Những chính sách trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 53)

Ngày 15 tháng 8 năm 1945 (năm Chiêu Hòa 20), Nhật Bản chấp thuận tuyên bố Potsdam, đầu hàng vô điều kiện. Bộ tổng Tư lệnh quân chiếm đóng (GHQ) đã tiếp quản Nhật Bản dưới sự chỉ huy của quan Tổng Tư lệnh Mac Arthur, thực hiện nguyên tắc khôi phục tự do dân chủ. Kể từ đó, tổng thống Mỹ Roossevelt tuyên bố rõ trong Bộ Ngoại giao quyết định thực thi chính sách chiếm đóng Nhật Bản [105;tr.278]. Ngày 15 tháng 3 năm 1945 (năm Chiêu Hòa thứ 20), “Sắc lệnh Thần đạo” ra đời gây ảnh hưởng quyết định tới chế độ tôn giáo của Nhật Bản sau chiến tranh [105;tr.47], tới giới tôn giáo bằng các văn bản: nhất trí chính sách duy trì địa vị của Thiên hoàng;

phân li nhà nước với giáo hội, sửa đổi hiến pháp và pháp luật Nhật Bản: giao trực tiếp công việc quản lí đất nước thực tế cho các đại biểu được nhân dân bầu chọn; xác lập tự do tôn giáo” [105;tr.52].

Việc thực thi các chính sách trong công cuộc cải cách của quân chiếm đóng đã tạo nên sự thay đổi lớn đối với xã hội Nhật Bản và giới tôn giáo. Việc xác lập chế độ phân ly chính giáo đã tái thiết Nhật Bản trở thành một quốc gia thế tục hóa cận đại. Tự do tôn giáo được đảm bảo đúng nghĩa, xã hội tự do. Nhờ cải cách này, tự do tôn giáo thực chất chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản đã được bảo đảm và khai sinh một không gian tôn giáo tự do rộng khắp trong xã hội. Kết quả ấy đã giải phóng rất nhiều tôn giáo vốn bị trói chặt trong nền văn hóa tiền cận đại. Tự do tôn giáo đã thúc đẩy phong trào vận động tôn giáo mới sau chiến tranh. Tự do tôn giáo càng được đề cao càng tạo cơ hội cho giới tôn giáo kể cả nhóm “tôn giáo bên lề” có cơ hội phát triển và làm những điều trật khỏi nhân gian. Từ đó, tạo điều kiện cho cuộc vận động tôn giáo mới cũng có cơ hội để tham gia xã hội bao gồm cả hoạt động chính trị.

Dưới tác động của cải cách chiếm đóng, xã hội Nhật Bản trở thành xã hội “hiện đại”, “dân chủ”. Cải cách chế độ tôn giáo của quân chiếm đóng cũng tác động tới sự chuyển biến lớn đối với xã hội Nhật Bản và tôn giáo nhiều năm sau này. Cơ cấu nhà nước của cải cách chiếm đóng đã làm đổi thay căn bản thể chế cũ. Hình thức Quốc thể bị xóa bỏ, Thiên hoàng chỉ còn làm “biểu tượng thống nhất quốc dân” [106;tr.51]; giải thể toàn bộ quyền hạn quân sự chính trị. Xác lập tam quyền phân lập quyền lực nhà nước; về “Hiến pháp Nhật Bản quốc”, nhà nước tôn giáo bị thủ tiêu. Lần đầu tiên Nhật Bản xác lập nhà nước pháp trị, nhà nước thế tục [105;tr.36-44]. Chế độ nhà nước kiểu mới đã tạo điều kiện cho người dân tự do bầu cử, tham gia tranh cử vào bộ máy chính quyền và nắm giữ chính quyền. Đây là một sự khác biệt lớn và cũng là cơ sở cho các hoạt động chính trị sau này của các tầng lớp xã hội trong đó có tín đồ tôn giáo.

Xã hội Nhật Bản trong những năm chiếm đóng có thể hiện bằng hai chữ: đoạn tuyệt và tiếp nối. Đoạn tuyệt với tàn tích của thời quân phiệt (Hiến pháp mới, 11/1946, Ba nguyên tắc của GHQ...) và tiếp tục xoa lành các vết thương để giúp Nhật Bản có thể hồi sinh. Đối với người dân thường Nhật Bản, hậu chiến có nghĩa là ký ức về những khu nhà cửa cháy sém và đổ nát, chế độ cung cấp gạo và lương thực bằng tem phiếu, chợ đen hàng lậu, những đứa trẻ bụi đời, người Mĩ phun thuốc DDT để ngăn ngừa dịch tễ...mà những người già không thể nào quên. Do hậu quả của chiến tranh, ở lĩnh vực tôn giáo, số cơ sở thờ tự trên cả nước Nhật Bản bị thiệt hạicụ thể là: hệ Thần đạo đền có 1374 đền (chiếm 1%), hệ Phật giáo có 4609 chùa (chiếm 6%), hệ Thần đạo Giáo phái (創創創創) có 2540 giáo hội (chiếm 15%), hệ Kitô giáo có 446 nhà thờ (chiếm 23%), rất nhiều Đàn gia ( 創 創 ) (là một trong những khái niệm khá đặc trưng của Phật giáo Nhật Bản vốn dung để chỉ gia đình trực thuộc một ngôi chùa nhất định và có nghĩa vụ cúng tiến vật phẩm cho ngôi chùa đó), nhiều tín đồ bị thiệt hại tài sản do hỏa hoạn và buộc phải di tản sang địa phương khác lánh nạn; còn các đền, chùa, giáo hội khác dù vẫn hoạt động được song lại rơi vào tình trạng lạm phát do mất nguồn quỹ đóng góp từ dân. Khi cuộc chiến chính thức kết thúc, giới tăng gia và

Thần chức rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng cũng trong những năm đen tối đó, xã hội Nhật bắt đầu le lói những tia hy vọng của sự hồi sinh [105,tr.18-36].

Chủ nghĩa hòa bình (pacifism) là một nét chính của tâm lý quốc dân Nhật Bản trong những năm sau chiến tranh. Đó là phản ứng mong mỏi của những người đã chứng kiến thảm họa chiến tranh. Hai quả bom nguyên tử cũng để lại những dấu ấn thù ghét chiến tranh trong tâm thức của họ. Người trưởng thành trong thập niên 1950 (Triều đại Chiêu Hòa 2 /Showa 2) đã sống trong một thế giới hoàn toàn khác biệt với thế hệ cha ông (Triều đại Chiêu Hòa 1/Shôwa 1) và ông (Triều Đại Chính/ Taisho, Triều đại Minh Trị/ Meiji) [128,tr.51-98].

Bên cạnh đó, tự do và bình đẳng của quốc dân được bảo đảm; theo đó, chủ quyền quốc gia được minh định và xác lập chủ nghĩa dân chủ chế độ nghị viện; thực hiện chủ nghĩa tự do hóa chủ nghĩa tư bản hóa các hoạt động kinh tế. Giá trị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, nhân quyền được tôn trọng. Chủ nghĩa hòa bình được nhấn mạnh bởi điều khoản trong hiến pháp. Kể từ đó, Nhật Bản được xem là quốc gia tôn trọng sự tôn nghiêm cá nhân và chủ nghĩa dân chủ; đi tiếp con đường một nhà nước hòa bình cống hiến trọn vẹn cho xã hội quốc tế. Ở giới tôn giáo, tự do tôn giáo được ngợi ca không phải từ phương diện lịch sử mà là kết quả phát triển của đa số các cuộc vận động tôn giáo mới [130;tr.145]. Từ trong số đó, sự xuất hiện nhiều đoàn thể lớn tách ra từ các tôn giáo trước đây cũng đã tạo ra không gian xã hội tự do tôn giáo.

Khi xem xét lại cải cách chiếm đóng và xã hội Nhật Bản sau chiến tranh từ thế giới quan tôn giáo học và tôn giáo xã hội học cho thấy Nhật Bản giống như chai rượu mà “bình mới, rượu cũ”. Cơ sở dẫn đến tình trạng hồi quy truyền thống- những thói quen văn hóa cũ mang tư tưởng tế chính nhất trí và tín ngưỡng quốc thểtrước chiến tranh tạm thời biến mất trong giai đoạn cải cách sau chiến tranh thì sau khi chiếm đóng kết thúc, một lần nữa những tư tưởng mang chủ nghĩa dân tộc này lại trồi lên bằng sự ra đời phát triển của phong trào tôn giáo thi nhau tham gia chính trị hay phong trào yêu cầu nhà nước bảo hộ đền Yasukuni, thói quen tham bái đền, những tập tục nghi lễ gắn liền với tôn giáo như Nghi lễ Thần đạo trong Hoàng cung, lễ động thổ...

Bối cảnh đất nước Nhật Bản bị quân đồng minh đi đầu là Mĩ chiếm đóng và tiến hành những chính sách cải cách mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.v.v. trong đó có chính sách tôn giáo như Sắc lệnh tôn giáo, Chỉ lệnh Nhân quyền, sau này được pháp chế hóa trong Hiến pháp Nhật Bản (1947) ở nguyên tắc Chính giáo phân li và Tự do tôn giáo đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của đời sống tôn giáo mới và phong trào tôn giáo thi nhau tái sinh, tham gia chính trị sau chiến tranh. Cải cách chiếm đóng bởi các văn bản chính sách của Mĩ đã khiến cho mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản bị chi phối, làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ này. Nếu như trước chiến tranh, ở Nhật Bản cho thấy tình trạng bất bình đẳng giữa các tôn giáo dù Hiến pháp Minh trị công nhận tự do tôn giáo song thực tế, Thần đạo vẫn được công nhận là quốc giáo, quan hệ nhà nước và tôn giáo chủ đạo là tế chính nhất trí thì sau chiến tranh, mô hình nhà nước chính giáo phân li (thực hiện tách bạch quyền lực chính trị và tôn giáo). Nguyên tắc này xác lập Nhật Bản đi theo mô hình nhà nước thế tục triệt để, nhà nước dân chủ đại nghị công nhận tự do tôn giáo và nguyên tắc chính giáo phân li của Mĩ. Bối cảnh xã hội đặc thù này đã

tạo điều kiện cho tôn giáo sinh sôi nảy nở và có có cơ hội hoạt động tranh cử, điều mà trước chiến tranh chưa từng xảy ra ở nước này.

2.2.3. Nhu cầu mới trong xu thế vận động của đời sống tôn giáo

Sau chiến tranh, cải cách chiếm đóng hình thành khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nông thôn Nhật Bản trở thành pháo lũy của các đảng chính trị trong khi đô thị là nơi dung dưỡng các trào lưu tư tưởng cấp tiến. Cuối thập niên 1950, tình hình kinh tế khởi sắc hơn, vấn nạn thất nghiệp đã hạn chế hơn. Thế nhưng, sự căng thẳng giữa giai cấp chủ và thợ vẫn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn. Nếu như ở nông thôn, người dân chấp nhận sự hiện diện của quân đội chiếm đóng bởi họ ghi nhận những chính sách cải tạo điền địa hữu ích, đem đến một số hiệu quả tốt cho đời sống của nông dân thì trái lại ở thành thị, thường nổi lên những cuộc bàn cãi về thế lực này. Giới thanh niên và trí thức không mặn mà chào đón sự hiện diện của quânđội nước ngoài. Nhiều lớp lãnh đạo, giai cấp thống trị cũ vẫn tiếp tục mưu sinh dù không còn giữ địa vị như trước [128,tr.139- 161].

Sau trận Chiến tranh Thái Bình Dương, các chính đảng cũ đã tìm cách quay trở lại hoạt động, có một số chính đảng mới ra đời. Động thái này mở màn cho một thời kỳ cạnh tranh quyền lực chính trị của chính đảng sau chiến tranh. Rất nhiều đảng chính trị vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như Đảng chính trị Tự do Dân chủ (Jiminto), Đảng Dân Chủ Tự do (Minshuuto), Đảng Công Minh (Komeito). Đảng Cộng Sản Nhật Bản, Đảng Xã hội Nhật Bản... Các đảng thường gắn “dân chủ”, “tự do” vào tên gọi dù đứng ở hai lập trường cánh tả - cánh hữu đối lập nhau. Các chính đảng hướng hoạt động vào việc giúp xã hội phát triển, ổn định sau giai đoạn kinh tế Nhật Bản bị khủng hoảng bởi cuộc chiến. Bên cạnh đó, sự xác lập chủ nghĩa dân chủ chế độ hội nghị, sự khôi phục chính trị chính đảng đã giúp các cá nhân, tổ chức đoàn thể có thể triển khai hoạt động xã hội và hoạt động chính trị theo như nhiệt huyết và niềm tin tôn giáo của mình.

Tháng 9 năm 1951 (năm Chiêu Hòa thứ 26), điều ước Hòa Bình San Francissco ra đời, chiếm đóng kết thúc đồng thời giới tôn giáo Nhật Bản cũng bước sang một kỷ nguyên mới. Thế giới tôn giáo mới tiến hành hệ thống hóa hơn, và sự khác biệt về lập trường chính trị cũng bộc lộ rõ hơn. Việc tham gia chính giới bất ổn sau Hiệp ước Hòa Bình đã có thái độ chính trị rõ ràng hơn và họ đẩy mạnh tham gia chính trị hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự xuất tiến vào Hạ Viện của Komeito, sự kết hợp với chính đảng phe bảo thủ - hệ thống giáo đoàn Liên Tôn Tân và vấn đề bảo hộ quốc gia đền Yasukuni. Sự tiên phong tham chính của Soka Gakkai như ngòi nổ của phong trào tham chính trong giới tôn giáo tại Nhật Bản [55,tr.394-398].

Nhờ tác động của chính sách dân chủ hóa, tự do tôn giáo của cải cách chiếm đóng, những kẻ can thiệp, có hành vi xâm hại các đoàn thể tôn giáo nhà nước và vận động tôn giáo đã không còn tồn tại, đời sống tôn giáo ở Nhật Bản theo đó có sự thay đổi lớn. Giai cấp vốn chịu bất công trong xã hội cũ đã thay đổi được sống cuộc sống tự do, hạnh phúc hơn trong xã hội mới. Trong bối cảnh này, điều đáng chú ý là sự phát triển ồ ạt các tôn giáo quần chúng và sự vận động của giới tôn giáo mới. Sự tham gia vào thế giới chính trị vốn dĩ là điều cấm ở giai đoạn trước và trong chiến tranh thì

trong bối cảnh xã hội sau chiến tranh đã hình thành xu hướng mới ở Nhật Bản: hiện tượng cá nhân từ giới tôn giáo truyền thống và tôn giáo mới can dự vào hoạt động của chính giới; sau đó tự thân các đoàn thể tôn giáo cũng lần lượt tham gia chính trị.

Như vậy, quá trình thế tục hóa đời sống xã hội Nhật Bản đã thúc đẩy tôn giáo mới thực hiện cuộc vận động xã hội, tham gia hoạt động chính trị. Năng lực chính trị của tôn giáo mới có cơ hội phát triển trong xã hội Nhật Bản. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và cách tân kỹ thuật đã diễn ra với tốc độ chóng mặt. Dưới chế độ nhà nước kiểu mới, các cá nhân vốn đánh mất niềm tin gia đình tìm thấy sự che chở bởi tôn giáo mới. Tôn giáo trở thành nơi thay thế gia đình cho nên không đơn giản chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tôn giáo mà còn là nhu cầu về mặt đạo đức, công cộng, xã hội. Tôn giáo mới được xem là nơi bảo trợ các vấn đề giúp con người trên nhiều lĩnh vực trong thời điểm các hình thái cổ xưa ngày một lạc hậu và xã hội đang từng ngày chuyển mình. Lúc này, cuộc vận động tôn giáo mới ở Nhật Bản giúp xóa bỏ rào cản ngăn cách xã hội.

Tóm lại, ba nhân tố chính đã tác động dẫn tới sự ra đời của xu hướng tham gia chính trị của nhiều tôn giáo ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhân tố đầu tiên là sự tác động bởi truyền thống lịch sử tôn giáo gắn liền với chính trị “tế chính nhất trí”- tôn giáo gắn liền với chính trị; tiếp đến là do tác động của những chính sách cải cách mới của chế độ chính trị và chế độ xã hội mà cải cách chiếm đóng mang tới và cuối cùng là do tính thể chế, tự do tôn giáo, đời sống tôn giáo có nhiều biến động đã tạo bệ phóng cho các tôn giáo mới hình thành hoạt động “tham chính” sau chiến tranh.

Tiểu kết chương 2

Có thể khẳng định rằng quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội là vấn đề có lịch sử lâu đời, diễn trình từ “vương quyền và thần quyền hợp nhất” tới tách bạch “quyền lực của nhà nước khỏi giáo hội”. Thành tựu lớn nhất của loài người trong công cuộc chinh phục, cải cách mối quan hệ này được đánh dấu bởi sự khai sinh ra mô hình “nhà nước thế tục”: thực hiện hai nguyên tắc chính – giáo phân li và “tự do tôn giáo”. The dòng chảy chung của quá trình thay đổi trong quan hệ giữa nhà nước và giáo hội trên thế giới, Nhật Bản cũng có lịch sử quan hệ giữa nhà nước có những nét rất chung song cũng rất đặc thù. Trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản hoàn toàn đi theo mô hình “tế chính nhất trí” (vương quyền và thần quyền hợp nhất). Sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản đã khẳng định một mô hình nhà nước thế tục thỏa hiệp, vừa nhấn mạnh mô hình nhà nước chính giáo phân li góp phần cho công tác quản lý đời sống tôn giáo của quốc gia này. Có thể thấy rằng, chính truyền thống

tế chính nhất trí có từ thời cổ đại tại Nhật Bản và việc bị cưỡng chế tiếp nhận mô hình nhà nước thế tục thực thi các chính sách cải cách mới bởi bàn tay của GHQ trong thời gian chiếm đóng cũng như sự vận động vươn lên trong bối cảnh xã hội nhiều khó khăn nhất bởi hậu quả của chiến tranh đã giúp Nhật Bản chuyển mình và phát triển kinh tế xã hội.

Trong bối cảnh chính trị- xã hội đó, tự do tôn giáo được công nhận, chính sách tôn giáo mới và luật pháp nhân tôn giáo mới cũng như sự thay đổi của bối cảnh chính trị- xã hội Nhật Bản sau chiến tranh đã tạo nên những hoạt động mang tính kết hợp xảy ra giữa nhà nước và giáo hội đồng thời đã tạo cơ hội cho các tôn giáo mới thi đua nhau khởi sinh, phát triển, tiến vào con đường nghị trường theo nhiều các khác nhau. Hoạt động chính trị và tôn giáo ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai nói chung và phong trào tôn giáo mới tham chính trở thành tiêu điểm nổi bật tại Nhật Bản. Mối quan hệ này vẫn là đề tài đáng quan tâm, gây tranh cãi không dứt tại Nhật Bản cũng như cộng đồng thế giới cho đến tận hôm nay.

Chương 3

QUAN HỆ CỦA SOKA GAKKAI VỚI NHÀ NƯỚC NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1995

Như đã phân tích ở chương hai, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đời sống chính trị - xã

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w