Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 26)

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án cho thấy những nghiên cứu của học giả Nhật Bản thường tập trung vào vấn đề cụ thể. Không có nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận chuyên sâu về các hoạt động trong quan hệ giữa nhà nước và giáo hội hay quan hệ của Soka Gakkai với Chính trị, cách tiếp cận theo hướng đi từ cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ tôn giáo và chính trị, nhà nước và giáo hội để từ đó hướng tới giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản. Nghiên cứu sinh thấy rằng, những vấn đề cần được nghiên cứu chuyên sâu làm rõ hơn đó là :

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản và cơ sở cho sự ra đời của trào lưu tôn giáo mới tham chính bao gồm sự nảy sinh tiến triển của Soka Gakkai và Komeito.

- Tính đặc thù của mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản thông qua mối quan hệ giữa Soka Gakkai với tư cách là một tổ chức tôn giáo có pháp nhân với Komeito với tư cách một đảng chính trị, cơ hội và thách thức đối với chính phủ Nhật Bản trong ứng xử với tôn giáo theo nguyên tắc tự do tôn giáo và chính giáo phân li.

- Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong việc tìm hướng giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và các giáo hội theo hướng hoàn thiện chính sách tôn giáo, điều chỉnh Luật tôn giáo để xử lý vấn đề của quan hệ Nhà nước và Giáo hội, đặc biệt là quan hệ ứng xử với tôn giáo mới.

Dựa vào những nguồn tài liệu gốc từ phía Nhật Bản và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước ở trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh sẽ giải quyết những vấn đề cần tập trung nghiên cứu trong luận án của mình.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Khái niệm nhà nước

Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, nhà nước mang bản chất giai cấp, ra đời từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và xuất hiện đối kháng giai cấp. Bộ máy nhà nước là do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì xã hội trong vòng trật tự. Nhà nước nào cũng thực hiện hai chức năng cơ bản là đối nội và đối ngoại. Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác. Trong lĩnh vực đối nội, nhà nước cũng có nhiều chức năng quan trọng, có thể nêu một số chức năng tiêu biểu như duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền, chức năng phát triển kinh tế, chức năng xã hội.... [149]. Nhà nước có chức năng quan trọng nhất là bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền, ở các nước tư bản là sự thống trị của giai cấp tư sản. Tất cả các nhà nước tư sản đều coi quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Thông qua pháp luật các nhà nước tư sản đã thiết lập và bảo vệ quyền tư hữu cùng với sự giúp đỡ của tất cả bộ máy bạo lực và các biện pháp khác. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, nhà nước tư sản đã thực hiện chức năng này cũng khác nhau, thích ứng với hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Một chức năng quan trọng khác của nhà nước là chức năng kinh tế. Trước đây, khi chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh, chức năng này chưa được thực sự coi trọng, nhưng khi bước sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền thì chức năng kinh tế trở nên nổi bật. Nhà nước thực hiện chức năng này thông qua các chiến lược, chính sách phát triển vĩ mô cũng như vi mô cho từng thời kỳ, giai đoạn để thúc đẩy kinh tế phát triển. Chức năng xã hội của nhà nước được thể hiện thông qua việc nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, chính sách bảo hiểm xã hội....

Về mặt hình thức, khi nói đến hình thức nhà nước là đề cập đến cách thức tổ chức nhà nước và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Với nghĩa như vậy,hình thức nhà nước gồm 3 yếu tố cụ thể là hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và thể chế chính trị hay chế độ chính trị. Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó. Hình thức này có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể quân chủ được chia thành chính thể

quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế [149]. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế,…) có quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ. Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớp nhân dân lao động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các hình thức chính thể cũng có những đặc điểm khác biệt.

Về mặt cơ cấu bộ máy nhà nước, các nhà nước tư bản có điểm chung là tổ chức theo thể chế tam quyền phân lập, tức là độc lập giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với các ba cơ quan nhà nước khác nhau đảm đương là nghị viện, chính phủ và tòa án trong quan hệ độc lập, đối trọng, giám sát nhau để tránh dẫn đến độc đoán, chuyên quyền [153].

Chế độ chính trị là thành tố cơ bản của hình thức nhà nước. Trong cấu trúc đó, chế độ chính trị là một hệ thống các thiết chế (nhà nước, đảng chính trị cầm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội) và hệ thống các mối quan hệ trong lĩnh vực chính trị (tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước). Theo đó, tương ứng với một kiểu nhà nước là một kiểu chế độ chính trị có bản chất và những đặc trưng chung, đồng thời chế độ chính trị của mỗi quốc gia trong cùng một kiểunhà nước cũng có những đặc trưng riêng, tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình và trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia đó trong mỗi thời kì cụ thể [149]. Để có thể giải quyết được các vấn đề chung của toàn xã hội, nhất là những vấn đề có tính tranh chấp, xung đột mang tính phổ biến trong các mối quan hệ xã hội trên, một quyền lực chung được thiết lập có sức mạnh cưỡng chế nhằm duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội, đảm bảo các quyền hiến định của công dân. Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này và cùng với các đảng chính trị, các đoàn thể chính trị-xã hội tạo thành hệ thống trị nhất định.

Chính phủ là cơ quan nắm quyền hành pháp trong nhà nước tư sản. Chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và giữ vị trí trung tâm trong bộ máy nhà nước. Trên thực tế, chính phủ tư sản quyết định phần lớn các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước tư sản. Cách thức hình thành chính phủ trong các nhà nước tư sản cũng khác nhau. Đối với những nước có chính thể cộng hoà tổng thống, chính phủ được thành lập không phụ thuộc vào nghị viện, đứng đầu chính phủ là tổng thống, những nước này không đặt ra chức vụ thủ tướng. Đối với các nước có chính thể cộng hoà đại nghị hoặc quân chủ đại nghị, chính phủ được thành lập trên cơ sở của đảng chính trị nắm đại đa số ghế trong nghị viện [149]. Thủ tướng chính phủ và các thành viên chính phủ có thể do tổng thống bổ nhiệm, có thể do tổng thống kết hợp với nghị viện bầu.

Nguyên thủ quốc gia là người người đứng đầu nhà nước, đại diện cho các quốc gia trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Chức vụ này trong các nhà nước có các hình thức chính thể khác nhau, sự hình thành và thẩm quyền cũng hết sức khác nhau. Trong các nhà nước có hình thức chính thể quân chủ lập hiến nguyên thủ được hình thành bằng con đường truyền kế, và được nhìn nhận như là biểu tượng cho truyền thống và sự thống nhất dân tộc (Nhật Bản, Vương quốc Anh…). Ở các nước có chính thể cộng hoà, nguyên thủ quốc gia được hình thành thông qua con đường bầu cử. Tuy nhiên thẩm quyền của họ cũng hết sức khác nhau ở các loại hình chính thể khác nhau. Nếu như trong chính thể cộng hoà tổng thống quyền lực của nguyên thủ là hết sức lớn, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp (Mỹ, Mêxicô, Philippin…), thì trái lại ở những nước có chính thể cộng hoà đại nghị cũng giống như các nước có chính thể quân chủ lập hiến, nguyên thủ quốc gia phần lớn mang tính chất đại diện hình thức. Tuy nhiên, nguyênthủ quốc gia cũng có ảnh hưởng nhất định trong việc thành lập chính phủ hoặc trong một số vấn đề khác nhờ sử dụng sứ mạng đạo đức và là biểu tượng của vị đứng đầu đầu nhà nước (Đức, Ý, Nhật Bản…) [149].

Lập pháp (quốc hội) là cơ quan cao nhất được cơ cấu tùy theo truyền thống từng quốc gia, có thể chỉ một viện, nhưng phổ biến là hai viện bao gồm thượng viện và hạ viện. Nghị viện được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau: bầu, bổ nhiệm, thừa kế… Hạ nghị viện được hình thành bằng hình thức bầu cử [149].

Hành pháp là một trong ba nhánh trong cơ cấu quyền lực nhà nước, là quyền hoạch định chính sách và tổ chức thi hành chính sách; tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm trật tự công. Hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập quy và quyền hành chính. Bộ máy hành pháp bao gồm các chính phủ (nội các) và các cơ quan hành chính công (hành chính), nơi đầu tiên đảm nhiệm trách nhiệm thi hành pháp luật.

Tư pháp (Toà án) tư sản nắm quyền tư pháp, toà án có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản. Các thẩm phán của nhà nước tư sản thường có tính chuyên nghiệp cao, chủ yếu được bổ nhiệm với nhiệm kỳ dài, thậm chí ở một số nước là nhiệm kỳ suốt đời, nếu bảo đảm sức khỏe và không phạm tội. Tuy nhiên ở các hệ thống pháp luật khác nhau, thẩm quyền và phương thức hoạt động của toà án cũng khác nhau, đặc biệt là giữa hệ thống pháp luật Ăng lô – Xắc xông (Anglo Sacxon) và Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Bên cạnh hệ thống toà án cổ điển, nhà nước tư sản còn thiết lập các toà án khác như: toà hành chính, toà thương mại, toà vị thành niên, toà bảo hiến…[149].

Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng pháichính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau. Không giống như hệ thống một đảng phái hay hệ thống không đảngphái, hệ thống đa đảng khuyến khích toàn bộ cử tri thành lập nhiều nhóm đặc trưng riêng, được công nhận chính thức và thường được gọi là các đảng chính trị. Mỗi đảng tranh cử từ những cử tri hợp thức (được cho phép bầu). Hệ

thống đa đảng là thiết yếu trong một nền dân chủ đại nghị, vì ngăn ngừa sự lãnh đạo của một đảng duy nhất dẫn đến những chính sách không mang tính cạnh tranh (được đưa ra thách thức bởi các đảng phái khác). Nếu chính phủ gồm các ghế được bầu ra, các đảng có thể chia quyền theo đại diện tỉ lệ hoặc luật thắng với đa số tương đối. Ở đại diện tỉlệ, mỗi đảng giành được một số ghế theo tỉ lệ phiếu bầu mà đảng đó nhận được. Nếu đảng thắng với đa số phiếu, cử tri được chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực một người được chọn cho một ghế bởi đa số phiếu. Đại diện tỉ lệ cho phép nhiều đảng chính phát triển. Một hệ thống đa đảng đòi hỏi cử tri đứng vào các khối lớn. Trong khi đó, nếu có nhiều đảng chính, mỗi đảng có số phiếu bầu về cơ bản ít hơn đa số, các đảng buộc phải liên minh với nhau để thiết lập một chính phủ. Điều này cũng khuyến khích một đường lối ôn hòa. Hoa Kỳ là một ví dụ cho hệ thống đa đảng. Ngày nay, hệ thống này được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngược lại với đa đảng là chế độ đơn đảng được áp dụng tại một số quốc gia xã hộichủ nghĩa.

Trong hệ thống các đảng chính trị, đảng cầm quyền là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực nhà nước, quyết định chính sách quốc gia. Các đảng khác (trong mô hình hệ thống chính trị có nhiều đảng) đóng vai trò hợp tác, tham gia phản biện, giám sát, kể cả tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của đảng mình. Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng sẽ thể chế hóa cương lĩnh, mục tiêu, đường lối chính trị của đảng thành luật pháp, chương trình, dự án, chính sách và tổ chức thực hiện. Các đảng đối lập và các tổ chức chính trị - xã hội, phương tiện truyền thông có thể tham gia vào quá trình này để giám sát, phản biện chính sách của đảng cầm quyền tùy theo vị trí, nguồn lực mà họ có, nhằm làm tăng tính cẩn trọng, hợp lý của chính sách được ban hành hoặc phản đối, ngăn cản chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của mình hoặc của người dân và xã hội theo quan điểm của họ.

Các tổ chức chính trị- xã hội là những tổ chức của công dân được lập ra nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, có thể tác động đến việc thực hiện quyền lực của đảng cầm quyền, nhà nước để bảo vệ lợi ích của tổ chức mình và lợi ích của các thành viên. Mức độ sự tác động này phụ thuộc vào vị trí, khả năng, nguồn lực của tổ chức đó trong xã hội. Trong một hệ thống chính trị, các thành tố của nó tồn tại trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Cơ chế mối quan hệ này được xác lập trên cơ sở của luật pháp. Theo đó, các tổ chức này có sự liên kết tương hỗ, hỗ trợ hoặc đối trọng, ngăn cản nhau trong các quá trình nhất định nhằm thực thi quyền lực chính trị, đạt được mục đích chung của hệ thống và xã hội cũng như lợi ích của các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị.

Ở nhà nước Nhật Bản, cấu trúc nhà nước được định hình từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai trong bối cảnh đất nước bại trận và chịu sự chiếm đóng của quân đội Mỹ dưới danh nghĩa đại diện cho lực lượng Đồng minh từ 9/1945 đến tháng 4/1952. Toàn bộ bộ máy tổ chức nhà nước Nhật Bản được cơ cấu mới, chuyển từ mô hình nhà nước quân phiệt sang mô hình chính quyền dân chủ. Chế độ dân chủ ở Nhật Bản là hệ thống dân chủ chức năng mà chủ quyền thuộc về nhân

dân (minshu shugi), sử dụng chủ quyền thông qua các đại biểu do dân bầu và được bảo đảm quyền tự do công dân. Hệ thống dân chủ của Nhật Bản tập trung vào quyền lực của lưỡng viện

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w