nhật Bản, Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Xã hội Dân chủ và Câu lạc bộ Tự do mới. Komeito ra sức hỗ trợ đảng cầm quyền – LDP luôn chiếm lượng ghế nghị sĩ lớn nhất trong quốc hội. Tháng 12 cùng năm, Komeito thỏa hiệp với LDP trong kế hoạch chính quyền liên hợp trung đạo. Năm 1979, phe của LDP kêu gọi YoshikatsuTakeiri (chủ tịch Komeito từ 1967-1986) liên hợp với đảng này. Trong lần đề cử lãnh đạo tháng 11 cùng năm, trước khi diễn ra đợt bỏ phiếu, họ đã kêu gọi bỏ phiếu cho thành viên của mình: ông Ohira Masayoshi (là chính trị gia người Nhật và là Thủ tướng Nhật Bản từ 7 tháng 12 năm 1978 đến 12 tháng 6 năm 1980) [128;tr.172-175].

Năm 1980, Komeito nghiêng về Đảng Xã hội, đồng thuận với đảng này trong kế hoạch xây dựng Chính quyền Liên minh. Hai bên hướng tới mục tiêu mới của kỳ bầu cử Thượng viện

và Hạ viện vào mùa xuân năm 1981. Thể chế liên lập sau mộtthời gian hoạt động rơi vào khủng hoảng do xảy ra tình trạng phân tranh phe cánh tả

- cánh hữu. Ngày 22 tháng 6 cùng năm, trong lúc đang diễn ra bầu cử, Thủ tướng Ohira Masayoshi (創創創創) đột ngột qua đời sau hơn hai năm tại vị. Trước tình thế này, LDP lập tức thay đổi phương châm hoạt động từ thái độ chia rẽ sang thái độ ôn hòa. Lúc này, 12 thành viên mới của Soka Gakkai được bầu vào Thượng viện, nâng số ghế trong Thượng viện lên 26 ghế; trái lại ở Hạ viện, số phiếu của họ bị giảm từ 57 ghế còn 33 ghế [155]. Cùng kỳ bầu cử kỳ, LDP đã thắng áp đảo. Ngay sau đợt bầu cử, đảng cầm quyền mới LDP tuyên bố biện pháp thủ tiêu đối tượng chống đối mình. Theo chiến lược mới, LDP hợp tác với Komeito.

Sau cuộc bầu cử năm 1980, Komeito cũng đã hợp tác với LDP trong thông qua Hội đồng Thủ đô Tokyo từ năm 1979. Qua trải nghiệm này, Komeito nhận thấy tiềm năng của mối quan hệ đối tác với LDP cầm quyền ở cấp quốc gia. Làm việc với LDP trong cuộc bầu cử đại hội đồng đô thị năm 1981 ở Tokyo, Komeito đã giành được tất cả các ghế cho các ứng cử viên của mình. Hợp tác giữa Komeito với LDP ở cấp chính trị các tỉnh là một xu hướng trên toàn quốc lúc bấy giờ. Komeito đã mở rộng hỗ trợ cho các thống đốc mà LDP ủng hộ. Việc Komeito chuyển sang phe cánh tả hợp tác LDP đã thay đổi cục diện chính trị trong quốc hội. Đảng đối lập cho rằng chính sách của nó được xác định lại với mục đích trở thành giải pháp thay thế đáng tin cậy cho LDP, nhưng rõ ràng là nó đang được xem xét từ nhiều lợi ích khác nhau.

Biểu đồ 3: Các ghế của Komeito trong Hạ viện (1967-1993).

Nguồn: Dữ liệu lấy từ Bộ Nội vụ Aftairs và Truyền thông, Cục Thống kê (2006) [84;tr.98].

Ngày 22 tháng 6 năm 1983, 14 thành viên của Komeito được vào Thượng viện lần thứ 13 kỳ bầu cử thông thường. Komeito đạt được 27 ghế trong Thượng viện. Ngày 18 tháng 12 cùng năm, Komeito giành 58 ghế trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 37 của Hạ viện. Tới tháng 10 năm 1984, chủ tịch Ohira Masayoshi (tại vị chủ tịch của Komeito từ 1986-1989) đã hợp tác với Kế hoạch Nikaido [155]. Đây là kế hoạch được tổ chức vào năm 1984 bởi cựu Thủ tướng Yoshiyuki

Suzuki, cựu Thủ tướng Yoshio Fukuda và các đảng đối lập để ngăn Yasuhiro Nakasone tái đắc cử sau khi hết nhiệm kỳ chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do. Thời điểm này, trong khi LDP bị kế hoạch Nikaido đánh lung lay, chủ tịch Takeiri (Komeito) bí mật liên lạc với Yoshiyuki Suzuki. Sau đó, thành viên chủ chốt của Nikaido trở thành thủ tướng, kế hoạch hợp tác liên minh giữa ba đảng bắt đầu hiệu quả. Thời gian này Nhật Bản diễn ra đợt bầu cử Thượng và Hạ viện. Trong kỳ bầu cử thông thường của Thượng viện lần thứ 14, Komeito giành được 10 ghế. Tổng số ghế ở Thượng viện của Komeito lúc này tăng thêm 3 ghế thành 24 ghế. Tại kỳ tổng bầu cử nghị sĩ Hạ viện lần thứ 38, Komeito bị giảm 2 ghế còn 56 ghế [155]. Tháng 12 cùng năm, Junya Yano (Komeito) được bổ nhiệm làm chủ tịch Hạ Viện, đồng thời Naohiko Okubo được bổ nhiệm làm tổng thư ký Hạ viện [152]. Sang năm 1986, khi LDP áp đảo kỳ bầu cử Thượng viện, Junya Yano thay thế vị trí chủ tịch của đảng Komeito. Tuy nhiên, khi Takako Doi (創創創創創) thuộc Đảng Xã hội nhậm chức chủ tịch đảng này, sự kiện này tạo ra sự cách biệt giữa Komeito và Đảng Xã hội hơn. Hai đảng cùng chạy đua vào con đường hợp tác với LDP.

Vào tháng 5 năm 1989, Yunya Yano xin từ chức chủ tịch của Komeito do dính bê bối, Koshiro Ishida (創創創創創) tiếp quản chức chủ tịch của Komeito. Yuichi Ichikawa (創創創創) được bổ nhiệm làm tổng thư ký của Komeito (1989- 1994). Trong cuộc bầu cử thông thường tại Thượng viện lần thứ 15, Komeito chỉ được 10 ghế vì chịu nhiều chỉ trích từ làn sóng đối đầu với LDP, Đảng Xã hội. Tại Thượng viện, số lượng ghế bị giảm 3 còn 21 ghế, nhưng trong cuộc bầu cử Thủ tướng ngay sau cuộc bầu cử trước, Komeito ủng hộ Chủ tịch Đảng Xã hội - Takako Doi (創創創創創) và đánh bại Chủ tịch của LDP - Toshiki Kaifu (創創創創). Trong cuộc tổng tuyển cử Hạ viện lần thứ 15 vào tháng 7 cùng năm, LDP bị Đảng Xã hội đánh bại khiến Komeito cũng bị ảnh hưởng và bị giảm số ghế nghị sĩ trongHạ viện [152]. Các đảng phe đối lập tuyên bố hướng đi của đảng mình. Komeito đã táo bạo thay đổi hướng đi riêng, đối phó với Đảng Xã hội bằng kiến giải bí mật của chủ tịch Ishida. Tuy nhiên, về lâu dài LDP không cùng chí hướng với Đảng Xã hội cho nên chiến dịch hợp tác liên minh ba đảng không đi đến kể quả mong muốn.

Bước sang năm 1990, tại cuộc tổng tuyển cử tại Hạ viện lần thứ 39, phe đối lập bộc lộ thái độ chỉ trích LDP và chuyển hướng ủng hộ Đảng Xã hội, động thái này tác động tiêu cực cho Komeito, khiến đảng này bị sụt giảm số ghế nghị sĩ còn 45 ghế [134;tr.22-24]. Tháng 4 cùng năm, Hội nghị liên minh của đảng đối lập 4 chính thức khép lại. Thời gian sau đó, giới chính trị liên tiếp xảy ra các vụ tham nhũng, bê bối của các quan chức. Một số nghị sĩ của Komeito bị nghi ngờ có liên quan. Tại tuyển cử Hạ viện lần thứ 39, Đảng Xã hội giành thắng lợi trong phe đối lập. Ishida – chủ tịch của Komeito lên tiếng chỉ trích Đảng Xã hội. Đối với LDP- đã mất quá nửa số ghế tại Thượng viện vào thời điểm đó, số ghế nghị sĩ của Komeito trong Thượng viện giữ vai trò quyết định đối với quyền năng vận hành của chính quyền liên lập. Tổng thư ký LDP, ông Ichiro Ozawa đã tiếp cận Komeito (chính đảng vốn cô lập với Đảng Xã hội) ngầm thành lập nội các liên

minh. Yuichi Ichikawa, thư ký của Komeito – là đối tác của Ozawa nhận định rằng “giữ thuyền nhưng thay đổi Komeito" còn Komeito vẫn giữ lập trường vừa ủng hộ mà lại không ủng hộ kế hoạch này.

Khi Chiến tranh vùng Vịnh xảy ra vào năm 1991, ba đảng gồm Đảng Tự do Dân chủ, Komeito và Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục ngồi vào đàm phán để đi đến kết luận cho dự luật PKO (Japan’s contribution to United Nations peacekeeping operations, tạm dịch là tổ chức đóng góp của Nhật Bản gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc) [155]. Trong thời gian này, mối quan hệ giữa Ichikawa và Ozawa đã mật thiết hơn, và tại thời điểm này, Ichikawa bàn về việc tái tổ chức thế giới chính trị, tháo gỡ các vấn đề của Komeito. Tháng 4 năm đó, trong cuộc bầu cử Thống đốc Tokyo, mặc dù Komeito muốn đưa Isomura hisanori (創創創創) vào vị trí thống đốc song họ bị

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w