Chính giáophân li là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt quan hệ giữa

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 100 - 109)

hội ở Nhật Bản sau chiến tranh

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thể chế nhà nước Chính giáo phân li giữ vai trò chủ đạo trong phương diện quản lý đời sống tôn giáo ở Nhật Bản. Chính giáo phân li, tách bạch tôn giáo với nhà nước được đưa vào Hiến pháp, Luật Pháp nhân Tôn giáo và áp dụng trong thực tế. Chính giáo phân li theo Hiến Pháp Nhật Bản quy định không chỉ là "mối quan hệ giữa nhà nước và bản

thân tôn giáo" (khái niệm rộng hoặc chính giáo phân li về mặt chính trị) mà là khái niệm quy

định "mối quan hệ giữa nhà nước và đoàn thể tôn giáo" (khái niệm độc lập hoặc khái niệm chính giáo phân li về mặt pháp luật) [116; tr.154].

Trong lịch sử thống nhất chính giáo đã từng xảy ra hiện tượng nhà nước bị sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của các đoàn thể tôn giáo. Nhà nước yêu cầu tôn giáo chịu sự chi phối và tự tôn giáo

phải có điều kiện phù hợp để ổn định chế độ, cho nên Nhà nước từng đàn áp những tôn giáo như Kito, Phật giáo trong lịch sử Nhật Bản [117 ;tr.167-169]. Kết quả là, hành vi này phá vỡ sự tự do tôn giáo của thần dân. Những đoàn thể tôn giáo từng bị đàn áp đã tìm cách mở rộng giáo nghĩa. Nhà nước,giới cầm quyền của nhà nước từng lợi dụng Thần đạo quốc gia để củng cố phục vụ chế độ quân chủ, cổ xúy Nhật Bản thành một đế quốc cuồng chiến trong lịch sử.

Quy định của chính giáo phân ly được đưa ra để đảm bảo sự tự do tôn giáo, tách biệt tôn giáo với quyền lực nhà nước (mang tính chế độ) để tránh sự lặp lại lịch sử đau thương tượng tự ở Nhật Bản. Có thuyết giải thích nội dung này như là nhân quyền (tự do) độc lập với quyền tự do tôn giáo [117; tr.105-107]; tuy nhiên hầu hết các thuyết đều hiểu nguyên tắc này như một chế độ được thiết lập để quản lý quyền tự do tôn giáo (thuyết đảm bảo chế độ). Nguyên tắc chính giáo phân li là một quy định tôn giáo và tín ngưỡng thuộc cả phạm trù những vấn đề nội tâm cá nhân, vượt trên lập trường chính trị cho nên nhà nước – đại diện cho quyền lực thế tục (bao gồm cả các cơ quan công địa phương) không nên dựa vào quyền lực công để can thiệp vào tôn giáo. Có nghĩa rằng, đây là quy định nhằm thể hiện tính phi tôn giáo hay tính trung lập đối với tôn giáo của nhà nước.

Từ trước đến nay, mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo luôn có đặc thù khác nhau tùy vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội của từng nước. Ở Nhật Bản, từ trong quá khứ, Nhà nước đã chọn Thần đạo Quốc gia (Kokka Shinto) làm quốc giáo và tùy từng thời kỳ mà thứ tín ngưỡng đó được coi trọng hoặc nó gây ra những tác hại nghiêm trọng đến một bộ phận đoàn thể tôn giáo. Vì vậy, khó có thể đảm bảo được quyền tự do tôn giáo dựa theo Hiến pháp cũ (Hiến pháp Nhật Bản trước năm 1946) [106; tr.65-67].

Khi soạn thảo chính sách về tôn giáo cho Hiến pháp, các nhà làm luật đã lo ngại những biểu hiện tiêu cực từng xảy ra trước cho nên quyết định áp dụng chính giáo phân li để đảm bảo sự tự do tôn giáo một cách vô điều kiện ở mức đảm bảo cao hơn. Khác với các nước theo đạo Kito và đạo Hồi, ở Nhật Bản, các tôn giáo phát triển mang tính đa nguyên, nhiều tầng, hợp nhất với nhau. Với bức tranh tôn giáo đa nguyên – hỗn dung như vậy, để thực hiện quyền tự do tôn giáo thì sự đảm bảo tự do tôn giáo một cách vô điều kiện là chưa đủ mà cần thiết lập quy định chính giáo phân li để xóa bỏ mối liên kết giữa nhà nước với toàn bộ tôn giáo.

Xét đến các điểm này, có thể hiểu rằng mục đích Hiến pháp thiết lập quy định chính giáo phân li với mong muốn lý tưởng hóa việc tách biệt hoàn toàn nhà nước với tôn giáo và Nhà nước muốn đảm bảo được tính phi tôn giáo hay tính trung lập về phương diện tôn giáo. Ở mặt chế độ, quy định của nguyên tắc chính giáophân li là nhằm bảo đảm tự do tôn giáo một cách gián tiếp. Vì vậy, nếu cho rằng nên phân li hoàn toàn, tuyệt đối giữa nhà nước và tôn giáo, tổ chức/đoàn thể tôn giáo, hoặc có thể phân li được, hoặc không nên phân li (hoặc không phân li được) nhà nước – tôn giáo thì cân nhắc kỹ cấp độ phân li. Luật pháp phải quy định rõ ràng hơn

mức độ phân li : tức phân li tuyệt đối (phân li hoàn toàn) và phân li tương đối (phân li có giới hạn [106; tr7-10].

Rất ít chính sách luật có áp dụng thuyết phân li tương đối (tức là phân li có giới hạn), mà đa số theo quy định tuyệt đối (phân li hoàn toàn). Chúng ta thường thấy rằng các quy định luật pháp thường rất cứng nhắc. "Tôn giáo không chỉ đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề nội tâm cá nhân giống như tín ngưỡng mà còn bao hàm các hoạt động công tác xã hội. Bởi vậy, khi nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục, phúc lợi, văn hóa...buộc phải có các chính sách ưu đãi cho các tổ chức tôn giáo. Việc thực hiện nguyên tắc phân li triệt để giữa nhà nước và tôn giáo giống như một chế độ quốc gia thì thực tế khó trở thành hiện thực. Nếu thực hiện triệt để chính giáo phân ly, sẽ nảy sinh những tình huống bất hợp lý ở nhiều mặt khác của đời sống xã hội. Quả thật, khó tránh những giới hạn nhất định trong việc phân ly giữa tôn giáo và nhà nước - đối tượng đảm bảo thực hiện phân ly chính giáo. Thật khó có thể đánh giá chính giáo phân ly tương đương với thuyết nhân quyền và đảm bảo tự do tôn giáo. Nhà nước không thể đảm bảo tự do tôn giáo một cách vô điều kiện bởi nếu cho phép hoạt động tự do tôn giáo vô giới hạn, khi đó giữa nhà nước và tôn giáo sẽ phát sinh việc nhà nước bị tôn giáo can thiệp hoặc nhà nước can thiệp vào tôn giáo, dần dần dẫn đến tình trạng nhiều tôn giáo bị chèn ép, quyền tự do tôn giáo bị xâm phạm. Minh chứng điều này thể hiện rõ trong lịch sử thời hậu Minh Trị Duy Tân. Vào năm Minh Trị (1868), chính phủ đã phục hưng Ban Thần đạo, coi Thần đạo là quốc giáo [105; tr.56]. Nhà nước đã tập hợp các loại hình tín ngưỡng Thần đạo, tập hợp tác quan tế của Thần đạo trên cả nước, quy tụ về nhóm trực thuộc quyền quản lý chính phủ mới. Sau đó Nhà nước ban bố lệnh phân ly Thần - Phật để tách Thần đạo đứng độc lập, ưu tiên Thần đạo. Phật giáo là tôn giáo chịu nhiều tổn thất thời kỳ này. Đối với đạo Kitô, chính phủ giữ nguyên chính sách cũ của Mạc Phủ đó là tiếp tục đàn áp đạo này.

Năm Minh Trị thứ 3 (1870), Bộ Giáo vụ đã đưa ra 3 điều Giáo tắc (Điều 1: Tôn kính yêu nước, Điều 2: Thiên lý nhân đạo, Điều 3: Thiên hoàng giữ quyền lựccao nhất). Nhà nước mang tư tưởng chính trị - tôn giáo, lấy việc tôn kính Thiên hoàng và tín ngưỡng Thần đạo làm cơ sở để cai trị dân. Tiếp đó, vào năm Minh Trị thứ 4 (1871), chính phủ đã quy định rằng Thần đạo là tôn giáo của quốc gia, không được phép xem Thần đạo là vấn đề cá nhân của từng gia đình (Tuyên bố Taisei, số 234). Năm Minh Trị thứ 8 (1875), chính phủ đã nghiêm cấm truyền bá Thần đạo song song với Phật giáo. Năm Minh Trị thứ 15 (năm 1882), chính phủ hủy vị trí kiêm nhiệm của các quan chức đạo giáo thuộc Ban Thần đạo, yêu cầu họ không tham gia vào tang lễ (Bộ Nội vụ, điều số 7 và điều số 1), và chính thức ban hành thể chế Thần đạo quốc gia để quốc giáo hóa Thần đạo. Mục đích của chính phủ là biến các đền thờ Thần đạo chuyên tâm phục vụ các nghi thức, nghi lễ [142; tr39-48] .

Tuy nhiên, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, dưới cải cách của quân chiếm đóng và thể chế nhà nước mới, quan hệ giữa Nhà nước – giáo hội thay đổi từ diện mạo cho tới nội dung. Cụ

thể, đó là chính sách chính giáo phân li thể hiện ở ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất liên quan tới mục 2 Điều 20 Hiến pháp quy định nhà nước bị cấm thực hiện các hành vi, tổ chức, tham gia

nghi lễ, sự kiện có tính tôn giáo. Về quy chế đối với hoạt động chính trị mà pháp nhân tôn giáo

được phép thực hiện, nguyên tắc chính giáo phân ly do Hiến pháp quy định là nhằm đảm bảo tự do tôn giáo (quy định trong phần trước của mục 1 Điều 20). Nhà nước và các cơ quan trực thuộc nhà nước không được can thiệp sâu vào hoạt động tôn giáo. Thực tế là, sự vụ xảy ra điển hình liên quan tới vụ tượng đài liệt sĩ và lễ cầu siêu xảy ra ở thành phố Minou vào năm 1982 [84;tr.164]. Đại diện thành phố Minou bị kiện vì liên quan đến vụ đài tưởng niệm liệt sĩ. Lý do bị kiện là vì thành phố này đã sử dụng mảnh đất mua mới để thay thế, di dời đài tưởng niệm cũ đến vị trí mảnh đất đó. Hành động di dời đài tưởng niệm cũ sang địa điểm mới và xây lại (di dời – xây lại) rồi cho Hội Thân tộc thành phố mượn miễn phí mảnh đất mới để dựng đài tưởng niệm có mục đích là di dời cơ sở có các bia mộ tưởng niệm các binh sỹ hi sinh trong chiến tranh trên mảnh đất của nhà nước và xây dựng lại đài tưởng niệm. Khi xử lý vụ kiện, tòa án kết luận rằng đây là hoạt động mang tính thế tục bởi việc làm đó của thành phố Minou không có tính hỗ trợ, hậu thuẫn cho tôn giáo cụ thể nào, cũng như không gây áp lực hay can thiệp đến tôn giáo khác. Vì vậy, không thể kết luận các hành động nói trên của thành phố Minou có liên hệ với tôn giáo. Bên cạnh vụ việc này đó, cũng ở Minou là hoạt động Lễ cầu siêu do Hội Thân tộc thành phố chủ trì,tiến hành tổ chức trước đài tưởng niệm các binh sĩ. Nhiều ý kiến của người dân cho rằng hoạt động này vi phạm nguyên tắc chính giáo phân ly. Mục đích tham dự Lễ cầu siêu là một hoạt động mang tính thế tục bởi nó thực hiện nghi lễ cảm tạ (một nghi lễ xã hội) đối với thân nhân các binh sỹ, tưởng nhớ đến các binh sĩ đã mất của địa phương, cho nên khó có thể kết luận đó là hỗ trợ, hậu thuẫn, thúc đẩy hay can thiệp với tôn giáo nào. Như vậy, vấn đề kiện tụng xoay quanh nội dung thứ nhất của mục 1 Điều 20 này xuất phát từ cách hiểu chưa rõ ràng từ phía người đâm đơn kiện. Các quy định bổ sung cho Điều 20 – Chính giáo phân li bao gồm nội dung:cấm tôn giáo và các đoàn thể tôn giáo dùng công quỹ và các tài sản công cho việc chi trả, sử dụng cho các tổ chức hay đoàn thể tôn giáo hoặc nhằm mục đích duy trì, đảm bảo lợi ích cho các đoàn thể đó (Điều 89 Hiến pháp Nhật Bản mới); cấm đoàn thể tôn giáo mượn cơ sở, thiết bị của nhà nước nhằm mục đích quảng bá cho các hoạt động của đoàn thể tôn giáo bằng các phương tiện thông tin đại chúng; cấm cho vay tiền có lãi suất, cấm nhận tiền hỗ trợ từ chính quyền nhà nước vì mục đích duy trì đoàn thể tôn giáo [115;tr.52-53]. Điều 89 mang tính bổ sung, hoàn thiện về mặt tài chính cho quy định của Điều 20 Hiến pháp hiện đang cấm nhà nước thực hiện các hoạt động tôn giáo hoặc ban đặc quyền cho đoàn thể tôn giáo; và cấm các cơ quan công hỗ trợ về mặt tài chính cho các đoàn thể tôn giáo để đảm bảo tự do tôn giáo. Tuy nhiên, về điều khoản này, thực tế ở Nhật Bản cũng vấp phải những tranh cãi là vi phạm Điều 89 (chính giáo phân li) hay không vi phạm. Ví dụ, trường hợp công trình cải thiện đường quốc lộ đi vào ngôi đền – một công trình nhà nước làm theo yêu cầu của người dân địa phương và chi công quỹ để thanh toán tiền xây

dựng công trình đó. Nếu cho rằng con đường quốc lộ này đang được sử dụng như con đường thông vào cửa ngõ sát ranh giới của đền thờ (pháp nhân tôn giáo) thì đền thờ đó đang nhận lợi ích bởi công trình này và việc chi tiêu công quỹ đã vi phạm Điều 89 Hiến pháp ở điểm tổ chức tôn giáo nhận sự hỗ trợ về tài chính đặc biệt từ nhà nước. Bởi ngôi đền nằm ở cuối con đường được nhà nước tu bổ. Trái lại, nếu hiểu theo nghĩa việc tu bổ con đường bằng công quỹ nhà nước không vì mục đích cho tôn giáo cụ thể nào mà an sinh xã hội, giúp người dân thuận tiện đi lại thì hoạt động này không trái với luật. Một ví dụ thực tế khác là đối với công trình kiến trúc trong tôn giáo: việc chi tiêu công quỹ để bảo tồn duy trì di sản văn hóa cũng nằm ngoài đối tượng của điều luật này trong Hiến pháp. Nói cách khác, mục đích của việc chitiêu công quỹ cho di sản văn hóa mang tính lịch sử là nằm trong mục đích bảo tồn duy trì di sản đó, nếu nó thuộc vào tài sản của tổ chức, đoàn thể tôn giáo thì việc cho rằng mục đích sử dụng cho lợi ích của tổ chức, đoàn thể tôn giáo chạm vào Hiến pháp là không hợp lý. Điều 89 Hiến pháp có nghĩa là cấm hỗ trợ đối với đoàn thể tôn giáo. Vì vậy, quy chuẩn về mức độ chi tiêu công quỹ và sử dụng tài sản công như thế nào là vấn đề đáng để suy ngẫm.

Việc đã ban phát đặc quyền cho đoàn thể tôn giáo dưới các danh nghĩa là bảo vệ di sản văn hóa cũng xảy ra tranh chấp trong thực tiễn. Ví dụ, vụ việc xảy ra tại làng Toowa, cơ quan công của tỉnh Kouchi đã chi số tiền hỗ trợ 300 vạn yên cho việc tu sửa lại điện thờ của điện Hachiman, là một pháp nhân tôn giáo trong làng, đồng thời cũng chi tiền hỗ trợ 300 vạn yên (tương đương trên 600 triệu tiền Việt) cho việc tu sửa điện thờ của đền Ooigawa và xây mới, tôn tạo tòa nhà trực thuộc [84;tr.150]. Vụ kiện yêu cầu xét xử việc chi tiêu công quỹ này có phải là vi phạm phần sau của mục 1 điều 20 và điều 89 Hiến pháp hay không. Về việc này, Tòa án địa phương tỉnh Kouchi cho rằng, việc chi tiêu công quỹ này là “việc chi tiêu để duy trì điện Hachiman và đền thờ Ooigawa, việc chi tiêu công quỹ ở đây đối với người dân là sự hỗ trợ đặc biệt của làng Toowa với đoàn thể tôn giáo cụ thể là điện Hachiman và đền thờ Ooigawa. Hai đền thờ này là đặc biệt và khác biệt với các đoàn thể tôn giáo khác, do đó tòa án đã phán xử rằng việc này vi phạm phần sau của mục 1 Điều 20 và Điều 89 Hiến pháp về nguyên tắc Chính giáo phân li.

Về việc này, làng – một đoàn thể đại diện nhà nước đã chủ trương chi tiêu công quỹ với mục đích bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và mục đích bảo vệ điện thờ của điện Hachiman, điện thờ của đền thờ Ooigawa – những di sản văn hóa hữu hình chứ không phải là những chi tiêu để duy trì hai đền thờ trên như một tổ chức tôn giáo. Ngày chi tiêu công quỹ là 16/4/1993 và 25/5/1993 nhưng cả hai đền thờ này được chỉ định là tài sản văn hóa hữu hình của làng Toowa là vào ngày 30/6/1995 [84;tr.151]. Đối chiếu với thực tế này cho thấy Làng thực ra không hề có mục đích bảo vệ di sản văn hóa, ngược lại việc thực hiện chỉ định là các di sản văn hóa được thực hiện với phương thức để chi tiêu công quỹ cho việc tu sửa đền thờ mà thôi. Việc chi tiêu công quỹ cho đền thờ của làng Toowa được thực hiện sau khi ông trưởng làng lên nhậm chức. Vào năm 1991,

ông cũng đã chi công quỹ là 300 vạn yên cho việc chuẩn bị của “đền thờ Tenjingu”, “đền thờ Kawauchi”, “sửa kiệu,kho chứa kiệu”, “sửa đường vào điện” – những hoạt động liên quan đến đền thờ. Tổng tiền chi là 600 vạn yên [84;tr.151]. Với quá trình và nội dung như thế này, việc Tòa đưa ra phán quyết vi hiến cho vụ việc chi tiêu công quỹ lần này là hợp lý.

Một ví dụ thực tiễn khác liên quan đến việc cho đoàn thể tôn giáo sử dụng cơ sở thiết bị của trường công lập đã diễn ra ngày 28/12/1971 tại Morioka tỉnh Kanagawa là vụ án chùa Motsuu, tòa án Morioka thụ lý vụ việc. Việc sử dụng này không được chấp thuận khi thiết bị trường được mang cho tôn giáo tư nhân mượn. Việc cho những cá nhân cụ thể này sử dụng được xem là việc hỗ trợ với ý nghĩa về tôn giáo trong Điều 89 Hiến pháp (Chính giáo phân li) đang

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w