Giai đoạn SokaGakkai khởi đầu tham chính (1945 1963)

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 73 - 75)

Trong lịch sử Nhật Bản, truyền thống tế chính nhất trí được định hình như một đặc trưng nổi bật thể hiện ở sức mạnh thần quyền và thế quyền tập trung trong tay Thiên hoàng cho dù có thời kỳ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cách khác, nhà nước Nhật đã khai thác sức ảnh hưởng của tôn giáo cho mục đích chính trị của mình về mặt tâm lí và tổ chức đối với mục đích chính trị. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, việc Chính phủ tuyển người cho tổ chức tôn giáo (Thần đạo Quốc gia), chi viện cho chiến tranh là một ví dụ. Hầu hết giáo phái Phật giáo bao gồm cả các trường học của chúng như trường hợp của Nichiren (Nhật Liên tông) đều bị lệ thuộc vào nhà nước Thần Đạo và bị quân đội chính phủ Nhật đưa vào hệ thống tuyên truyền giáo điều chủ nghĩa cực đoan. Chính vị vậy, vị lãnh đạo đầu tiên của Soka Gakkai -Tsuneburo Makiguchi, do công khai tuyên bố chống lại sự đàn áp tôn giáo của chính quyền nên bị bắt tống giam và bị chết trong tù. Bài học kinh nghiệm từ sự vụ trên, các thành viên của tổ chức Soka Gakkai sau Chiến tranh nhận thấy rằng muốn phát triển thuận lợi, cần “có sự bảo vệ” từ phía chính quyền. Do đó, giáo phái bắt đầu chú ý các khóa bầu cử chính trị và khuyến khích thành viên hội ra tranh cử nhằm bảo vệ quyền tự do tôn giáo, bảo vệ quyền lợi và sự an toàn cho các thành viên của tổ chức. Chính bởi lí do này, sự hình thành một tổ chức chính trị, bảo vệ Soka Gakkai được xem là cần thiết.

Với tư cách là một tổ chức tôn giáo, mục tiêu chính ban đầu của Soka Gakkai là tuyên truyền, phổ biến Phật giáo Nhật Liên tông, hoàn thành di nguyện của giáo tổ Nhật Liên: kiến lập “Bản Môn Giới Đàn” – một trong ba Bí pháp của Nhật Liêntông. Tức là, quy y theo Bản tôn của Bản môn, tín đồ theo giáo phái phải hiểu được ý nghĩa của năm chữ “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” khi thụ giới. Về xã hội, mục tiêu của Soka Gakkai là chấn hưng đất nước Nhật Bản, chống khủng bố bạo hành và truyền bá tinh thần từ bi của Phật giáo. Kim chỉ nam cho hành động của tổ chức khẳng định cuộc cách mạng tôn giáo chính là giương cao ngọn cờ “Lập chính an Quốc”.

Bởi những lý do trên, ở giai đoạn thứ nhất, khi đất nước Nhật Bản mới thoát khỏi chiến tranh, tình hình xã hội còn rối ren, bước đầu tiến vào công cuộc tái thiết đất nước. Nếu như trước chiến tranh, nhà nước hà khắc đối với các tôn giáo mới trong đó có trường hợp của giáo chủ Makiguchi và người cộng sự Toda Josei (sau này là chủ tịch thứ hai của Soka Gakkai) – bị kết tội chống đối nhà nước; sau chiến tranh, họ được tự do hoạt động, truyền bá, phát triển tiến tới ổn định tổ chức và hình thành nên hệ thống cho riêng mình. Ngay sau chiến tranh, nỗi đau và sự khủng hoảng niềm tin trong tâm thức của người Nhật là nhân tố giúp cho Soka Gakkai có cơ hội thu nạp tín đồ. Những năm 1950, Nhật Bản bước vào quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa, giới trẻ

Nhật Bản hướng tới các đô thị lớn để có cơ may tìm việc làm. Tận dụng xu hướng nói trên, Soka Gakkai thu hút các đối tượng người lao động bình dân này.

Sau khi tái thiết tổ chức, gia tăng số lượng tín đồ, thiết lập cơ cấu vững chắc hơn trong xã hội, Soka Gakkai - dưới sự chỉ đạo của vị chủ tịch thứ hai, Toda Josei bắt đầu chuẩn bị cho các hoạt động bầu cử thành viên vào hội đồng địa phương. Năm 1954, Josei Toda với tư cách đại diện cho một tổ chức, được nhờ bỏ phiếu bầu trong cuộc bầu cử Thượng viện năm trước đó để giành chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa và bổ nhiệm các ứng viên tiềm năng vào nhiều vị trí. Vào tháng 11 năm 1954, Soka Gakkai xây dựng trụ sở Văn hóa và tiếp tục chuẩn bị cho việc tham chính. Tháng 4 năm 1955, Soka Gakkai tham gia ứng cử lần đầu tiên ở các khu vực địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Toda Josei, Soka Gakkai thành lập một ban chính trị mang tên Komei Seiji Remmei (Liên minh chính trị công minh). Trong các cuộc bầu cử ở địa phương, Soka Gakkai ra sức hỗ trợ và bầu 53 ứng viên vào cơ quan hành chính. Tháng 8 cùng năm, chủ tịch Toda viết “bài luận về chủ đề vương Phật minh hợp” nằm trong cuốn “Đại bạch Liên Hoa Kinh”. Trong tác phẩm này, ông bày tỏ quan điểm lý luận về đường lối chính trị của Soka Gakkai [128;tr.172-173].

Đến tháng 7 năm 1956, Soka Gakkai tiến cử thành viên tham gia ứng cử nghị sĩ quốc hội ở Thượng viện, kết quả giành hai ghế đắc cử nghị sĩ quốc hội và một ghế ở hội đồng địa phương với tổng số phiếu ủng hộ là 1.000.000 phiếu. Tại cuộc tuyển cử toàn quốc vào năm đó, ba ứng viên của Liên minh chính trị công minh (Koseiren) thu được gần một triệu phiếu bầu, vào thẳng Thượng viện của quốc hội. Mặc dù giành được ba chiến thắng ấn tượng trong các cuộc bầu cử nêu, Soka Gakkai cũng bị tai tiếng với một số phương thức vận động bầu cử liều lĩnh, có tới hơn 100 người theo tổ chức Soka Gakkai bị tố giác vi phạm luật bầu cử toàn quốc5 và bị bắt. Ví dụ, vào ngày 27 tháng 6 năm 1957, thành viên Takashi Koizumi của Soka Gakkai bị cảnh sát tỉnh Osaka bắt giữ với tội cáo thực hiện hành động mua chuộc trong cuộc bầu cử phụ của Hạ viện lần thứ ba ở Ủy ban bầu cử tỉnh Osaka. Sau khi Toda qua đời năm 1958, Ikeda Daisaku được bổ nhiệm thay vị trí chủ tịch của Soka Gakkai năm 1960. Đến năm 1959, Soka Gakkai ứng cử thêm 6 người vào Thượng viện và đều thành công [128;tr.178-179].

Thời kỳ những năm thập niên 60, hoạt động chính trị của Soka Gakkai giữ xu hướng tập trung tăng cường hỗ trợ vận động tranh cử với mục tiêu “chính trị” bộc lộ rõ nét hơn. Ngày 27 tháng 11 năm 1961, "Liên minh chính trị công minh” - tiền thân của đảng chính trị Komeito tiếp tục đẩy mạnh hoạt động. Sau một năm, vào tháng 7 năm 1962, 3 uỷ viên hội đồng và 6 ứng cử viên mới được Soka Gakkai chi viện thành công bằng nhiều chiến dịch hỗ trợ tranh cử. Kết quả cho thấy, hội đã giành 9 ghế, nâng tổng số ghế ở Thượng nghị viện lên 15 ghế. Tổ chức chính trị của Soka Gakkai đã vươn cao vị thế thành tổ chức chính trị lớn thứ ba chỉ đứng sau Đảng Dân 5 Đã có thông tin cho rằng những người thực hiện chiến dịch của Soka Gakkai đã tham gia vào việc đến từng nhà vận động cử tri một cách bất hợp pháp. Phương thức của họ dàn trải từ những lý luận hợp logic đến ngược đãi bằng lời nói và lạm dụng thể chất. Nhiều người thậm chí có thái độ đe dọa, nguyền rủa những người không bầu cho các ứng cử viên của Soka Gakkai. Chủ tịch Ikeda đã gián tiếp thừa nhận những sai phạm trong bầu cử trong một bài phát biểu tại cuộc họp hội nghị toàn thể lần thứ 33 của Nichiren Shoshu vào 3/5/1970 [90,tr.119-127].

chủ Tự do và Đảng Xã hội Nhật Bản. Vào thời điểm này, có thể đánh giá rằng đích đến chính trị của Soka Gakkai đã hiện hình, tuy nhiên Liên minh chính trị công minh (Koseiren) chưa được công nhận tư cách của một đảng chính trị. Từ lý do này, hội viên của Soka Gakkai trong Thượng viện quyết định thành lập Komeikai ("Fair Politics Association" – Hội Công Minh) làm nền tảng, nhằm thương lượng với các đảng chính trị khác trong quốc hội [128;tr.179]. Thời kì này, các thành viên củaSoka Gakkai nghiêng về ủng hộ hoạt động chính trị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Đây là giai đoạn Soka Gakkai đạt được thành công trong việc đưa hội viên vào Thượng viện nhưng chưa tiến vào được Hạ viện; quy mô tổ chức chính trị đang đòi hỏi thành lập một đảng chính trị thường trực [87;tr.215]

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w