Khái niệm này được Từ điển Bách khoa, tập 2 định nghĩa: “Giáo hội là tổ chức tôn giáo dựa trên cơ sở cùng chung tín ngưỡng, nghi lễ thờ cúng và giáo luật, bao gồm các tín đồ và các
chức sắc (giáo sĩ, tăng lữ) có thứ bậc trên dưới” [70;tr.27]. Trong khi Phật giáo rất ít khi tự định
nghĩa về Giáo hội, thường chỉ nói tới các tông phái, giáo hội Phật giáo, trong khi Công giáo đã có hệ thống tín niệm về giáo hội từ rất lâu đời. Theo nghĩa hẹp, giáo hội dùng để chỉ xã hội pháp lý, tứclà cơ chế phục vụ cho cộng đồng các hướng dẫn, giảng dạy và cai quản cộng đồng này. Theo nghĩa chuyên biệt hơn trong phạm vi đạo Công giáo, giáo hội là yếu tố phẩm trật bên trong cộng đồng trên. Đó là các vị giám mục đoàn (đứng đầu là Giáo hoàng), có nhiệm vụ nuôi dưỡng đoàn chiên bằng lời Chúa và các Phép bí tích. Vì vậy, thường có sự chia tách thành Giáo hội hữu hình và giáo hội vô hình. Giáo hội hữu hình: theo phương diện xã hội, có thể chế, có phẩm trật, có các bí tích. Giáo hội vô hình chỉ toàn bộ những người được ơn gọi, là chủ thể và hiệp thông với Chúa Giêsu. Theo nghĩa xã hội học, cần phân biệt giáo hội số ít và giáo hội số nhiều. Tuy rằng, chỉ có một tên gọi đó là giáo hội của Thiên chúa, một giáo hội phổ quát nhưng giáo hội số nhiều lại có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là để chỉ các giáo hội cụ thể, địa phương: ví dụ như giáo hội Epheso, giáo hội Tây phương, giáo hội Đông phương, Giáo hội Latin (Roma). Nghĩa thứ hai là để chỉ các cộng đoàn, ví dụ giáo hội Chính thống, giáo hội Giacobit [14;tr.245-246].
Khái niệm giáo phái cũng là hình thức tồn tại khác của giáo hội. Tuy nhiên, người Pháp phân biệt rạch ròi giữa giáo hội và giáo phái, luôn coi giáo phái vừa là phạm trù tôn giáo khoa học, vừa có ý nghĩa tiêu cực như sau [14;tr.248].
Giáo hội Giáo phái + Quy định giá trị cho giáo dân, Nhà thờ tạo ra
sự cứu rỗi.
+ Bảo thủ, quản lý bằng giáo luật. + Cha truyền con nối.
+ Giáo hội tùy thuộc hàng Giáo phẩm, có luật định.
+ Có tính hệ tư tưởng rõ rệt.
+ Giáo phái là tổ chức của một nhóm người mang tính giao kèo, có tính thỏa ước.
+ Cố kết bằng một thứ triệt để luận. + Tính cách dấn thân.
+ Người cầm đầu có tính thần bí như là “chúa chọn”.
+ Không tuyệt đối về tư tưởng.
Người Mỹ hay dùng giáo hội thay cho giáo phái, để ứng xử mềm dẻo với giáo phái dù bản chất họ là giáo phái, song quả thực việc phân tách giữa giáo hội và giáo phái vô cùng rắc rối.
Ở Nhật Bản, khái niệm Giáo hội được định nghĩa, hiểu theo cách riêng. Giáo hội là tổ chức tôn giáo, khái niệm này được quy định trong Điều 89, trong mục 1của Điều 20 Hiến pháp và theo Luật pháp nhân tôn giáo1 của Nhật Bản. Theo Luật Pháp nhân tôn giáo, khái niệm này còn mang “mục đích là ban năng lực về mặt luật pháp cho các tổ chức tôn giáo”. Giáo hội theo Hiến pháp Nhật Bản có phạm vi rộng hơn và bao quát hơn. Dù trong trường hợp nào, định nghĩa cũng bị phân chia thành nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, giáo hội được hiểu là tổ chức, đoàn thể có mục đích căn bản là thực hiện các hoạt động mang tính tôn giáo như tín ngưỡng, cúng bái…như một tôn giáo cụ thể. Trường hợp này được định nghĩa là đoàn thể có mục đích thực hiện các hoạt động mang tính tôn giáo là đoàn thể với mục đích thực hiện các hoạt động tôn giáo được hình thành dựa trên những người có cùng tín ngưỡng. Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có rất nhiều cách hiểu giáo hội - tổ chức tôn giáo theo nghĩa rộng hướng tới hoạt động mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, cúng bái, truyền giáo hơn so với quan niệm coi đó là tổ chức, đoàn thể về mặt tôn giáo với ý nghĩa hẹp [111, tr.560-563].
Theo định nghĩa của Luật Pháp nhân tôn giáo Nhật Bản, giáo hội là tổ chức tôn giáo được định nghĩa dựa trên các điều kiện pháp lý. Điều kiện cần cho một giáo hội tồn tại đó là có giáo nghĩa, có hoạt động truyền giáo, tổ chức các sự kiện lễ nghi, tổ chức hoạt động đào tạo giáo hóa cho tín đồ, có cơ sở cúng bái, có cơ cấu tổ chức. Cụ thể, Điều 2 Luật Pháp nhân tôn giáo quy định như sau: “Tổ chức tôn giáo là đoàn thể có mục đích chính là truyền bá giáo nghĩa của tôn giáo, thực hiện các hoạt động lễ nghi và bồi dưỡng giáo hóa cho tín đồ.
1. Nhóm thứ nhất là đền thờ, tự viện, nhà thờ, tu viện có cơ sở cúng bái hoặc các đoàn thể tương tự.
1 Luật Pháp nhân Tôn giáo (創創創創創, Religious Corporations Law 1951.4.3), Luật pháp nhân tôn giáo ra đời vào thời điểm giai đoạn cuối của cải cách chiếm đóng. Luật này vừa tiếp tục bảo đảm cho nguyên tắc “tự do tôn giáo” và “phân li chính giáo” về mặt pháp luật, vừa bổ sung sửa đổi Lệnh pháp nhân tôn giáo. Luật hỗ trợ giới tôn giáo và Bộ Văn hóa giải quyết các vấn đề của đoàn thể tôn giáo như: phân phái, lợi dụng đăng ký tư cách pháp nhân của một số tôn giáo để thực hiện hành vi không trong sáng… Luật cũng tôn trọng các kiến giải của đương cục quân chiếm đóng.
2. Nhóm thứ hai là các giáo phái, tôn phái, giáo đoàn, giáo hội, tu hội, quận tư pháp bao gồm cả những đoàn thể nói ở mục trên và những đoàn thể tương tự [113;tr.560].
Ở Nhật Bản, các giáo hội thường được gọi là giáo đoàn tôn giáo, đoàn thể tôn giáo (創創創 創), bao hàm nghĩa là pháp nhân tôn giáo (創創創創), tức là tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp lý) [117;tr.8]. Tổ chức tôn giáo lại được hiểu là tập hợp các tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo [62;tr.369] Bên cạnh đó, người Nhật còn phân chia hai nhóm: “đoàn thể tôn giáo bao quát” (創創創創創創) và “giáo đoàn tôn giáo đơn vị” (創創創創創 創) [7;tr.29]. Giáo đoàn bao quát chính là các dòng chính của các tông phái Phật giáo, Thần đạo, Kito giáo lớn...Giáo đoàn đơn vị thường nhỏ hơn hoặc không nằm trong một dòng phái chính nào của các tông phái. Soka Gakkai tuy có nhiều tín đồ song vẫn được xếp vào giáo đoàn đơn vị.
Đoàn thể tôn giáo trong Điều 20 Hiến pháp mang nghĩa chỉ toàn bộ đoàn thể,
tập hợp một nhóm người có cùng mục đích hoạt động liên quan đến tôn giáo do đó khái niệm “đoàn thể tôn giáo” theo Luật Pháp nhân tôn giáo đương nhiên cũng bao hàm trong khái niệm này [tr.215]. Các đoàn thể tôn giáo dù có tư cách pháp nhân hay không đều được đảm bảo sự tự do về tôn giáo, tín ngưỡng theo như Điều 20 Hiến pháp do đó có thể tự do thực hiện các hoạt động tôn giáo như hoạt động truyền đạo, hoạt động thực hiện các lễ nghi… nhưng để được công nhận tư cách pháp nhân thì phải là “đoàn thể tôn giáo” theo như Luật pháp nhân tôn giáo.(*1)
Đoàn thể tôn giáo theo Luật pháp nhân tôn giáo là khái niệm mở rộng về ý nghĩa tôn giáo, các đoàn thể có mục đích chính là thực hiện các nghi lễ tôn giáo và nuôi dưỡng niềm tin tôn giáo với các tín đồ (Điều 2). Hiểu cách khác, là những đoàn thể giống với đền thờ, tự viện, nhà thờ, tu viện hoặc các cơ sở khác – là những nơi đầy đủ cơ sở thiết bị để thực hiện các nghi lễ (Đoàn thể tôn giáo đơn vị); hoặc là những đoàn thể giống với giáo phái, tôn phái, giáo đoàn, nhà thờ, tu viện, giáo phận hoặc ngoài ra – bao hàm cả các đoàn thể được nói đến (Thông thường, gọi là Đoàn thể tôn giáo bao quát). Tuy nhiên, về thực tế thì cũng có các đoàn thể tôn giáo không lấy được tư cách pháp nhân do không đủ điều kiện xin cấp phép.
Pháp nhân tôn giáo là đoàn thể tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân theo như Luật Pháp nhân tôn giáo (mục 2 điều 4 của Luật). Do đó, về tính chất, pháp nhân tôn giáo là một nhất thể kết hợp giữa tính chất của tư cách pháp nhân và tính chất của đoàn thể tôn giáo. Có 2 loại là “pháp nhân tôn giáo đơn vị” và “phápnhân tôn giáo bao quát” ứng với các loại đoàn thể tôn giáo theo quy định của Luật pháp nhân tôn giáo (mục 2 Điều 4 và số 1, số 2 Điều 2 ). Về mặt tổ chức, nhân tôn giáo đơn vị sẽ có tài sản vật chất như các tòa nhà, đất đai trong khu vực, những vị chức tế, quan thần thực hiện nghi lễ và toàn bộ giáo sĩ tôn giáo hay những tín đồ của tôn giáo. Trong khi đó, pháp nhân tôn giáo bao quát tạo nên bởi các pháp nhân đơn vị này. Do đó, để hiểu được pháp nhân tôn giáo, việc đầu tiên cần phải hiểu nền tảng căn bản của pháp nhân tôn giáo đơn vị. Đặc trưng của pháp nhân tôn giáo đơn vị không phải là một nhóm, một tập hợp, một xã đoàn
nào, mà đó là một đoàn thể những người cùng tư tưởng – tập hợp các phẩm chất, đặc trưng của các nhóm, các tập hợp, xã đoàn. Điểm đáng lưu ý của “đoàn thể tôn giáo”, “tổ chức hay đoàn thể về tôn giáo” khúc mắc ở ý nghĩa của khái niệm “tôn giáo”, “về mặt tôn giáo”. Tóm lại, “đoàn thể tôn giáo” “tổ chức hay đoàn thể về mặt tôn giáo” theo Hiến pháp Nhật Bản quy định là đoàn thể - tổ chức thực hiện các hành vi, hoạt động sự nghiệp mang tính tôn giáo [117;tr.8-9]. Nói cách khác, một đoàn thể cho dù không phải là tổ chức mang tính tôn giáo rõ ràng như đoàn thể theo luật pháp nhân tôn giáo quy định mà chỉ thực hiện các hành vi, hoạt động sự nghiệp mang tính tôn giáo: trong phạm vi đảm bảo tự do tôn giáo về mặt Hiến pháp và thuộc đối tượng của quy chế chính giáo phân li (trong trường hợp chưa loại bỏ phần hành vi, hoạt động, sự nghiệp mang tính tôn giáo).
Các đoàn thể tôn giáo dù có tư cách pháp nhân hay không đều được đảm bảo quyền tự do về tôn giáo, tín ngưỡng theo như Điều 20 trong Hiến pháp, do đó có thể tự do hoạt động tôn giáo như truyền đạo, hoạt động thực hiện các lễ nghi… nhưng để được công nhận tư cách pháp nhân phải là “đoàn thể tôn giáo” theo như quy định của Luật pháp nhân tôn giáo. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tôn giáo. Truyền bá tôn giáo là việc tuyên truyền những lý lẽ về sự ra đời, luật lệ của côn giáo. Còn sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo [62;tr.369].
Người Nhật thường gọi tên các giáo phái là tôn giáo mới hoặc hiện tượng tôn giáo mới. Nếu quy chiếu theo khái niệm trên, Thần đạo thuộc nhóm giáo hội còn các tôn giáo mới nở rộ giai đoạn trước và sau Chiến tranh Thế giới thứ hai ở Nhật Bản thuộc nhóm giáo phái. Thực tế, khi nói về quan hệ nhà nước – giáo hội sẽ còn đụng đến nhiều khái niệm khác như tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội tôn giáo, hộiđoàn tôn giáo... Giáo hội là tổ chức phổ biến của các tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo thường không được gọi là giáo hội. Tôn giáo chủ đạo tồn tại ở hai dạng là giáo hội và giáo phái, cho nên cần xét từng tôn giáo cụ thể để có cách gọi tên phù hợp [44;tr104- 126].
Theo quan điểm của tác giả luận án, Giáo hội - khái niệm của cụm từ này xuất xứ từ các nước phương Tây, gắn liền với Kito giáo. Tùy trường hợp cụ thể, theo khu vực khác nhau, mà tên gọi giáo hội hay giáo phái, rất khó phân biệt ranh giới. Giáo hội bao hàm cả giáo phái, trong đó bao gồm cả các tôn giáo mới và những tôn giáo hoạt động theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Không phải tất cả các giáo hội đều được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân để hoạt động do thiếu các điều kiện cấp phép hoặc cố tình tránh giàng buộc pháp lý. Giáo hội phải gồm 4 yếu tố chính giáo lý, giáo luật, giáo lễ, giáo đường, là các tổ chức thực hiện các hoạt động mang tính tôn giáo, tín ngưỡng, hoạt động sự nghiệp về tôn giáo. Hoạt động truyền giáo, tổ chức các sự kiện lễ nghi, tổ chức hoạt động đào tạo giáo hóa cho tín đồ, có cơ sở cúng bái, có cơ cấu cụ thể là các yếu tô tạo nên giáo hội. Giáo hội, trên thực tế bao gồm các tôn phái, giáo đoàn, tu hội, đền thờ, tự viện, nhà thờ, cơ sở mang yếu tố cúng phái... và những đoàn thể tương tự.
Người châu Âu, Bắc Mỹ đứng trên lập trường của giáo hội Công giáo và nhà thờ Tin Lành, thường gọi giáo phái bằng từ “Cult” (sự sùng kính) hoặc “Sect” (giáo phái). Tiêu cực hơn, còn gọi là tôn giáo nguy hiểm, tôn giáo bên lề. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, ở Nhật Bản, cụm từ giáo hội được gọi bằng thuật ngữ “Shin- shukyo” (創創創- tân tôn giáo). Nói cụ thể hơn, thuật ngữ
“Shin-shukyo”, nghĩa là tôn giáo mới này được các học giả phương Tây thay thế cho thuật ngữ
“Cult”. “New Religion” mang hai đặc điểm, hoặc là khởi sinh chưa lâu, hoặc là có sự khác biệt
với các tôn giáo truyền thống, tôn giáo chủ lưu. Như vậy là, giáo hội còn là giáo phái, và ở Nhật Bản, giáo phái thường hướng tới các tổ chức tôn giáo thuộc nhóm tôn giáo mới.
Cách gọi gay gắt hơn, theo Philip Cushman (đại học Antioch (Seattle, Mỹ), “Một giáo phái được coi là một nhóm người riêng biệt, đứng đầu là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ chi phối cuộc sống của những người theo mình và cung cấp cho họ các giải pháp sai cho tất cả mọi vấn đề tâm linh, nhận thức của họ. Giáo phái tuyển thành viên bằng cách thức mờ ám. Sau khi tuyển chọn được thành viên, các giáophái, các nhóm đã tổ chức kiểm soát, giám sát các thành viên mới bằng
phương pháp kiểm tra tâm trí” [69,tr.15]. Tác giả này có đánh giá về giáo phái mang tính chất
giống với tổ chức lừa đảo. Trái lại với ý nghĩa tiêu cực trên thì giáo phái còn là “một chức năng tâm thần tích cực nhằm kiềm chế sự hỗn loạn bên trong để bảo vệ lòng tự trọng và kiếm tìm bản sắc mới… góp phần vào sức khỏe tinh thần, tâm linh và có ý nghĩa trong cuộc sống của thành viên”[69,tr.19].
Các giáo phái tôn giáo ở các quốc gia thường có nguồn gốc nảy sinh do đời sống xã hội đang gặp khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng là văn hóa, lối sống, tâm lý và tôn giáo, đó là một tình huống mở ra một lựa chọn mới trong cuộc sống mỗi người. Trong cuộc khủng hoảng, những thần thoại, nghi lễ, biểu tượng, mục tiêu và tiêu chuẩn cũ không còn phù hợp và thỏa mãn nhu cầu cho các cá nhân hoặc đời sống văn hóa đương đại. Cuộc khủng hoảng như vậy đã tạo ra sự mất phương hướng trong cuộc sống của một số người. Xã hội Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật như vậy. Nhật Bản là một đất nước đa tôn giáo. Theo trang 1 của Niên giám Tôn giáo Nhật Bản năm 2018 do Bộ Giáo dục- Văn hóa- Thể thao- Khoa học và Công nghệ Nhật Bản phát hành, tính tới thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2019, tổng số tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân trên toàn lãnh thổ Nhật Bản là 181.142 tổ chức, trong đó số tổ chức thuộc hệ Thần đạo là 84.803 tổ chức, số tổ chức thuộc hệ Phật giáo là 77.242, số tổ chức thuộc hệ Kito giáo là 4.791, và số tổ chức thuộc các tôn giáo còn lại là 14.306 [56;tr.34]. Bên cạnh những tôn giáo lớn truyền thống, có lịch sử lâu đời như Thần đạo, Phật giáo và Kito giáo còn có hàng trăm các tôn giáo có quy mô nhỏ và thời gian xuất hiện muộn hơn thường được gọi là các tôn giáo mới. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong cơn khủng hoảng thời hậu chiến, bối cảnh này đã trở thành bức tranh cho các giáo phái tôn giáo rộ lên, phát triển mạnh.
Thuộc nhóm các giáo hội, tôn giáo mới (創創創- Tân tôn giáo- Shinshukyo) cũng là cụm từ đáng lưu ý. Xung quanh thuật ngữ này, có nhiều quan điểm khác nhau, xuất phát từ các cách tiếp
cận khác nhau. Theo từ điển Daijirin (創創創, năm 2006, NXB Takarajima, Nhật Bản), tôn giáo mới được định nghĩa: “So với các tôn giáo có sẵn từ trước, tôn giáo mới là những tôn giáo được ra đời trong thời kỳ biến động xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm lẽ sống hay yêu cầu sửa đổi xã hội của người dân. Rất nhiều tôn giáo mới được ra đời bởi một vị giáo chủ có xuất thân làngười thường. Đa số tôn giáo mới ra đời trong thời kỳ cuối Mạc phủ-trong thời kỳ Duy tân
(Minh Trị) và sau Chiến tranh Thế giới thứ hai” [69,tr.31]. Theo từ điển Đại Bách khoa Thế giới
(創創創創創創創, năm 2006, NXB Heibonsha, Nhật Bản), định nghĩa về tôn giáo có chút khác biệt: