Mối quan hệ giữa Nhànước và giáo hội

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 39 - 49)

Mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội đi theo dòng chảy riêng ở mỗi nước, kết quả hình thành rất nhiều hệ thống Nhà nước- giáo hội khác nhau tồn tại trong lịch sử. Sự sụp đổ của thể chế nhà nước cũ và tác động của các thể chế báo hiệu những thay đổi chưa từng có về mặt hiến pháp, kể cả những thay đổi liên quan đến bảo vệ tự do tôn giáo - tín ngưỡng và cấu trúc của các mối quan hệ Nhà nước – giáo hội. Trong phạm vi của mối quan hệ Nhà nước- giáo hội, không có hệ thống nào duy trì bất biến và các mô hình đều mang đặc trưng của nhiều hệ thống khác nhau. Nói đến các mối quan hệ tôn giáo – nhà nước còn là quan hệ giữa giáo hội – nhà nước. Những khái niệm bao quát của việc khái niệm hóa và việc tổ chức mối quan hệ của các cơ quan tôn giáo và nhà nước có thể rất khác nhau [17;tr.291]. Để hiểu tôn giáo và chính trị có quan hệ với nhau như thế nào, điều đầu tiên phải xác địnhđược cái mẫu số chung là văn hoá mà cả hai cùng bắt rễ. Nguồn gốc chung này dựa trên những giá trị của con người làm thành nguyên nhân và hình thức của mọi va chạm tôn giáo và những hoạt động chính trị của con người.

Nhà nước thế tục là kết quả của quá trình đấu tranh giữa mối quan hệ của nhà nước và giáo hội, là sản phẩm từ phương Tây về quá trình tách quyền lực nhà nước với tôn giáo, diễn trình này

trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất: thời kỳ sơ khai, nhân loại trải qua chế độ thần quyền trong đó tôn giáo hoàn toàn đồng nhất với chính trị. Tôn giáo là ý thức hệ bao trùm, quyền thống trị luôn từ một đấng thiêng liêng tối cao, duy nhất. Người cầm đầu nhà nước có cả uy quyền dân sự và tôn giáo. Tình trạng này hiện nay còn tồn tại ở một số quốc gia Hồi giáo. Thứ hai, đó là giai đoạn xung đột, phân tranh hai quyền lực, thời điểm các quốc gia ở châu Âu hình thành đã có sự phân lập thế quyền và thần quyền. Tuy vậy, giữa hai thế lực này vẫn có sự xung đột gay gắt. Giai

đoạn thứ ba, giai đoạn quốc gia thế tục bắt đầu từ thế kỷ 18, khẳng định bằng thắng lợi của cách

mạnh tư sản ở Pháp và châu Âu. Mô hình quốc gia thế tục này phân lập rạch ròi xã hội dân sự với thể chế tôn giáo. Quốc gia không hành xử quyền lực tôn giáo và giáo hội không hành xử quyền lực chính trị. Đây là một tiến bộ lớn của loài người trong việc định vị lại phạm vi quyền lực của nhà nước và giáo hội.

Các chính phủ trên khắp thế giới có xu hướng muốn kiểm soát các hoạt động tôn giáo bằng nhiều cách như: hạn chế các tôn giáo, ép buộc mọi sự chính thống hóa tôn giáo. Việc làm này ngăn cản một xã hội dân sự phồn thịnh – những điều mà nhà nước muốn tạo dựng và phát triển. Trái lại, cũng cần ghi nhận những nỗ lực của nhiều nhà nước trong việc bảo vệ sự tự trị của các tổ chức tôn giáo ôn hòa, cung cấp cơ sở pháp nhân (quyền thành lập, sở hữu tài sản, chỉ định người đứng đầu); cho phép các tổ chức tôn giáo có quyền in ấn văn ấn phẩm tôn giáo, kiến nghị với chính phủ, nêu các mối quan hệ với quần chúng; từ bỏ việc chống thờ cúng, chống cải đạo [17;tr.293].

Phổ biến là các nhà nước đều cam kết thực hiện Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và chính trị cũng như Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, đồng thời khẳng định chính sách tôn trọng – bảo đảm quyền tự do tôn giáo, không can thiệp vào nội bộ tôn giáo. Nhà nước cấm sự kỳ thị, chia rẽ tôn giáo giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo cũng như sự kỳ thị giữa các tôn giáo khác nhau. Các tôngiáo được tự do hoạt động theo quy tắc của riêng họ, trong trường hợp vi phạm luật pháp sẽ bị xử lý theo luật. Các nhà nước đã tạo điều kiện cho các tôn giáo giao lưu, gắn kết, tạo mối quan hệ nhằm huy động sức mạnh các tôn giáo cùng tham gia phát triển đất nước. Ngoài ra, nhiều nhà nước đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện cho tôn giáo được phát triển [17;tr.294]. Tôn giáo được xem là một hiện tượng xã hội đa giá trị. Tuy nhiên, việc lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị theo mức độ khác nhau là điều khó tránh khỏi ở mỗi quốc gia từ trước tới nay.

Song hành với mối quan hệ nhà nước – giáo hội, cấp độ tự do tôn giáo trong một xã hội cụ thể được đánh giá theo hai phương diện: mức độ mà hành vi nhà nước đặt gánh nặng lên đức tin cùng hoạt động tôn giáo và việc định nghĩa các thiết chế nhà nước - tôn giáo. Cần tìm hiểu những cách nhận thức khác nhau về tự do tôn giáo và mối quan hệ nhà nước – giáo hội. Theo thuyết của W. cole Durham JR và Brett G. Sharffs cho rằng giữa hai giá trị này tồn tại một tương quan tuyến tính. Mức độ tự do tôn giáo cao tương quan với tính đồng nhất nhà nước – giáo hội

thấp và mức độ tự do tôn giáo thấp đi liền với tính đồng nhất nhà nước – giáo hội cao [17; tr.291- 292]. Nếu quan sát các hệ thống pháp luật trên thế giới, Mĩ và nhiều nước phù hợp với mô thức trên.

Lý do hiến pháp quy định cấu trúc các thiết chế tôn giáo – nhà nước trong hầu hết các quốc gia là vì tồn tại mối tương quan giữa những cơ cấu thế chế và những điều kiện tối ưu cho tôn giáo phát triển. Trả lời cho nghịch lý này nằm ở hai khía cạnh của định nghĩa tôn giáo – nhà nước. Thứ nhất, cần nhận ra rằng phạm vi của những mối quan hệ có thể dịch chuyển, không chỉ đơn thuần đi từ đồng nhất hoàn toàn đến không đồng nhất. Trong thực tế, chúng dịch chuyển từ đồng nhất hoàn toàn (và tích cực), đi qua trạng thái không đồng nhất cho đến hoàn toàn thù địch và ngược đãi (đồng nhất tiêu cực). Thứ hai, để làm rõ mối tương quan giữa cấu trúc thể chế và tính liên tục của tự do tôn giáo, cần nhìn vấn đề qua một vòng cung.

Theo cách này, thiếu tự do tôn giáo liên quan mật thiết với một trong hai trạng thái đồng nhất tích cực hoặc đồng nhất tiêu cực giữa nhà nước và giáo hội tôn giáo. Có thể lý giải được mối liên hệ giữa sự đồng nhất tiêu cực với tình trạng thiếu tự do tôn giáo: nhà nước có thái độ thù địch với tôn giáo hoặc đàn áp tôn giáo từ đó làm giảm tự do tôn giáo. Hơn nữa, sự đồng nhất tích cực với một tôn giáo sẽ dẫnđến vấn đề hạn chế tự do đối với các tôn giáo khác. Với tôn giáo chiếm đại đa số, mọi chuyện trở nên phức tạp hơn bởi tôn giáo này vừa có khả năng kiểm chế hoạt động của bộ máy nhà nước, vừa có quyền năng thu hẹp quyền tự do của chính nó. Hơn nữa, nếu hiểu đơn giản rằng “phân tách giữa nhà nước và giáo hội” thì tự do tôn giáo sẽ được thúc đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, tại một thời điểm nào đó, xu hướng phân tách quá cứng rắn dễ dẫn đến sự thù địch đối với tôn giáo. Sự tách biệt cứng nhắc có thể đẩy một hệ thống theo hướng ủng hộ những hành vi ngược đãi. Trong những tình huống khác, các chế độ theo trào lưu chính thống (fundamentalist Regimes) có thể thay thế bằng những chế độ thế tục triệt để và ngược lại [78;tr.172]. Kinh nghiệm rút ra từ mô hình trên là sự thay đổi xu hướng của những ý thức hệ tôn giáo và thế tục hoàn toàn đối lập có thể dịch chuyển qua lại giữa những nhóm chính trị phân cực cao độ nhưng mang mục đích tranh giành quyền lực.

Xét từ phạm trù các loại quan hệ nhà nước – giáo hội tôn giáo có tính thể chế,

W. cole Durham JR và Brett G. Sharffs đã định danh một số hình thức lặp lại của mối quan hệ nhà nước – tôn giáo. Hình sau mô tả lịch sử các mô hình nhà nước – giáo hội đặt trên vòng cung nhận dạng. Những mô hình này được liệt kê dọc theo vòng ngoài của các nhà nước thần quyền, các tôn giáo được chính thức hóa, các hệ thống địa vị tôn giáo...Những thái độ khác nhau của nhà nước đối với tôn giáo được liệt kê dọc theo vòng phía trong: độc quyền, khoan dung, đối xử bình đẳng...Sự phân loại trên chỉ mang tính tương đối bởi thực tế còn đa dạng, phức tạp hơn. Mặt khác, các vòng bên ngoài và bên trong có tính đàn hồi bởi các mô hình, thái độ có thể “trượt xung quanh - dọc theo vòng cung. Cụ thể, đối với một số xã hội thỏa hiệp, mô hình phù hợp với hình thức tối ưu hóa tự do tôn giáo. Trái lại, đối với một số xã hội khác, sự tách biệt nhà nước – tôn

giáo có tính thực tế cao hơn. Đồng thời, vòng cung bên ngoài không có tính đàn hồi vô giới hạn: hệ thống trao địa vị cho tôn giáo (nửa trên) hoặc các hệ thống kiểm soát tôn giáo (nửa dưới) khó có thể “chạy” tự do dọc theo vòng cung để tới điểm đích “tối ưu tự do tôn giáo”. Nhưng vòng cung bên trong đàn hồi theo cách khác. Thái độ khoan dung hay thái độ đối xử bình đẳng có thể xuất hiện trong nhiều xã hội khác nhau hoặc có thể chồng chéo lên nhau [12; tr.292]. Ví dụ, chế độ thỏa hiệp có tính khoan dung, bảo vệ bình đẳng giữa các tôn giáo và tạo thành một dạng thế tục. Ở hầu hết các nước trên thế giới, sự phát triển đã đi từ đồng nhất tích cực (các tôn giáo chính thức) đến các hệ thống cởi mở hơn -thế tục hơn. Câu hỏi đặt ra: dọc theo vòng cung liên tục trên, mỗi nước và nền văn hóa tìm ra mô hình tối ưu cho mình ở đâu, các hệ thống sẽ phá vỡ khuôn khổ tự do dẫn đến vi phạm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại những nút thắt nào?

Biểu đồ 1: Mô tả một loạt các loại về lịch sử hình thái tôn giáo – nhà nước

[12;tr.341]

Mô hình nhà nước thần quyền tuyệt đối (Absolute Theocaracy): Mô hình đầu tiên của phần đồng nhất tích cực, điển hình là xu hướng Hồi giáo chính thống. Đặc trưng mô hình này là sự độc chiếm không gian tôn giáo. Kito giáo, Ấn giáo và Phật giáo đã khẳng định vị trí độc quyền trong lịch sử các xã hội khác nhau [78; tr.174] [34;tr.186]. Ví dụ ở Nhật Bản, giai đoạn Mạc phủ, Phật giáo được coi là quốc giáo, sau đó ở thời Minh Trị cho tới trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, Thần đạo Quốc gia được suy tôn là thuộc mô hình đầu tiên này.

Mô hình thiết lập giáo hội (Established Churches): Tương đối giống mô hình nhà nước thần quyền tuyệt đối, mô hình nhà nước thừa nhận các giáo hội chính thức. Trên phương diện nhất định, một chế độ có thể cho phép giáo hội chính thức vị thế độc quyền quyết định hoàn toàn đối với các vấn đề tôn giáo [78, tr.175]. Những hệ thống như vậy đã tồn tại ở Anh, Tây Ban Nha

và một số nước ở châu Âu. Mặt khác, một số nước thừa nhận một tôn giáo chính thức nhưng vẫn chấp nhận số lượng giới hạn các đức tin khác. Cũng có trường hợp giáo hội Kito giáo chính thức dù đối xửkhoan dung những tín ngưỡng này nhưng không khoan dung với tín ngưỡng khác. Trên thực tế, mô hình tôn giáo chính thức trong lịch sử đã phát triển theo hình thức ngày một khoan dung hơn. Một số đất nước với Hồi giáo coi như tôn giáo chính thức nhưng khoan dung với tôn giáo khác (đạo Sabi, đạo Do Thái (sử dụng kinh Koran...).

Các chế độ hợp tác (Cooperationist Regimes): Trong chế độ này, dù không trao địa vị đặc biệt cho các giáo hội mạnh nhất nhưng nhà nước vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với họ theo nhiều cách khác nhau [78; tr.177]. Đa số hệ thống tôn giáo – nhà nước ở châu Âu đi theo mô hình hợp tác. Nhà nước theo tư tưởng hợp tác có thể cung cấp nguồn kinh phí đáng kể cho các hoạt động khác nhau liên quan đến giáo hội như giáo dục tôn giáo, bảo trì các cơ sở tôn giáo...Mối quan hệ giữa giáo hội với nhà nước thường được quản lý thông qua những thỏa thuận “giao ước” đặc biệt. Đức, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan và nhiều nước châu Âu theo mô hình này [34;tr.187]. Các nước theo xu hướng hợp tác thường đưa ra các viện trợ có lợi cho các giáo phái lớn. Tuy nhiên, nhà nước không thừa nhận cụ thể một tôn giáo nào, họ cam kết đối xử bình đẳng cho tất cả các tôn giáo. Khi các cộng đồng tôn giáo khác nhau có những yêu cầu khác nhau, các chương trình theo xu hướng hợp tác sẽ vấp phải vấn đề liên giáo phái phức tạp hóa việc đối xử bình đẳng. Khi so sánh với các chế độ ủng hộ tư tưởng phân tách sẽ nảy sinh việc bảo vệ quyền tự chủ và quyền tự quyết của tôn giáo.

Các chế độ thỏa hiệp (Accommodationist Regimes): Đây là kiểu chế độ thiên về ủng hộ phân tách tôn giáo với nhà nước nhưng vẫn duy trì một thái độ trung lập rộng lượng đối với tôn giáo [78; tr.178]. Đây là một biến tướng của xu hướng hợp tác. Chế độ thỏa hiệp sẽ không ngần ngại công nhận tầm quan trọng của tôn giáo như một phần văn hóa quốc gia hoặc địa phương, chấp thuận các biểu tượng tôn giáo nơi công cộng; cho phép miễn thuế, chấp nhận các hoạt động tôn giáo và nhiều hình thức miễn trừ khác. Lưu ý rằng sự lớn mạnh của nhà nước cũng khiến nhu cầu thỏa hiệp gia tăng. Khi ảnh hưởng của nhà nước trở nên bao trùm hơn và những gánh nặng quy chế mở rộng, sự từ chối thực hiện miễn trừ tôn giáo hoặc thỏa hiệp được thể hiện qua trạng thái thù địch đối với tôn giáo. Chế độ thỏa hiệp sẽ không cứng rắn, vẫn để các tổ chức tôn giáo tham gia nhất định vào xác lĩnh vực chính trị xã hội và văn hóa. Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Ba lan...là ví dụ [34;tr.187].

Chế độ phân tách nhà nước và giáo hội gọi tắt là phân li chính - giáo (Separationist Regimes): Bên cạnh những chủ thuyết nói trên của W. cole DurhamJR và Brett G. Sharffs, theo Đỗ Quang Hưng, việc phân tách giáo hội với nhà nước được sử dụng ở nhiều chế độ quốc gia khác nhau. Theo nghĩa tích cực, xu hướng phân tách hơi khác so với xu hướng thỏa hiệp. Điểm khác biệt lớn nhất chính là sự phân tách hay cô lập cứng nhắc giữa tôn giáo và nhà nước. Bất kỳ đề nghị hỗ trợ nào cho tôn giáo đều không được ủng hộ. Việc đưa ra những miễn trừ dành cho tôn giáo trong luật pháp được xem là thiên vị. Những tranh luận công khai về vấn đề tôn giáo – nhà

nước là đụng chạm tới nguyên tắc “phân li chính giáo”. Những người có địa vị trong tôn giáo không được phép nắm giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước. Một số hình thức ấu trĩ của mô hình này còn có xu hướng tách bạch tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội. Trong nhiều bối cảnh, rất nhiều vấn đề thực tế phát sinh ngẫu nhiên. Các quy định ban đầu đặt ra vốn không cố ý khắt khe với các tôn giáo. Các văn bản soạn thảo đã không lường trước được những liên đới tới vấn đề tôn giáo xảy ra. Trong một số trường hợp, những đối tượng chịu ảnh hưởng xấu làm căng thẳng hóa vấn đề tới mức buộc chính phủ phải lưu tâm. Pháp, Mĩ là hai quốc gia đi đầu của mô hình này. Sau Chiến tranh, Nhật Bản cũng đi theo mô hình này theo chỉ đạo của Mĩ. Mô hình thế tục kiểm soát (Secular Control Regimes):

Mô hình nhà nước thế tục kiểm soát: Tiêu biểu cho mô hình này là nước Đông Âu từng theo chủ nghĩa xã hội. Có những giai đoạn, các nhà nước này đàn áp tôn giáo bằng bạo lực, tự coi mình là nhà nước vô thần chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới. Hiện nay, các nhà nước này đã thay đổi. Mô hình này cũng tách bạch quyền lực chính trị và quyền lực tôn giáo, công nhận tự do tôn giáo song trong phạm vi kiểm soát. Giới nghiên cứu Âu – Mỹ xét Việt Nam, Trung Quốc, Nga... thuộc nhóm này [34,tr.188].

Ở một góc nhìn khác, Nguyễn Hồng Dương trong tác phẩm “Tiếp tục đổi mới chính sách về

tôn giáo ở Việt Nam hiện nay- Những vấn đề lý luận cơ bản” ( Nhà xuất bản văn hóa thông tin,

2014) lại cho rằng, trên thế giới chia chính thành hai mô hình nhà nước thế tục2 và mô hình nhà nước phi thế tục. Mô hình nhà nước thế tục tức nóiđến nhà nước thực hiện tự do tôn giáo và áp dụng

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w